Trung Quốc hứng đòn với ngoại giao ‘chiến lang’

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang vấp phải phản ứng dữ dội toàn cầu, khi Australia kêu gọi điều tra Covid-19, Đức và Anh nghi ngại Huawei, trong khi một số nước đòi bồi thường.

Ngày càng xuất hiện nhiều lời chỉ trích nhắm về phía Trung Quốc, cho rằng cách xử lý sai lầm của nước này trong giai đoạn đầu của dịch bệnh đã khiến Covid-19 lan khắp toàn cầu, cướp đi sinh mạng của gần 250.000 người và “đánh gục” nhiều nền kinh tế. Những tranh cãi ngày càng gay gắt về nguồn gốc nCoV và bên phải chịu trách nhiệm đã ảnh hưởng đáng kể đến tham vọng của Trung Quốc nhằm “lấp chỗ trống” trong vai trò lãnh đạo toàn cầu mà Mỹ để lại.

Đáp lại, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trước những lời chỉ trích. Bắc Kinh vừa tăng cường viện trợ y tế cho một số quốc gia chống Covid-19, vừa thúc đẩy giọng điệu chủ nghĩa dân tộc quyết liệt. Họ vừa tung ra những lời đe dọa tẩy chay kinh tế, đồng thời lại đòi hỏi các nước phải thể hiện lòng biết ơn vì được Trung Quốc giúp đỡ trong khủng hoảng.

Nhưng khi Covid-19 vẫn hoành hành và tranh cãi về nguồn gốc nCoV được Tổng thống Mỹ Donald Trump thổi bùng, chiến lược này của Bắc Kinh tỏ ra phản tác dụng, khiến nhiều nước thêm ngờ vực về Trung Quốc, làm suy yếu hình ảnh “cường quốc hào phóng” mà họ hướng tới.

Trung Quốc hứng đòn với ngoại giao chiến lang - Hình 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp về Covid-19 tại Bắc Kinh ngày 23/2. Ảnh: Reuters.

Ngay từ trước khi dịch bùng phát, Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược ngoại giao quyết liệt mang tên “chiến lang”, đặt theo tên loạt phim hành động nổi tiếng Trung Quốc, trong đó quân đội Trung Quốc thực hiện hàng loạt chiến dịch táo bạo trên toàn cầu.

Để thực hiện chiến lược này, một thế hệ nhà ngoại giao trẻ tuổi của Trung Quốc thể hiện nhiệt huyết và lòng trung thành bằng những thông điệp dân tộc chủ nghĩa, thậm chí có lúc tung ra những thông điệp mang tính hăm dọa với quốc gia mà họ được phái tới, theo Franois Godement, cố vấn cấp cao cho viện Montaigne có trụ sở tại Paris.

Kể từ khi dịch bùng lên, giọng điệu này càng trở nên cứng rắn. Trong vài tuần qua, ít nhất 7 đại sứ Trung Quốc tại Pháp, Kazakhstan, Nigeria, Kenya, Uganda, Ghana và Liên minh châu Phi đã bị chính quyền nước sở tại triệu tập để trả lời các cáo buộc, từ truyền bá thông tin sai lệch đến đối xử “phân biệt chủng tộc” với người châu Phi tại Quảng Châu.

Tuần trước, Trung Quốc dọa dừng viện trợ y tế cho Hà Lan vì đã đưa thêm từ “Đài Bắc” vào tên văn phòng đại diện tại Đài Loan. Trước đó, đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đấu khẩu với báo Bild của Đức khi tờ này cho rằng Trung Quốc cần bồi thường Đức 160 tỷ USD.

Video đang HOT

Trump tuần trước nói rằng Washington đang tiến hành các “cuộc điều tra nghiêm túc” về cách Bắc Kinh xử lý Covid-19. Ông thúc giục cơ quan tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc nCoV, thúc đẩy giả thuyết nó bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán, dù hầu hết cơ quan tình báo vẫn hoài nghi nhận định này. Tổng chưởng lý bang Missouri Eric Schmitt đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang để tìm cách buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm về Covid-19 và bồi thường.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc C ảnh Sảng gọi vụ kiện là “phù phiếm”, “nhấn mạnh nó không khả thi và không có cơ sở pháp lý”, “chỉ đáng bị chế giễu”.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, yêu cầu đòi bồi thường này khiến họ liên tưởng đến khoản bồi thường mà triều Thanh đã phải trả sau Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Theresa Fallon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á, châu Âu và Nga, nói.

