Trung Quốc kéo giàn khoan 981 xuống Trường Sa?
Đề phòng khả năng này, Philippines đã chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau, tag gồm cả khả năng xung đột với Trung Quốc.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hãn ngăn cản tàu thực thi pháp luật Việt Nam kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Tờ Inquirer ngày 21/7 đăng bài phân tích của Chito Sta. Romana viết sau khi quyết định đương đầu với Trung Quốc và bảo vệ lợi ích quốc gia, Tổng thống Philippines Aquino và chính phủ của ông đang phải đối mặt với thách thức ngày một khó khăn hơn, làm thế nào để đối phó với thủ đoạn phản ứng ngược từ phía Trung Quốc.
Sau khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012 và đàm phán song phương không thể giải quyết vấn đề, Manila cuối cùng đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khởi kiện “đường lưỡi bò” và các hành vi hung hăng, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông.
Tuy nhiên Trung Quốc đã hiểu sai động thái này như một hành động không thân thiện, một thách thức đối với yêu sách chủ quyền (phi lý) của họ ở Biển Đông. Với ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo, dường như Trung Quốc cảm nhận thấy dó là một sự xúc phạm hoặc chí ít là làm mất mặt Bắc Kinh.
Cộng đồng quốc tế đã chứng kiến những chiêu phản đòn của Trung Quốc trong năm qua, đầu tiên Trung Quốc đang tìm cách phong tỏa, chặn đường tiếp viện của Philippines cho 1 tiểu đội thủy quân lục chiến đang chốt giữ ngoài bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).
Thậm chí càng về sau mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi người Trung Quốc bắt đầu công việc khai hoang bất hợp pháp để biến đổi một số bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, một thủ đoạn để khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải (phi pháp), làm suy yếu quá trình tố tụng.
Video đang HOT
Trong trường hợp này có thể hiểu rằng Trung Quốc hoàn toàn có thể mở rộng công việc cải tạo bất hợp pháp trên bãi cạn Scarborough, thậm chí là kéo giàn khoan 981 ra khu vực bãi Cỏ Rong khi họ đã từng làm điều này trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Chính quyền Tổng thống Aquino đã chuẩn bị cho những khả năng khác nhau, bao gồm cả khả năng xung đột với Trung Quốc. Nhưng nếu xem xét cẩn thận chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể thấy Manila và Bắc Kinh không chỉ đang phải đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang, mà thậm chí còn là một cuộc chiến tranh lớn hơn.
Giàn khoan Hải Dương-981 là một phương tiện và thủ đoạn nguy hiểm để Trung Quốc hiện thực hóa “đường lưỡi bò”.
Lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình đang hình dung ra một “giấc mơ Trung Hoa”. Để đạt được mục tiêu này Trung Quốc cần có môi trường quốc tế hòa bình và ổn định và một cuộc chiến tranh sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế của họ.
Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc lại hành xử theo cách gây ra bao nghi ngờ và sợ hãi trong khu vực về ý định lâu dài của họ. Hành vi của Trung Quốc bị thúc đẩy bởi quan điểm “lợi ích cốt lõi và chủ quyền quốc gia Trung Quốc ở Biển Đông đang bị thách thức”. Nó kích thích sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc đang tìm cách vượt qua “một thế kỷ bị sỉ nhục”.
Trong ngắn hạn, các hành vi của Trung Quốc đang được thực hiện bởi nhu cầu chính trị và kinh tế của họ. Ông Tập Cận Bình đang củng cố vị trí của mình và không thể đủ khả năng được xem như một nhà lãnh đạo có thể quản lý tốt các vấn đề đối nội.
Nhưng sự thay đổi cán cân quyền lực đang diễn ra ở Châu Á giữa Trung Quốc và Mỹ là những gì có thể làm phức tạp thêm tình hình, kết quả là một cuộc cạnh tranh chiến lược tăng cường giữa một cường quốc đang lên và một quyền lực thống trị.
Lo sợ trước hành vi hung hăng của Trung Quốc, Philippines đã tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Philippines cần được chuẩn bị cho một giai đoạn khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc trong khi chờ đợi phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và phải đối phó với những đòn phản ứng Trung Quốc.
