Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông, ASEAN đoàn kết ra tuyên bố
Ngoại trưởng các nước ASEAN hôm qua (10/5) đã nhất trí sẽ cùng nhau ra một tuyên bố chung chỉ đề cập đến việc Trung Quốc khoan thăm dò dầu khí ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Vụ việc này đang làm bùng lên ngọn lửa căng thẳng trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông đang là chủ đề chính trong hội nghị ASEAN ở Myanmar lần này.
Theo Ngoại trưởng Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN cũng sẽ bày tỏ sự quan ngại về thái độ hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh khu vực diễn ra trong ngày hôm nay (11/5).
Đây là lần đầu tiên ASEAN thể hiện một lập trường chung thống nhất về tình hình Biển Đông. Điều này không chỉ phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng của các nước ASEAN đối với lập trường hung hăng của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp mà còn thể hiện tình đoàn kết được củng cố của khối liên minh khu vực này.
ASEAN đã nhất trí đưa ra một tuyên bố về việc Trung Quốc sử dụng vòi rồng bắn vào các tàu Việt Nam tại cuộc họp trù bị giữa ngoại trưởng các nước thành viên ở Naypyitaw ngày hôm qua (10/5). “Chúng tôi đã thảo luận chi tiết về việc đó và có sự thống nhất giữa ngoại trưởng các nước ASEAN về việc đưa ra một tuyên bố riêng về những diễn biến gần đây ở Biển Đông”, Ngoại trưởng Marty Natalegawa cho biết. Đây là lần đầu tiên Myanmar chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN kể từ khi nước này gia nhập khối vào năm 1997.
Ngoại trưởng các nước ASEAN đều bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc” về tình hình Biển Đông hiện nay. Đây là một động thái phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng của khu vực về lập trường ngày một quyết liệt, hung hăng của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Các ngoại trưởng đã kêu gọi sự kiềm chế và nhanh chóng tiến hành đàm phán đa phương về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Hội nghị ASEAN, được tổ chức 2 lần một năm, thường kết thúc với những tuyên bố về các vấn đề trong khu vực như hội nhập kinh tế hay các quan ngại an ninh chung.
Thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc
Philippines và Việt Nam năm nay đang kêu gọi ASEAN ra một tuyên bố nhằm phát đi một thông điệp mạnh mẽ đối với những hành động hung hăng, hiếu chiến và ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hôm 1/5, Cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện giàn khoan HD 981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 2/5, giàn khoan HD 981 được thả trôi tại tọa độ 15 độ 29′58″ vĩ Bắc – 111 độ 12′06″ kinh Đông, phía nam đảo Tri Tôn. Vị trí này nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng. Hiện nay, số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan có lúc lên cao nhất đã là 80 tàu, trong đó có cả tàu quân sự. Các tàu này đã cố tình đâm va vào các tàu thực thi pháp luật gồm tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương một số thủy thủ và gây thiệt hại về tài sản cho phía Việt Nam.
Myanmar với tư cách là nước chủ nhà của hội nghị ASEAN năm nay sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiếng nói cuối cùng của bản tuyên bố chung ASEAN về Trung Quốc. Đã có lo ngại về việc Myamar có thể có cách tiếp cận hòa dịu với nước láng giềng khổng lồ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn của quốc gia Đông Nam Á này. Đây là điều từng xảy ra tại hội nghị ASEAN ở Campuchia.
“Trung Quốc không chỉ là người bạn lớn của Myanmar mà còn là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước ASEAN. Vì thế, sự nổi lên một cách hòa bình của Trung Quốc là quan trọng đối với toàn bộ khu vực ASEAN”, ông Ye Htut – phát ngôn viên của Tổng thống Myanmar Thein Sein, đã nói như vậy.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Myanmar Natalegawa đã bác bỏ những quan ngại về việc chủ nhà bị gây ảnh hưởng để ngả về phía Trung Quốc trong các vấn đề hàng hải.
“Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất cần phải chú ý ở đây là việc các ngoại trưởng ASEAN cần phải thừa nhận nhanh chóng rằng diễn biến vừa qua là một thứ mà chúng ta cần phải phản ứng với một mức độ khẩn cấp nhất định”, ông Natalegawa nói.
Về phần mình, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết: “Với tinh thần đoàn kết và đóng vai trò trung tâm, ASEAN sẽ đưa ra một lập trường chung thống nhất về việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực”. Philippines là một trong những nước đối đầu quyết liệt nhất với Trung Quốc trong khu vực vì tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho hay, ASEAN lần này “không thể im lặng”. “Chúng ta phải giữ lập trường trung lập. Việt Nam đã thông báo sự việc. Trung Quốc đưa ra một cách lý giải khác. ASEAN khó có thể đứng về bên nào nhưng trung lập không có nghĩa là giữ im lặng. Chúng ta không thể im lặng”, Ngoại trưởng Shanmugam nhấn mạnh.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp ngày hôm qua, Ngoại trưởng Shanmugam cho hay: “Uy tín của chúng ta đã bị ảnh hưởng ít nhiều trong những năm qua”. “Nếu những sự kiện đó xảy ra cách đây vài ngày và ngoại trưởng các nước ASEAN gặp nhau ngày hôm nay, lãnh đạo ASEAN gặp nhau ngày mai mà chúng ta chẳng nói gì về diễn biến vừa qua thì tôi cho rằng, khát vọng đóng vai trò trung tâm, khát vọng đoàn kết, hòa bình khu vực và trên tất cả là sự hội nhập của ASEAN sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, tôi nghĩ như vậy”, Ngoại trưởng Singapore phát biểu.