Đây là phong trào bạo lực tại Trung Quốc từ tháng 11/1899 đến tháng 9/1901 do tổ chức Nghĩa Hòa Đoàn dẫn đầu, chống lại sự ảnh hưởng của nước ngoài trong các lĩnh vực thương mại, chính trị, văn hóa, công nghệ và bài Kitô giáo. Phong trào diễn ra trong bối cảnh cuối thế kỷ 19 đầu 20, Trung Quốc mở cửa cho các thế lực nước ngoài nên các nhà ngoại giao, thương nhân và truyền giáo từ châu Âu, Mỹ và Nhật đổ về nước này, mang theo nhiều kỹ nghệ mới nhưng cũng khiến gia tăng căng thẳng trong xã hội.

Sau khi nhiều nhà truyền giáo và tín đồ Kitô giáo bị Nghĩa Hòa Đoàn hành quyết, liên quân 8 nước gồm Nhật, Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italy, Áo-Hung điều lực lượng đến Trung Quốc, đánh bại quân nhà Thanh, buộc Trung Quốc phải bồi thường 450 triệu lạng bạc.

Fallon cho rằng ông Tập sẽ không bao giờ đồng ý bồi thường cho bất kỳ bên nào vì đó sẽ là hành động bẽ mặt. Thay vì những sai lầm ban đầu như trì hoãn chống dịch hay “bịt miệng” người cảnh báo, Trung Quốc muốn “biến tấu lại câu chuyện” thành họ đã chiến thắng dịch bệnh nhờ sự đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trung Quốc dường như cố gắng thể hiện điều đó khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu nghi vấn rằng nCoV là do quân đội Mỹ mang đến Vũ Hán.

Bắc Kinh khuyến khích các nhà ngoại giao Trung Quốc đưa ra những phát ngôn mạnh bạo, theo Susan Shirk, giám đốc của Trung tâm Thế kỷ 21 tại Đại học California, San Diego. “Việc ông Triệu được thăng chức lên người phát ngôn và tuyên bố của ông về quân đội Mỹ báo hiệu cho dư luận trong nước rằng đây là quan điểm chính thức, do đó, thuyết âm mưu này càng được khuếch đại”, bà nói thêm.

Nhưng về lâu dài, Trung Quốc đang gieo mầm cho sự ngờ vực và làm tổn hại lợi ích của chính họ, Shirk nói.

“Khi Trung Quốc kiềm chế được nCoV và bắt đầu chiến dịch ngoại giao y tế, đó vốn là cơ hội để họ nhấn mạnh tinh thần đồng cảm, xây dựng lại niềm tin và hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm”, bà nói. “Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao đó đã bị Bắc Kinh làm chệch hướng, sử dụng sự giúp đỡ của họ như đòn bẩy để đổi lấy những lời ca ngợi từ các nước khác”.

Trong những ngày gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra nhiều tuyên bố mạnh bạo. Sau khi Australia tuyên bố muốn điều tra về virus, Trung Quốc mô tả Australia như “bã kẹo cao su dính vào đế giày Trung Quốc”. Bắc Kinh cảnh báo hàng hóa xuất khẩu của Australia sẽ phải hứng chịu làn sóng tẩy chay từ người tiêu dùng Trung Quốc. Trung Quốc là nước nhập tới 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Australia, đặc biệt là nông sản.

“Có lẽ người dân bình thường sẽ nói ‘tại sao chúng ta cần uống rượu vang Australia, ăn thịt bò Australia”, Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye nói với tờ Australian Financial Review. Ngoại trưởng Marise Payne sau đó chỉ trích Trung Quốc “lấy kinh tế làm công cụ đe nẹt”.