Ngay cả khi một chiến thắng pháp lý thuộc về Philippines, Manila cũng phải được chuẩn bị đương đầu với một giai đoạn khó khăn hơn. Cuối cùng, thách thức đối với Tổng thống Aquino là việc giữ gìn lợi ích quốc gia lâu dài và đảm bảo rằng “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình sẽ không trở thành một “cơn ác mộng” của Philippines.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hai tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào nhau gần giàn khoan
Ngày 29/5, tàu Trung Quốc phun nước gây hư hỏng một số thiết bị trên 1 tàu Kiểm ngư Việt Nam... Trong một diễn tiến khác, hai tàu Trung Quốc chạy song song gần giàn khoan và phun nước vào nhau, chưa rõ mục đích cụ thể.
Theo thông tin mới nhất từ Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), Trung Quốc đã giảm số lượng tàu quân sự và tàu hải cảnh tại khu vực giàn khoan trái phép. Hôm nay, 29/5, Trung Quốc duy trì 122 tàu, gồm 41 tàu hải cảnh, 16 tàu kéo,14 tàu vận tải, 4 tàu quân sự, 47 tàu cá. Ngoài ra, có 1 máy bay trinh sát bay 2 vòng quanh khu vực giàn khoan.
Chưa xác định được 'thiết bị lạ' ở vòi rồng của tàu Trung Quốc
Cục Kiểm ngư cho biết, tàu Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm 7-9 tàu/nhóm để ngăn cản tàu Kiểm ngư Việt Nam trong quá trình tiến gần giàn khoan ở khoảng cách 7-8 hải lý, đẩy phạm vi hoạt động của tàu Kiểm ngư ra 10-12 hải lý.
Trong khi đó, nhóm tàu cá Trung Quốc gồm 40-45 tàu tiến hành cản trở tàu cá Việt Nam ngay trong phạm vi cách giàn khoan 30-35 hải lý.
Điều đáng nói là lực lượng Kiểm ngư đã phát hiện trên vị trí súng phun nước của tàu hải cảnh 31101 của Trung Quốc có lắp thêm đường ống và vòi màu đen. Ngoài ra, có hiện tượng hai tàu Trung Quốc (trong đó có tàu hải cảnh) chạy song song gần giàn khoan và phun nước vào nhau. Hiện phía Việt Nam chưa xác định được mục đích "hành động lạ" này.
Trung Quốc thả lưới, vật dụng cản trở tàu Kiểm ngư Việt Nam
Cục Kiểm ngư cho biết, trong ngày 29/5, phía Việt Nam vẫn duy trì các lực lượng và các hoạt động đấu tranh, tiếp tục tiếp cận giàn khoan thực hiện công tác tuyên truyền.
Trong quá trình tiếp cận giàn khoan, tàu Kiểm ngư đã bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt. Tàu hải cảnh Trung Quốc đã phun nước gây hư hỏng một số thiết bị trên tàu.
Cụ thể, Trung Quốc vẫn dùng 3-4 tàu vây ép, sẵn sàng đâm va dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc còn dùng tàu cá bám sát tàu Kiểm ngư Việt Nam nhằm thả lưới và các vật dụng khác gây cản trở cho tàu kiểm ngư. Đồng thời, việc họ cho tàu cá đi sát tàu kiểm ngư Việt Nam nhằm tạo ra những cú đâm va để vu cáo với quốc tế rằng tàu kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc.
Đến 15h cùng ngày, tàu cá của ngư dân Đà Nẵng có số hiệu ĐNa-90152-TS bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm đã được kéo về bờ và đang được sửa chữa khắc phục tại đảo Lý Sơn. Cục Kiểm ngư và các lực lượng khác đã đến thăm hỏi và động viên ngư dân.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Hoàng Sa nơi đầu sóng Kỳ 2: Cuộc tấn công bằng 'bom' nước Tôi được xếp nằm tại phòng Vô tuyến điện của tàu KN-767, trên đài lái. Thò cổ ra ngoài cửa sổ mạn trái là biển xanh ngằn ngặt, bước chân khỏi cửa là khu vực làm việc của kíp lái, suốt ngày đêm ọ ẹ tiếng bộ đàm Icom sóng ngắn của các tàu trong biên đội và cả tiếng Trung Quốc xủng...