Trung Quốc ‘hướng tây’ hậu Covid-19
Sau khi Covid-19 càn quét phía đông đất nước, cùng áp lực từ Mỹ, Trung Quốc quyết định mở đường phát triển sang miền tây rộng lớn giàu năng lượng.
Bắc Kinh hôm 17/5 công bố những chi tiết mới nhất của kế hoạch “Hướng Tây”, trong bối cảnh nước này chuẩn bị cho thế giới hậu Covid-19, được cho là sẽ kém thân thiện với Trung Quốc hơn.
Mặc dù các quan chức chính phủ cấp cao từng tuyên bố nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục mở cửa, kế hoạch mới mà họ đang thúc đẩy lại chuyển sang hướng nội, tập trung vào thị trường trong nước rộng lớn.
“Củng cố những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng khu vực phía tây là quyết định quan trọng, được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng giữa các vùng, đồng thời điều phối lợi ích nói chung, cả trong và ngoài nước”, bản hướng dẫn do nội các, Quốc vụ Viện và Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc công bố có đoạn.
Khu dân cư mới xây dựng tại huyện Diên Xuyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc hồi tháng 4/2019. Ảnh: Xinhua.
Kế hoạch bao gồm một loạt sáng kiến cơ sở hạ tầng giao thông mới cho các khu vực phía tây đất nước, như dự án đường sắt Tứ Xuyên – Tây Tạng, hay tuyến đường sắt cao tốc dọc sông Dương Tử, cùng nhiều sân bay, hồ chứa và các dự án thủy lợi.
Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ phát triển những dự án năng lượng mới, như các cơ sở ngầm chứa dầu và khí đốt, đồng thời khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển hướng hoạt động về phía tây thay vì di dời ra nước ngoài.
Bắc Kinh từng đưa ra kế hoạch tương tự có tên Chiến lược Phát triển miền Tây vào năm 1999, bao trùm hơn 10 tỉnh, chiếm 3/4 lãnh thổ đất nước và 1/4 dân số. Tuy nhiên, kế hoạch này mang lại những kết quả không rõ ràng trong mục tiêu giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực.
Cuối năm 2018, sau gần hai thập kỷ thực hiện kế hoạch, tỷ lệ đóng góp cho sản lượng kinh tế quốc gia của các tỉnh phía tây Trung Quốc tăng 1,8%, lên mức 20,5%. Mặc dù vậy, khoảng cách giữa khu vực này với các tỉnh phía đông vẫn ngày càng bị nới rộng khi xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu ngân sách và thương mại, theo phân tích hồi tháng 12 của Bai Yongxiu, giáo sư Đại học Tây Bắc, Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong thời gian Covid-19 tàn phá đất nước, các tỉnh phía tây lại thể hiện khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn. GDP của Trung Quốc quý đầu tiên giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái khi đầu tư tài sản cố định lao dốc, đứng đầu là các tỉnh phát triển phía đông như Quảng Đông và Chiết Giang. Trong khi đó, tình hình kinh tế ở khu vực phía tây, bao gồm Tân Cương, bị ảnh hưởng tương đối nhẹ.
Kế hoạch “Hướng Tây” mới công nhận tầm quan trọng của vùng phía tây Trung Quốc trong việc đáp ứng mục tiêu xóa đói giảm nghèo vào cuối năm nay của chính phủ. Khu vực này cũng sẽ góp phần giúp đất nước “linh động hơn khi tiến hành các chiến lược”, bản kế hoạch viết.
Tự lực kinh tế vốn là mục tiêu lâu nay của Trung Quốc. Khi quan hệ với Liên Xô lạnh nhạt vào những năm 1950, Mao Trạch Đông, lãnh đạo Trung Quốc khi đó, quyết định chuyển nhiều dự án công nghiệp của đất nước đến vùng núi, nhằm đề phòng nguy cơ chiến tranh.
Tuy nhiên, chính sách này phần lớn bị đình trệ sau khi lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tập trung cải cách thị trường 4 thập kỷ trước. Cú hích mới trong việc đầu tư phát triển vùng nội địa phản ánh chiến lược của Chủ tịch Tập Cận Bình, rằng Trung Quốc nên tự chủ hơn về những công nghệ cốt lõi, sản xuất thực phẩm và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Trung Quốc đang đối mặt thách thức lớn để duy trì vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất khẩu của nước này 4 tháng đầu năm giảm 9%. Vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng quốc tế cũng bị đe dọa khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tìm cách đổ lỗi cho họ về Covid-19.
“Những sự gián đoạn và tổn thất kinh tế mà cuộc khủng hoảng gây ra trên toàn cầu sẽ làm thay đổi động lực của quá trình toàn cầu hóa. Hầu hết chính phủ phương Tây sẽ muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc đối với những hàng hóa thiết yếu”, Steve Tsang, chuyên gia về Trung Quốc tại London, Anh, nhận định.
Kế hoạch “Hướng Tây” còn làm nổi bật nhu cầu thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường do ông Tập khởi xướng, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, thông qua mạng lưới dự án cơ sở hạ tầng và liên kết thương mại với các nước châu Á, châu Âu và châu Phi.