Ở các nước châu Âu như Đức, “sự nghi ngờ về Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng”, chuyên gia Angela Stanzel từ Viện các Vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho biết. Tại Đức và Anh, nhiều người lại đặt câu hỏi có nên sử dụng thiết bị Huawei để xây dựng hệ thống 5G hay không. Họ cũng thêm lo ngại về sự phụ thuộc vào nguyên liệu và dược phẩm quan trọng sản xuất tại Trung Quốc.

Pháp, vốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, cũng tức giận trước những phát ngôn của các nhà ngoại giao nước này, bao gồm cáo buộc rằng người Pháp cố tình để người cao tuổi chết trong viện dưỡng lão. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và các nhà lập pháp đều thể hiện sự tức giận, mặc dù Pháp – Trung trước đó đã hợp tác trao đổi viện trợ y tế như khẩu trang.

Gần đây, chính phủ Đức phàn nàn rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc đang thúc giục các quan chức chính phủ và người đứng đầu công ty lớn của Đức viết thư bày tỏ lòng biết ơn và sự ủng hộ với sự hỗ trợ và nỗ lực chống virus của Bắc Kinh.

Đại sứ Mỹ tại Warsaw Georgette Mosbacher cho biết điều tương tự xảy ra ở Ba Lan. Ông mô tả Trung Quốc hối thúc Tổng thống Andrzej Duda gọi điện cho ông Tập để cảm ơn ông về hàng viện trợ. Cuộc gọi này sau đó được truyền thông Trung Quốc đưa tin rộng rãi. “Ba Lan sẽ không nhận được hàng trừ khi cuộc gọi được thực hiện, vì vậy họ có thể sử dụng cuộc điện đàm đó để tuyên truyền”, Mosbacher nói.

Tại Trung Quốc, một số người đã bày tỏ nghi ngại về chiến lược ngoại giao này. Zi Zhongyun, chuyên gia lâu năm về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận thấy sự tương đồng trong các phát ngôn chủ nghĩa dân tộc của chính sách “chiến lang” hiện nay với nỗ lực chống lại ảnh hưởng phương Tây thời Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

“Cách phản ứng như vậy có nguy cơ khiến mọi thứ mất kiểm soát”, bà nói.

Từng phần của thế giới đang tái khởi động nền kinh tế

Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở một số nước đang tiến triển tích cực, nhiều quốc gia bắt đầu tính tới việc tái khởi động nền kinh tế.

Một số quốc gia châu Âu như Italy, Anh, Pháp, Đức... từng là những điểm nóng về dịch Covid-19 đã xem xét kế hoạch dỡ bỏ các lệnh hạn chế xã hội, bước đầu nối lại hoạt động kinh tế. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết, nước này sẽ cho phép các nhà máy và những khu vực xây dựng hoạt động từ ngày 4/5 trước khi thông qua việc mở cửa trở lại nhiều doanh nghiệp hơn trong những tuần tiếp theo.

Từng phần của thế giới đang tái khởi động nền kinh tế - Hình 1
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ở một số nước đang tiến triển tích cực, nhiều quốc gia bắt đầu tính tới việc tái khởi động nền kinh tế.. Ảnh: Anadolu

Trong khi đó, Đức sẽ mở cửa lại các sân chơi, bảo tàng và nhà thờ từ 6/5. Các cửa hàng nhỏ đã mở cửa trong tuần này và quyết định sẽ tiếp tục từng bước mở cửa các trường học và sự kiện thể thao trong những ngày tới khi thực hiện nới lỏng lệnh phong toả. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn cảnh báo về mức độ rủi ro dịch bệnh quay trở lại nếu người dân không cảnh giác, quên đi khuyến cáo giãn cách xã hội.

"Cho đến nay chúng ta đã thành công trong việc làm chậm sự lây lan của virus SARS-CoV-2 Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục hành động để đảm bảo số các ca nhiễm giảm nhanh hơn nữa. Nếu các ca nhiễm tiếp tục tăng trở lại thì chắc chắn chúng ta cần phải có hệ thống cảnh báo nhanh chống và đối phó kịp thời", Thủ tướng Merkel nhấn mạnh.