Cả Ngoại trưởng và các quan chức cấp cao của 10 nước thành viên ASEAN đang nỗ lực phác thảo tuyên bố chung về tình hình Biển Đông.
“Chúng tôi nhất trí rằng, ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ ra một tuyên bố, và vì thế, sẽ có một thỏa thuận thống nhất về việc cần phải có một tuyên bố. Các quan chức cấp cao ASEAN sau đó sẽ gặp gỡ để vạch ra nội dung của bản tuyên bố”, ông Shanmugam cho biết thêm.
Việt Nam đã đưa vấn đề tàu Trung Quốc cố tình đâm tàu cũng như bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam ở ngay giữa vùng biển của Việt Nam ra cuộc họp của các quan chức cấp cao ASEAN hôm 9/5. Một nhà ngoại giao ASEAN cho biết, Philippines đã ủng hộ Việt Nam, nói rằng, những hành động gần đây của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002.
Đại diện của phía Philippines cũng thông báo tóm tắt tại cuộc họp ASEAN về tiến trình nước này đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế.
Ngoại trưởng Indonesia đã bày tỏ sự quan ngại về việc, tiến trình tham vấn để tiến tới ký kết một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) có tính ràng buộc về mặt pháp lý đang diễn ra chậm chạp.
Sự kiện lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông là một bước tiến trong việc thể hiện tình đoàn kết của khối này. Các quan chức ASEAN tin rằng, tuyên bố chung của họ sẽ phát đi được một “thông điệp mạnh mẽ” về cam kết của họ đối với việc đối thoại hòa bình.
Kiệt Linh – (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hà Nội thanh lịch đối mặt chen ăn, tụt quần, cướp đồ
Đề án xây dựng thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch được đề ra từ năm 2012 và đang trong quá trình thực thi với những bộ quy tắc ứng xử được đề ra chặt chẽ. Song một Hà Nội khát vọng thanh lịch lại nhận được câu trả lời trớ trêu từ đời sống thực của Thủ đô.
Giành nhau miếng ăn miễn phí
Ngày 24/10 vừa qua, một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) thông báo mở cửa tự do, mời khách ăn miễn phí. Vì thế, hàng nghìn người đã đổ về đây, càng gần giờ ăn, số người đến càng đông, đông đến mức tràn xuống cả lòng đường, gây nghẽn giao thông.
Không những thế, một số người còn ào lên chen lấn, xô đẩy chỉ mong giành được phần ăn cho mình. Thậm chí, vì quá đông khách hàng còn sẵn sàng nhảy vào bếp lấy thức ăn trong đó, rồi đứng ăn luôn, không cần phục vụ.
Cảnh chen lấn, xô đẩy để được ăn Sushi
Nhiều người lấy cả khay đồ ăn nhưng chỉ ăn một miếng rồi bỏ, trong khi nhân viên cửa hàng phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách.
Sự việc đã gây xôn xao trong dư luận cho rằng hành động chen lấn, xô đẩy của những người tham gia sự kiện được xem là thiếu văn hóa và rất đáng xấu hổ.
Tranh cướp áo mưa
Ngày 12/9/2013, Đại sứ quán Hà Lan tổ chức chương trình phát tặng áo mưa miễn phí cho người qua đường tại cửa của UBND quận Ba Đình. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn.
Mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: "Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức".
Người dân tranh cướp nhau để lấy áo mưa
Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Tụt quần mắng chửi vì bánh Trung thu
Dịp trung thu vừa qua cũng có rất nhiều sự việc nhức nhối xảy ra xung quanh câu chuyện về ý thức và hành vi ứng xử văn hóa của con người.Chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội.
"Bún mắng, cháo chửi" và giờ đây là "bánh trung thu sang chảnh" lần lượt "thử thách" khả năng chịu đựng của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to.
Tụt quần,mắng chửi nhau giữa phố để mua bánh trung thu
Chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội. "Bún mắng, cháo chửi" và giờ đây là "bánh trung thu sang chảnh". Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to.
Giẫm đạp lên nhau mua hàng giảm giá
Những ngày khuyến mại của các siêu thị hay trung tâm điện máy, người ta xếp hàng và chen lấn từ sáng sớm để mua hàng giá rẻ. Vì quá đông đúc, người ta còn giẫm đạp lên nhau.
Tranh nhau mua hàng khuyến mại
Đầu tháng 1/2013, hàng nghìn người đổ về siêu thị Media Star, nằm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) mua hàng giảm giá khiến cảnh tượng nơi đây lộn xộn và nhốn nháo. Hệ thống thang máy phải ngừng hoạt động vì quá tải
Trước đó, năm 2010, hàng nghìn người dân đã đổ xô đến Media Mart Mỹ Đình, Hà Nội để mua hàng khuyến mãi "khủng". Từ sáng sớm, bãi gửi xe của siêu thị này đã chật cứng. Sau khi lễ khai trương kết thúc, khách hàng chen nhau ùa vào siêu thị để tìm cơ hội nhận quà tặng. Người người chen lấn, xô đẩy nhau khiến siêu thị này rơi vào tình trạng quá tải.
Vào năm 2009, hàng trăm khách hàng chen lấn xô đẩy để giành phiếu giảm giá trong chương trình khuyến mại của công ty điện tử Trần Anh (Hà Nội). Cảnh hỗn loạn diễn ra nhiều giờ đồng hồ khiến không ít người ngất xỉu.
Theo Đất Việt
Thủ tướng và lời cầu chúc cho hòa bình, phát triển Tuyên ngôn của một Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để trở thành đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế hoàn toàn trùng khớp với chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc. Chiều 27/9 (giờ địa phương) tức là sáng 28/9 (giờ Hà Nội), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi một thông...