Các tỉnh nội địa phía tây nằm ở điểm cuối cùng về hướng đông trên “Con đường Tơ lụa” thời hiện đại này. Kế hoạch “Hướng Tây” cũng hướng tới mở rộng những tuyến giao thông kết nối với châu Âu và Đông Nam Á.
“Bối cảnh bên ngoài Trung Quốc đang trải qua những thay đổi rõ rệt ngay cả trước đại dịch, như xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc sẽ dựa nhiều hơn vào nhu cầu nội địa để tăng trưởng trong tương lai. Sau tất cả, họ vẫn sở hữu thị trường lớn nhất thế giới”, Tang Jianwei, giám đốc nghiên cứu tại Ngân hàng Truyền thông Trung Quốc, nhận định.
Nhân tố đặc biệt giúp Trung Quốc phá "thế cô lập"
Trong bối cảnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều cáo buộc và thế cô lập từ một số nước, đặc biệt là Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giữ gìn quan hệ ngoại giao với các nước ở khu vực châu Phi.
Đây cũng là một trong những tâm điểm trong bài phát biểu của ông Tập tại cuộc họp giữa 194 nước thành viên WHO được tổ chức mới đây.
Trong cuộc họp thành viên WHO hôm 18.5, ông Tập đã đại diện Trung Quốc cam kết sẽ chi 2 tỷ USD trong vòng 2 năm nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong cuộc chiến với Covid-19.
Ông Tập dường như muốn nhắc nhở các nước đang phát triển tại châu Phi rằng, Trung Quốc đã có nhiều hỗ trợ cho 200 triệu dân châu Phi trong hàng chục năm qua.
Mặc dù chưa có quốc gia gia châu Phi nào công khai chỉ trích cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc, nhưng nhiều nước châu Phi đã ủng hộ nghị quyết do Liên minh châu Âu đề xuất nhằm kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về Covid-19.
Trước đó, một số quốc gia châu Phi cũng phàn nàn về việc công dân nước họ bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, khi Covid-19 đang khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế, bài phát biểu của ông Tập trong cuộc họp của WHO đã cho thấy Bắc Kinh cần có sự ủng hộ của những nước châu Phi nhiều như thế nào.
Trung Quốc gửi vật tư y tế đến hỗ trợ châu Phi (ảnh: Xinhua)
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Phi đang ngày càng khăng khít trong thời gian gần đây thông qua hàng loạt các khoản vay trị giá hàng trăm tỷ USD đến từ Bắc Kinh.
Ở chiều ngược lại, châu Phi cũng chứng tỏ là một kênh ngoại giao quan trọng đối với Trung Quốc. Năm 1971, Trung Quốc đại lục thành công trong việc đề xuất trục xuất Đài Loan khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với sự ủng hộ to lớn từ các nước châu Phi. Chỉ tính riêng khu vực châu Phi, Trung Quốc đại lục khi đó đã có 26/76 phiếu thuận cần thiết để đề xuất nói trên được thông qua.
Trong những thập kỷ tiếp theo, khi Trung Quốc phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ phương Tây, các nước châu Phi đã tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với Bắc Kinh.
Điển hình là tại Thế vận hội Olympic 2008 tổ chức tại Bắc Kinh, trong khi một số nước phương Tây đe dọa sẽ tẩy chay sự kiện này, các nước châu Phi đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ Trung Quốc.
Gần đây nhất, khi Mỹ tăng sức ép đối với "gã khổng lồ" công nghệ Huawei, cáo buộc công ty này là "con ngựa thành Troy" của Trung Quốc, những nước châu Phi, dẫn đầu bởi Kenya và Nam Phi đã hoan nghênh sự hiện diện của Huawei.
Nhân viên y tế dỡ hàng viện trợ từ Trung Quốc tại Ethiopia (ảnh: Xinhua)
Theo các chuyên gia, khi Mỹ đẩy mạnh những cáo buộc, mà theo Trung Quốc là để "đổ lỗi" cho nước này về dịch Covid-19, Bắc Kinh sẽ một lần nữa cần đến sự ủng hộ của các nước châu Phi.
"Mỗi lần Mỹ hoặc phương Tây chỉ trích Trung Quốc, Bắc Kinh lại nhờ đến 'tình bạn lâu năm' với các nước tại châu Phi. Trung Quốc cần các quốc gia tại châu Phi để chứng minh rằng, họ sẽ không bị cô lập trên trường quốc tế. Và lần này, trong dịch Covid-19, điều đó cũng không ngoại lệ", Lina Benabdallah - chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Wake Forest (Mỹ), nhận xét.
Thông qua những hỗ trợ về nhân lực, vật lực tới châu Phi trong dịch Covid-19, Trung Quốc muốn thể hiện nước này đang dẫn đầu thế giới về phản ứng với dịch bệnh.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc "bày tỏ sự quan tâm" đến châu Phi trong một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Tháng 11.2014, Trung Quốc đã gửi 123 triệu USD hỗ trợ xử lý dịch Ebola toàn cầu, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Phi.
Căng thẳng Mỹ - Trung đốt nóng hội nghị WHO Đại hội đồng Y tế Thế giới được tổ chức để các nước vạch ra con đường chống dịch, nhưng thay vào đó, nó biến thành nơi đối đầu Mỹ - Trung. Phát biểu khai mạc cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ đóng góp hai...