Ở châu Á, Ấn Độ, Iran, Issrael đã thông qua việc để các doanh nghiệp tại những khu vực có nguy cơ thấp hoạt động. Trong khi đó, Chính phủ Australia, New Zealand chọn cách mở cửa dần nền kinh tế cùng với sử dụng ứng dụng điện thoại truy vết các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/5, nhiều bang tại Australia, sẽ nới lỏng các quy địch giãn cách xã hội để người dân có thể ra ngoài đi mua sắm, tập thể dục, thăm bạn bè và người thân sau hơn một tháng gần như bị cách ly với người thân và cộng đồng.

Ông Jamie Chalker, quan chức Vùng lãnh thổ phương Bắc của Australia nói: "Vào giữa trưa hôm nay, cuộc sống một lần nữa thay đổi đối với Vùng lãnh thổ của chúng ta nhưng hy vọng theo hướng tích cực và tôi nghĩ, đây là một cơ hội hiếm có. Bây giờ không phải là lúc để thờ ơ. Chắc chắn đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận thực tế là chúng ta đã phải làm quá nhiều việc để có được kết quả như ngày hôm nay".

Từ ngày 5/6, các doanh nghiệp tại Australia có thể hoạt động trở lại và khán giả được phép tham dự các sự kiện thể thao. Ngoài ra, từ giữa tháng 5, các phòng tập thể dục, quán cà phê, nhà hàng và quán bar sẽ được mở cửa 2 giờ mỗi ngày.

Mỹ cũng là quốc gia áp dụng kế hoạch tái khởi động nền kinh tế theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh tới điều kiện tiên quyết rằng các tiểu bang phải cho thấy sự suy giảm của dịch bệnh.

Cùng với nới lỏng các lệnh cách ly, việc bổ sung những công cụ hỗ trợ phòng dịch, trong đó có ứng dụng công nghệ để theo dõi tiếp xúc, truy vết lây nhiễm cũng được nhiều quốc gia lên kế hoạch thực hiện. Hàng loạt các gói tài chính nhằm hỗ trợ người dân, kích cầu, giúp nền kinh tế hồi phục cũng đã được hầu hết các nước công bố và áp dụng.

Theo các chuyên gia, những tác động của dịch Covid-19 tới nền kinh tế thế giới có thể là nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930. Vì vậy, khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh là cần thiết nhưng là thách thức rất lớn đối với tất cả các chính phủ. Bởi khi quyết định dỡ bỏ dần các quy định hạn chế, nếu không kiểm soát tốt việc phòng dịch, có thể dẫn đến một làn sóng dịch bệnh thứ hai buộc phải bắt đầu lại những quy định hạn chế mới. Nếu vậy, nền kinh tế có nguy cơ lao dốc tồi tệ hơn nhiều.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025
Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
20:53:29 02/02/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
04:28:50 02/02/2025
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung độtTổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột
20:58:20 02/02/2025

Tin đang nóng

Sốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mangSốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mang
10:47:28 03/02/2025
Chấn động: Từ Hy Viên qua đờiChấn động: Từ Hy Viên qua đời
10:53:38 03/02/2025
Chồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đờiChồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đời
11:21:22 03/02/2025
Tạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp TếtTạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp Tết
09:52:31 03/02/2025
Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy ViênXót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên
12:43:34 03/02/2025
Thi hài Từ Hy Viên được hỏa táng ở Nhật, di ngôn hé lộ tâm nguyện sau lần thập tử nhất sinh 9 năm trướcThi hài Từ Hy Viên được hỏa táng ở Nhật, di ngôn hé lộ tâm nguyện sau lần thập tử nhất sinh 9 năm trước
14:50:44 03/02/2025
Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"
13:14:32 03/02/2025
Từ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sảnTừ Hy Viên qua đời, chồng cũ doanh nhân vội về nước tranh gia sản
14:53:32 03/02/2025

Tin mới nhất

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

Thủ tướng Israel công du Mỹ: Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đứng trước ngã rẽ?

