Trung Quốc hung hăng: “G7 đừng xen vào chuyện người khác”
Theo CNA, ngày 26-5, các nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung bàn bạc về nền kinh tế toàn cầu và những lo ngại về ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Trung Quốc. Trung Quốc đã ngay lập tức phản pháo lại G7.
Các tổng thống và thủ tướng G7 tập hợp ở Nhật Bản trong hai ngày. Chương trình nghị sự sẽ đề cập đến các vấn đề khủng hoảng tị nạn, khủng bố, Triều Tiên và những biện pháp trừng phạt Nga.
Nhưng sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, đặc biệt là trong các tranh chấp lãnh thổ gay gắt ở biển Đông đang gây ra những quan ngại sâu sắc về an ninh khu vực và nhiều vấn đề liên quan tự do hàng hải.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã kêu gọi G7 nên có “lập trường cứng rắn” về vấn đề này.
(Từ trái sang) Tổng thống Mỹ Obama, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ăn tối ở TP Shima, tỉnh Mie vào ngày đầu tiên trong hội nghị. Ảnh: CHANNEL NEWS ASIA
Bắc Kinh đã nhanh chóng phản pháo lại G7 gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ – cho rằng G7 không nên “tư lợi” như vậy.
“G7 nên tập trung vào nhiệm vụ riêng của mình là hợp tác kinh tế, không nên can thiệp vào những vấn đề ngoài lề”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying cho biết tại một cuộc họp thường xuyên ở Bắc Kinh.
Hãng thông tấn Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh đã bổ sung phát biểu trên với lời bình luận thẳng thừng rằng G7 “đừng xen vào chuyện người khác” và cáo buộc Nhật Bản lợi dụng vị thế chủ nhà để cô lập Trung Quốc. Trung Quốc và Nhật Bản từ trước đến giờ luôn có mối quan hệ ồn ào.
Video đang HOT
Cả Mỹ và Nhật đang tranh cãi với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, cảnh báo Trung Quốc về tình hình căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.
Cuộc tranh luận sôi nổi về vấn đề tị nạn Kinh tế toàn cầu là trọng tâm trong các cuộc đàm phán chính thức, mặc dù vẫn có những ý kiến khác nhau về việc liệu thế giới nên làm dịu hay đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng bất ổn. Nhật Bản và Đức đang có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Đã có một số “cuộc tranh luận sôi nổi” giữa các nhà lãnh đạo G7 về vấn đề người tị nạn, một quan chức chính phủ cao cấp Nhật Bản giấu tên cho biết. Những tranh luận này diễn ra sau khi Chủ tịch Donald Tusk cho rằng không chỉ châu Âu mà cả thế giới cần phải cùng nhau hành động. “Chúng tôi hiểu rằng do vị trí địa lý nên châu Âu vẫn và sẽ là nơi nhận trách nhiệm lớn nhất” – ông Tusk trả lời phóng viên. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn cộng đồng quốc tế thể hiện sự đoàn kết và hiểu rằng đây là một cuộc khủng hoảng toàn cầu.” Thủ tướng Đức Merkel cho biết không có khả năng sẽ tạo ra các quỹ mới để giải quyết vấn đề, nhưng nói thêm rằng “chúng tôi đều đồng ý rằng phải làm tất cả để giải quyết các nguyên nhân khiến mọi người phải đi tị nạn”. Năm ngoái khoảng 1,3 triệu người tị nạn chủ yếu từ Syria và Iraq, đã xin được tị nạn tại Liên minh châu Âu – hơn 1/3 số người tị nạn là ở Đức.
NHI NGÔ
Theo_PLO
Sau Trung Quốc, Mỹ muốn bàn với Nga về Triều Tiên
Mỹ mở lời hỏi Nga bàn bạc việc nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên sau khi thử vai trò của Trung Quốc.
Theo Sputnik, ngày 25/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách Triều Tiên Sung Kim đã tiến hành điện đàm, thảo luận về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Các vấn đề được thảo luận liên quan đến sự hợp tác Nga- Mỹ trong việc tìm ra những biện pháp để khôi phục các cuộc đàm phán 6 bên nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên."
Triều Tiên đang có những động thái cho thấy muốn ngồi vào đàm phán an ninh về hạt nhân, theo lời đại diện Nga.
Được biết, cuộc điện đàm trên bàn về khả năng nối lại tiến trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng do phía Mỹ khởi xướng.
Động thái trên từ phía Mỹ cho thấy tầm quan trọng của Nga trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên. Washington cũng hiểu rằng Bình Nhưỡng đánh giá cao vai trò của Nga trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, do vậy, Nga là bên trung gian trong vụ này là điều hoàn toàn hợp lý.
Theo thông tin từ Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga tại châu Á thuộc Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), ông Georgi Toloraya cho hay, người Bắc Triều Tiên nói rằng: "Hôm nay chẳng có gì để nói với người Mỹ, chừng nào họ chưa thay đổi thái độ thù địch và xem lại chính sách của mình".
