Trung Quốc hụt hơi trong cuộc đua không gian với Mỹ
Trung Quốc mạnh tay đầu tư cho các chương trình không gian vũ trụ những năm gần đây, song họ vẫn còn một khoảng cách xa so với Mỹ.
Tham vọng không gian Trung Quốc bắt đầu gây được chú ý sau khi nước này tuần qua đưa thành công ba phi hành gia vào quỹ đạo để hoàn thành công việc trên trạm vũ trụ đầu tiên của họ. Nó đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc đua không gian giữa Trung Quốc với đối thủ Mỹ, song giới phân tích cho rằng nếu muốn bắt kịp Washington, Bắc Kinh vẫn còn cả chặng đường dài phải đi.
Tàu vũ trụ Thần Châu chở ba phi hành gia Trung Quốc cất cánh hôm 17/6 từ Trung tâm phóng Vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi. Họ sẽ dành ba tháng trên module Thiên Hà, dài 16,6 m, rộng 4,2 m, là phần đầu tiên của trạm vũ trụ Thiên Cung trong giai đoạn đầu xây dựng ở quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Ba phi hành gia Trung Quốc giơ tay chào trước khi lên tàu Thần Châu để tới trạm vũ trụ Thiên Cung ngày 17/6. Ảnh: AFP.
Đây là chuyến bay vào vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên được Trung Quốc thực hiện trong gần 5 năm qua và là bước phát triển mới nhất trong một chương trình không gian đang không ngừng tạo ra những tiến bộ nhanh chóng, biến Bắc Kinh thành một đối thủ đáng gờm trong cuộc đua không gian.
Trung Quốc đang rút ngắn khoảng cách với Mỹ, nước đã đưa phi hành gia vào quỹ đạo lần đầu tiên vào năm ngoái kể từ khi NASA cho nghỉ hưu toàn bộ phi đội tàu con thoi hồi năm 2011. Điều này khiến Mỹ phải phụ thuộc vào cơ quan vũ trụ Nga để đưa phi hành gia của mình lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Nhiệm vụ của các phi hành gia là thử nghiệm các thiết bị và công nghệ không chỉ mới mẻ đối với chương trình không gian của Trung Quốc mà còn với cả thế giới. Một số trong đó, động cơ ion cung cấp năng lượng cho module, chưa từng được sử dụng cho các chuyến bay chở phi hành đoàn trước đây.
Nền tảng cơ bản cho tham vọng chinh phục không gian của Trung Quốc là loạt tên lửa đẩy Trường Chinh và các tên lửa khác. Chúng được dùng để đưa một tàu thăm dò lên “phần tối” Mặt Trăng trong cuộc hạ cánh lịch sử năm 2019, đưa tàu thăm dò lên Sao Hỏa hồi năm ngoái và cho trạm vũ trụ mới.
Những tên lửa này còn được sử dụng để đưa gần như tất cả vệ tinh hiện có của Trung Quốc lên quỹ đạo.
Tổng cộng, Bắc Kinh đã thực hiện 340 vụ phóng lên vũ trụ tính đến năm 2020 và trong thập kỷ qua, các bệ phóng của họ trở nên bận rộn bậc nhất thế giới. Năm ngoái, Trung Quốc triển khai 39 vụ phóng, so với 44 vụ của Mỹ.
Nửa cuối năm nay, hơn 40 vụ phóng khác được lên kế hoạch thực hiện, đánh dấu một kỷ lục đối với Trung Quốc, theo Sách Xanh 2020 về Hoạt động Khoa học Công nghệ và Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Chúng sẽ bao gồm các vụ phóng đưa tàu chở hàng thứ hai lên trạm vũ trụ vào tháng 9 và một tàu vũ trụ chở phi hành đoàn khác vào tháng 10. Một loại tên lửa tải trọng hạng trung mới, Trường Chinh 6A, dự kiến cũng ra mắt trong năm 2021.
Tất cả những bước phát triển đó giúp Trung Quốc vươn lên đáng kể trong cuộc đua không gian với Mỹ. Quan chức cấp cao NASA Bill Nelson tại một phiên điều trần của quốc hội Mỹ hồi tháng trước đã nêu lên những quan ngại về chương trình không gian Trung Quốc.
“Họ sẽ đưa người lên Mặt Trăng. Điều này nên là lời nhắc nhở chúng ta đã đến lúc phải rũ bỏ lớp bụi phủ và khiến hệ thống đưa người lên không gian của ta hoạt động mạnh mẽ trở lại”, ông nói, nhắc đến kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030 mà Bắc Kinh đặt ra.
Tuy nhiên hiện tại, tham vọng đó vẫn nằm ngoài tầm với Trung Quốc. Tên lửa mạnh nhất họ sở hữu, Trường Chinh 5, chỉ mang được tải trọng tối đa 25 tấn vào quỹ đạo thấp của Trái Đất.
Trường Chinh 5 có thể sánh ngang với các tên lửa của châu Âu hay Nga nhưng chưa thể theo kịp mẫu tên lửa Falcon Heavy Mỹ với tải trọng đến 63,8 tấn.
Hai tên lửa siêu tải trọng dùng trong sứ mệnh Mặt Trăng và các nhiệm vụ không gian quan trọng khác mới đang được Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc phát triển.
Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trong một báo cáo hồi tháng trước đánh giá Trung Quốc thực tế vẫn đi sau các cường quốc không gian khác.
“Dù Trung Quốc đã có những bước tiến lớn về không gian, năng lực phóng tổng thể và tải trọng tên lửa của họ vẫn tụt hậu so với những cường quốc vũ trụ lâu đời hơn như Mỹ”, báo cáo cho hay.
Trung Quốc cũng tụt hậu so với Mỹ về vệ tinh. Họ đang vận hành 13,6% vệ tinh trên quỹ đạo, tính đến tháng 3 năm 2020, tương đương 363 chiếc. Con số này lớn hơn gấp đôi số vệ tinh của Nga nhưng chưa là gì so với Mỹ, quốc gia sở hữu 1/2 số vệ tinh đang quay trên quỹ đạo Trái Đất.
Tổng cộng, Mỹ đã phóng 916 tàu vũ trụ, bao gồm cả tàu đưa vệ tinh lên không gian, trong năm ngoái, so với con số 85 của Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã đầu tư rất mạnh tay vào chương trình không gian và họ hiện là nước chi nhiều thứ hai thế giới cho tham vọng này, nhưng vẫn bị Mỹ bỏ xa. Ngân sách không gian của Trung Quốc là 5,8 tỷ USD năm 2018, trong khi của Mỹ là 40,1 tỷ USD, theo báo cáo từ CSIS.
Bình luận viên quân sự Hong Kong Tống Trung Bình cho rằng khoảng cách giữa Washington và Bắc Kinh vẫn rất đáng kể và dù Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ nhanh chóng, họ vẫn có thể mất nhiều năm nữa mới bắt kịp Mỹ.
“Đây là một phần trong cuộc cạnh tranh chiến lược tổng thể giữa họ”, Tống nói. “Nhưng mối đe dọa từ Trung Quốc trong không gian thực sự chỉ mang tính lý thuyết hơn là thực tế”.
Bầu trời Bắc Kinh chuyển vàng
Bầu trời Bắc Kinh chuyển vàng và ô nhiễm không khí lên mức nghiêm trọng khi đám bụi cát khổng lồ bị gió mạnh phía bắc cuốn vào thủ đô.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Bắc Kinh tăng lên 324 lúc 16h hôm nay (17h giờ Hà Nội), chủ yếu do lượng cát và bụi lớn, chính quyền thành phố cho biết.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào buổi tối, với AQI tại một số khu vực trong thành phố vượt 1.300, theo ứng dụng IQAir của Thụy Sĩ.
Bầu trời thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc chuyển sang màu vàng vì bụi cát chiều tối nay. Ảnh: Reuters .
Lượng bụi cát này có nguồn gốc từ khu vực Nội Mông, Trung Quốc và nước Mông Cổ, bị gió lớn thổi tới Bắc Kinh. Gió lớn dự kiến tiếp tục đưa các chất ô nhiễm này đến miền trung và miền đông Trung Quốc ngày 16/4, Cục Khí tượng Trung Quốc cho hay.
Lượng cát trong không khí hôm nay ít hơn trong hai trận bão cát ở miền bắc Trung Quốc tháng trước, nhưng tốc độ gió lớn hơn, khiến bụi di chuyển nhanh hơn và xa hơn.
"Tôi cảm thấy không ổn chút nào. Năm nay chúng tôi đã trải qua vài trận bão cát", Gary Zi, một cư dân Bắc Kinh 48 tuổi làm việc trong lĩnh vực tài chính, cho biết. "Chất lượng không khí kém hơn nhiều so với những năm trước. Đến thở cũng khó khăn hơn, cát thì rơi vào mắt, mũi".
Trung Quốc nói bão cát hàng năm xuất phát từ sa mạc Gobi của Mông Cổ. Các đại biểu tỉnh Cam Túc tháng trước nói với quốc hội rằng hơn một nửa bão cát ở Trung Quốc mỗi năm xuất phát từ nước ngoài, chủ yếu từ phía nam Mông Cổ.
Bắc Kinh đã trồng hàng triệu cây xanh để ngăn bão cát, một phần của dự án được gọi là "Vạn Lý Trường Thành".
"Tôi cảm thấy tất cả là do biến đổi khí hậu", Xie, một người dân Bắc Kinh khác nói khi lau bụi trên chiếc xe máy của mình gần Trung tâm Thương mại Thế giới Trung Quốc. "Chúng tôi không thể làm gì nhiều với tình hình này".
Bụi cát khiến bầu trời ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc mờ mịt trong ngày 15/4. Video: AFP .
Thủ đô Trung Quốc và các khu vực xung quanh phải hứng chịu mức độ ô nhiễm tương đối cao thời gian qua. Thành phố cũng chìm trong sương mù khi lễ khai mạc kỳ họp quốc hội bắt đầu tháng trước. Trong dịp Tết Nguyên đán, chính quyền Bắc Kinh cũng phát cảnh báo vàng về ô nhiễm không khí nặng.
Trung - Hàn đấu khẩu về nguồn gốc bão cát Truyền thông Hàn Quốc cho rằng bão cát tràn qua nước này xuất phát từ Trung Quốc, làm dấy lên chỉ trích từ mạng xã hội và giới chức Trung Quốc. Bầu trời Bắc Kinh hôm 16/3 trở lại trong xanh sau một ngày thủ đô Trung Quốc hứng chịu trận bão cát lớn nhất thập kỷ. Nhưng một cơn bão mới đang...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lộ diện 'quái thú' đổ bộ ZTD-05 gắn HJ-10: Đột phá công nghệ chống tăng mới

