Trung Quốc hủy dự án hạt nhân 6 tỷ đô vì dân phản đối
Trung Quốc đã các kế hoạch xây dựng một nhà máy xử lý uranium ở tỉnh Quảng Đông sau khi hàng trăm nghìn người xuống đường biểu tình phản đối dự án.
Người biểu tình phản đối nhà máy hạt nhân trước cửa một tòa nhà chính quyền địa phương ở Giang Môn, tỉnh Quảng Đông.
Dự án trị giá 37 tỷ nhân dân tệ (6 tỷ USD), dự kiến nằm gần thành phố Giang Môn thuộc tỉnh Quảng Đông, có thể cung cấp đủ nhiên liệu cho khoảng một nửa nhu cầu điện hạt nhân của Trung Quốc.
Đây được xem là một phần nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào than đá và đẩy mạnh sử dụng năng lượng sạch.
Cuộc biểu tình đã được tổ chức trên mạng và được gọi là “cuộc tản bộ vô hại”. Tuy nhiên, sự kiện đã thu hút gần 1.000 đổ xuống các đường phố ở Giang Môn, nằm cách Hồng Kông chỉ khoảng 100km.
Đối mặt với các cảnh sát đội mũ bảo hiểm, những người biểu tình đã hô các khẩu hiệu và giương cao các biểu ngữ phản đối hạt nhân.
Video đang HOT
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi chính quyền địa phương đề nghị công chúng đóng góp ý kiến cho dự án trong thời gian tham khảo kéo dài 10 ngay sau khi một báo cáo đánh giá mức độ rủi ro về dự án được công bố hôm 4/7.
Những người biểu tình nói rằng chính quyền không dành đủ thời gian để thảo luận về các ưu và nhược điểm của một dự án lớn như vậy.
Trong vòng 24 giờ sau khi diễn ra cuộc biểu tình trên đường phố, chính quyền địa phương đã đăng tải một tuyên bố trên mạng thông báo hủy dự án.
“Chính quyền địa phương quyết định tôn trọng ý kiến của người dân và sẽ không xem xét dự án hạt nhân Long Doan”, tuyên bố viết.
Tuy nhiên, một số người biểu tình lo ngại rằng dự án hạt nhân có thể bị chỉ hoãn tạm thời, chứ không phải bị hủy hoàn toàn.
Các lo ngại về môi trường ngày càng trở thành mối quan tâm của công chúng và đây cũng là nguyên nhân khiến một dự án nhà máy hóa chất tại thành phố duyên hải Hạ Môn bị hủy năm 2007 và một dự án tương tự tại Đại Liên bị hủy năm 2011.
Hồi đầu năm nay, một quan chức cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng những lo ngại về môi trường đã vượt qua các tranh cãi về đất đai để trở thành nguyên nhân chính gây bất ổn xã hội tại Trung Quốc.
Theo Dantri
Trung Quốc cấm đánh bắt ngoài khơi bờ đông Triều Tiên
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm các tàu nước này đánh bắt ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông của Triều Tiên do một tranh cãi liên quan tới việc cung cấp nhiên liệu, căng thẳng mới nhất trong mối quan hệ giữa 2 đồng minh thân cận.
Các tàu cá Trung Quốc tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.
Triều Tiên hồi tháng trước đã quy định rằng các tàu Trung Quốc hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Triều Tiên phải mua nhiên liệu từ các nhà cung cấp nước này thay vì tự mua như trước đây, chính phủ Trung Quốc cho biết hôm 8/7.
"Các chủ tàu cá và các công ty của chúng tôi tin rằng quyết định trên của Triều Tiên sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn và các hoạt động đánh bắt thông thường, gây ra những mối nguy hiểm và các rủi ro", chính phủ Trung Quốc cho biết trên trên trang web chính thức, trích dẫn thông tin từ Bộ nông nghiệp.
Vùng biển ở phía đông Triều Tiên cũng đặc biệt mạo hiểm do "tình hình phức tạp, dễ thay đổi trên bán đảo Triều Tiên" và nằm gần Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Nhiều trong số các tàu cá của chúng ta hoạt động ở vùng biển của Triều Tiên và nếu các tàu này không được quản lý và tổ chức tốt thì các căng thẳng ngoại giao rất dễ xảy ra", chính phủ Trung Quốc nói thêm.
Tuyên bố trên không đề cập tới các tàu của Trung Quốc hoạt động gần bờ biển phía đông của Triều Tiên.
Hồi tháng 5, Triều Tiên đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc tại vùng biển ngoài khơi bờ đông, khiến Bắc Kinh nổi giận. Con tàu đã được thả sau nửa tháng nhờ có sự can thiệp của Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Triều Tiên và Trung Quốc dù Bắc Kinh là bên hỗ trợ chính trị và kinh tế quan trọng nhất của Bình Nhưỡng.
Một số ngân hàng Trung Quốc đã đóng băng giao dịch với ngân hàng ngoại hối chính của Triều Tiên trong bối cảnh Bắc Kinh giận dữ về việc Bình Nhưỡng tiếp tục đẩy mạnh các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc.
Theo Dantri
Tàu chiến cận duyên Mỹ USS Freedom tập trận với Malaysia Hải quân Mỹ và Malaysia hôm qua 23/6 đã kết thúc 10 ngày tập trận thường niên CARAT 2013 ngoài khơi Malaysia, đặc biệt có sự tham gia của chiếc USS Freedom, thuộc lớp tàu cận chiến duyên hải LCS hiện đại nhất của Mỹ vừa được phái đến khu vực. USS Freedom Đây là chiếc tàu đầu tiên trong số 4 chiếc...