Trở về từ Bình Nhưỡng hôm thứ 3, ông Toloraya chia sẻ về ý chí người dân Triều Tiên với Sputnik: "Về hình thức thì lậptrường của họ khá cứng rắn nhưng chúng tôi biết rằng những tiếp xúc không chính thức với Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang tiếp nối.
CHDCND Triều Tiên sẵn sàng nói chuyện, nhưng không phải là với ban lãnh đạo của Obama, mà họ đang chuẩn bị để sau đó trong tay có những con át chủ bài mạnh hơn, có thể giúp họ bắt đầu cuộc đối thoại với người Mỹ", ông Toloraya nói về việc Triều Tiên vẫn sẵn sàng với cuộc đàm phán 6 bên có mặt Mỹ.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov cũng tuyên bố về tương lai Triều Tiên có mặt trong cuộc đàm phán 6 bên về an ninh hạt nhân.
Đánh giá tầm quan trọng của Triều Tiên trong cuộc đàm phán 6 nước, ông Morgulov cho hay: "Lựa chọn thay thế cho quá trình này không có, cũng chưa có hình thức khác để giải quyết vấn đề của bán đảo Triều Tiên, và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực".
Bằng cách này, vị Thứ trưởng Ngoại giao đồng thời bác bỏ khả năng thảo luận về vấn đề hạt nhân giữa 5 nước trừ CHDCND Triều Tiên.
Mỹ nhờ Trung chưa xong, quay lại với Nga
Còn nhớ, hồi đầu tháng 4, Mỹ- Trung đã đưa ra tuyên bố chung bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân. Theo đó, 2 bên đã đạt được đồng thuận về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cam kết thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên.
Trước khi tới sự kiện này, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken đã tới Trung Quốc công bố về chi tiết về tính năng, tác dụng của hệ thống đánh chặn tên lửa muốn lắp đặt tại Hàn Quốc, với hy vọng Trung Quốc chấp nhận.
Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Lockheed Martin
Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) là cần thiết đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực để tự vệ trước các cuộc tấn công tiềm tàng từ CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng, THAAD đe doạ an ninh của họ, vì radar của nó bao trùm không chỉ bán đảo Triều Tiên mà cả Trung Quốc.
"Chúng tôi nhận thấy rằng, Trung Quốc không tin tưởng nên chúng tôi đưa ra công nghệ và bản chi tiết kĩ thuật với họ," ông Blinken nói. Ông bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ tham gia cuộc họp kỹ thuật về THAAD sắp tới.
Tuyên bố đồng thuận về vấn đề an ninh hạt nhân Triều Tiên của Mỹ- Trung là bằng chứng rõ ràng nhất trong việc Mỹ thử thành công ý đồ Trung Quốc. Bước tiếp theo của quá trình này đã rõ ràng, Mỹ sẽ chuẩn bị cho các công tác đàm phán bằng việc dò xét ý Nga- quốc gia vẫn luôn đứng ra giải quyết các vấn đề tranh chấp trên thế giới.
Đông Phong
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Obama nhất trí về vấn đề Biển Đông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Obama nhất trí tranh chấp trên biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, DOC và tiến tới COC, đảm bảo tự do và an toàn hàng hải, hàng không; không sử dụng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump

Tấn công nhằm vào khách du lịch ở Ấn Độ, 27 người thiệt mạng

Cuộc chiến chống tội phạm công nghệ cao: EU siết chặt quản lý nền tảng tin nhắn mã hóa

Houthi tấn công 2 tàu sân bay Mỹ

Axios: Tổng thống Trump đưa ra 'đề xuất cuối cùng' để chấm dứt xung đột Ukraine

Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
Có thể bạn quan tâm

Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?
Sức khỏe
15:24:40 23/04/2025
Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun
Sao châu á
15:22:47 23/04/2025
Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay
Sao việt
15:19:53 23/04/2025
Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ
Thế giới số
15:07:39 23/04/2025
Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy
Hậu trường phim
15:04:58 23/04/2025
Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam
Đồ 2-tek
14:58:55 23/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng
Phim châu á
14:43:37 23/04/2025
Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"
Nhạc việt
14:31:58 23/04/2025
Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?
Tv show
14:27:31 23/04/2025
Lý do cô gái đến từ "thánh địa mỹ nhân" nhiều lần vượt mặt Triệu Lộ Tư
Người đẹp
14:24:49 23/04/2025