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn

Động đất tại Myanmar: Hoàn tất 80% công tác dọn dẹp tại vùng tâm chấn

Israel tạm đóng cửa sân bay quốc tế sau vụ phóng tên lửa từ Yemen

Thành phố cảng Port Sudan bị máy bay không người lái tấn công

Tổng thống Putin bình luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào sân bay quốc tế Israel khiến 8 người bị thương

Israel nói Qatar 'chơi trò 2 mặt' khi trung gian đàm phán, Qatar phản ứng gắt

Tỉ phú Warren Buffett bất ngờ tuyên bố sắp nghỉ hưu, đã chọn người kế nhiệm

Biển Đông giữa chuỗi sóng ngầm căng thẳng mới
Có thể bạn quan tâm

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Nhiều nhân chứng hiện trường lên tiếng
Pháp luật
11:52:38 05/05/2025
Justin Bieber sĩ diện, thuê vệ sĩ gấp n lần số tiền kiếm được, vợ thành trụ cột?
Sao âu mỹ
11:41:03 05/05/2025
SUV 'siêu to khổng lồ', công suất 501 mã lực, sang chảnh như Mercedes-Maybach GLS 600, giá hơn 1,1 tỷ đồng
Ôtô
11:32:33 05/05/2025
Bài tập tiếng Việt của học sinh tiểu học hỏi về một loại bánh chứa vần "et" và "oet", mẹ mất ngủ vì không tìm ra đáp án
Netizen
11:31:52 05/05/2025
Tường San sở hữu nhan sắc 'bất bại', thi quốc tế xong về lấy chồng sống kín đáo
Sao việt
11:28:47 05/05/2025
Hãy nấu 3 món này ăn thường xuyên để bổ gan, dưỡng tỳ, cơ thể khỏe mạnh vào mùa hè từ nguyên liệu rẻ tiền
Ẩm thực
11:26:58 05/05/2025
Canh bạc AI của Apple nhằm 'hạ bệ' Samsung
Thế giới số
11:26:52 05/05/2025
Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Jupiter tháng 5/2025
Xe máy
11:23:58 05/05/2025
Nhuộm tóc màu gì không sợ phai thành màu vàng?
Làm đẹp
11:12:09 05/05/2025
De Bruyne khó sát cánh cùng Messi
Sao thể thao
11:03:30 05/05/2025