Trung Quốc: Huy động mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã huy động mọi nguồn lực để ứng phó khẩn cấp trong bối cảnh tác động của siêu bão Yagi vẫn tiếp diễn.
Cây bị gãy đổ do siêu bão Yagi ở thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 7/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 7/9, Ban chỉ huy Phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia Trung Quốc đã “kích hoạt” biện pháp ứng phó khẩn cấp cấp 4 đối với lũ lụt ở Vân Nam (Yunnan) và cử một nhóm công tác đến tỉnh này để hướng dẫn và hỗ trợ.
Cùng ngày, các ban chỉ huy và Bộ quản lý tình trạng khẩn cấp (MEM) đã phối hợp với Bộ Tài nguyên nước cùng các cơ quan chính phủ khác để cùng chỉ đạo về việc sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hỏng và đảm bảo cung cấp viện trợ cho người dân bị ảnh hưởng. Nhà chức trách cũng kêu gọi chính quyền địa phương nỗ lực sơ tán và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng, cũng như chuẩn bị triển khai các hoạt động cứu hộ.
Video đang HOT
MEM đã nhấn mạnh nhu cầu ngăn ngừa thảm họa thứ cấp, cải thiện dự báo lượng mưa và cảnh báo sớm, đồng thời tăng cường thông tin để kịp thời giải quyết mối lo ngại của người dân.
Lực lượng chức năng dọn cây bị gãy đổ do siêu bão Yagi ở huyện Từ Văn, Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày 7/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc đã thông báo phân bổ 200 triệu Nhân dân tệ (khoảng 28 triệu USD) từ ngân sách trung ương để hỗ trợ các nỗ lực khắc phục hậu quả siêu bão Yagi. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để khẩn trương sửa chữa cơ sở hạ tầng bị hư hại, đồng thời tạo điều kiện khôi phục nhanh chóng điều kiện sống và làm việc bình thường của người dân.
Siêu bão Yagi, cơn bão thứ 11 trong năm nay, đã hai lần đổ bộ vào Trung Quốc trong ngày 6/9, đầu tiên là tỉnh đảo Hải Nam (Hainan) và sau đó là tỉnh Quảng Đông (Guangdong). Siêu bão Yagi đã làm 4 người thiệt mạng và 95 người bị thương ở Trung Quốc, đồng thời gây mất điện, gián đoạn thông tin liên lạc ở các tỉnh Hải Nam và Quảng Đông.
Trung Quốc: Siêu bão Yagi đổ bộ lần thứ hai, gần 1 triệu người di dời
Theo Cơ quan Khí tượng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vào khoảng 22h20 tối 6/9, siêu bão Yagi đã đổ bộ lần thứ hai vào huyện Từ Văn, thành phố Trạm Giang của tỉnh này.
Gió lớn khi bão Yagi đổ bộ, tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 6/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, khoảng 16h20 chiều cùng ngày, siêu bão đổ bộ thị trấn Ông Điền, thành phố Văn Xương, tỉnh đảo Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, với sức gió lên tới hơn 234 km/giờ.
Tính đến trưa 6/9, hơn 574.511 cư dân ở Quảng Đông phải di dời tránh bão, trong đó có 407.064 người ở Trạm Giang, nơi cơn bão đổ bộ lần thứ hai. Tất cả 84.873 tàu đánh cá đã tìm nơi trú ẩn trong các cảng.
Tính đến 14h30 ngày 6/9, chính quyền Quảng Đông đã đình chỉ 72 trong số 94 tuyến đường thủy chở khách tại tỉnh này. 141 đôi tàu hỏa cao tốc cũng đã phải ngừng hoạt động. Các trường học tại 10 thành phố trên toàn tỉnh cũng tạm thời đóng cửa.
Trước đó, tỉnh đảo Hải Nam đã di dời 419.367 cư dân đề phòng siêu bão. 89 điểm du lịch đã tạm ngừng hoạt động để phòng tránh bão; giao thông đường bộ, cầu và đường hầm cũng đã tạm thời đóng cửa tại nhiều thành phố.
Chính quyền thành phố Hải Khẩu của tỉnh Hải Nam cho biết siêu bão khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.
Theo thông tin cập nhật, lúc 7 giờ sáng 7/9, vị trí tâm bão Yagi (bão số 3 theo tên gọi của Việt Nam) ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Quảng Ninh-Thái Bình của Việt Nam khoảng 150 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166 km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/giờ.
Siêu bão Yagi đổ bộ miền Nam Trung Quốc, giới chức gia hạn cảnh báo cao nhất Ngày 6/9, miền Nam Trung Quốc đã hứng chịu những cơn gió mạnh và mưa lớn do siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền trong 10 năm qua. Vùng biển gần thị trấn Puqian thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã Theo Tân Hoa xã, Trung tâm Khí tượng...