09:23:29 03/02/2025
Đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Netanyahu tới Mỹ kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông vào tháng 11/2024 liên quan đến cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Dải Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lên đường thăm Mỹ

09:21:08 03/02/2025
Phát biểu tại sân bay trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: Những quyết định mà chúng tôi đưa ra trong chiến tranh đã thay đổi bộ mặt Trung Đông.
Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

Lý do nhiều người dân Anh trả tiền để sống trong các công trình bỏ hoang

09:08:48 03/02/2025
Sáu năm qua, khi trở thành "người bảo vệ tài sản", Luke Williams đã tiết kiệm được hàng nghìn bảng Anh tiền thuê nhà. Người đàn ông 45 tuổi này hiện đang sống trong một tòa nhà văn phòng cũ ở phía Đông London.
Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

Kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

09:04:49 03/02/2025
Ngay sau khi Mỹ thông báo về mức thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, chính quyền của ba quốc gia này đã có phản ứng nhanh chóng.
Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

Tổng thống Nga bình luận về định hướng chính sách của tân chính quyền Mỹ

08:34:27 03/02/2025
Cho đến nay, các hành động hành pháp của Tổng thống Trump dường như chưa nhắm trực tiếp vào EU. Tuy nhiên, tuần trước, ông Trump đã tái khẳng định ý định áp dụng mức thuế quan đáng kể đối với hàng hóa từ khối này.
Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

Cộng đồng doanh nghiệp Mexico bày tỏ quan ngại trước lệnh áp thuế của Mỹ

08:30:43 03/02/2025
Cùng lúc đó, IMEF cũng hối thúc Chính phủ Mexico xây dựng các chương trình hỗ trợ khẩn cấp nhằm giúp doanh nghiệp Mexico bị ảnh hưởng bởi thuế quan duy trì hoạt động, bảo vệ việc làm, tìm kiếm nguồn cung thay thế và mở rộng thị trường x...
Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

Ukraine lên tiếng về đề xuất giải quyết xung đột của Mỹ

08:27:59 03/02/2025
Chúng tôi chưa xem toàn bộ cuộc phỏng vấn của ông Kellogg, chỉ mới thấy một vài trích dẫn liên quan đến bầu cử, vì vậy thật khó để đánh giá đầy đủ quan điểm của ông ấy , ông Dmytro Lytvyn, trợ lý truyền thông của Tổng thống Zelensky, ch...
Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

Tổng thống Litva đề nghị NATO 'thể hiện sức mạnh' trước mối đe dọa từ phía Đông

08:25:07 03/02/2025
Gần đây, NATO cũng đã tăng cường sự hiện diện của mình ở vùng Baltic để ứng phó với những gì được gọi là các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng .
Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

Lý do bất ngờ khiến tên lửa 'không có đối thủ' của Nga vẫn chưa thể đưa vào hoạt động

08:17:04 03/02/2025
Chuyên gia Wright cho biết, trong lịch sử, phần lớn các cơ sở thiết kế, chế tạo ICBM cùng đội ngũ kỹ sư liên quan đều đặt tại Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực động cơ sử dụng nhiên liệu lỏng.
Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

Mỹ tiêu diệt nhiều phần tử IS tại Somalia

08:15:11 03/02/2025
Thông tin trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh không kích các cơ sở khủng bố tại Somalia và cho biết không có thường dân nào bị thương trong các cuộc tấn công.
Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

Israel mở cuộc điều tra hình sự với phu nhân Thủ tướng

08:01:55 03/02/2025
Trong bức thư gửi một nghị sĩ đối lập, Văn phòng công tố quốc gia Israel nêu rõ, một cuộc điều tra hình sự đã được mở để điều tra các đối tượng tình nghi với sự hỗ trợ của đơn vị tội phạm mạng thuộc văn phòng này.
'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek

07:47:15 03/02/2025
Luo Fuli trở thành cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu AI nhờ năng khiếu xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Cô theo học ngôi trường danh tiếng Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Sau đó, Luo Fuli được nhận vào Viện Ngôn ngữ học tính toán thuộc Đại học ...

Có thể bạn quan tâm

Team qua đường "tóm dính" cặp chị - em Vbiz ở sân bay, đưa nhau về ra mắt gia đình hậu hẹn hò bí mật?

Team qua đường "tóm dính" cặp chị - em Vbiz ở sân bay, đưa nhau về ra mắt gia đình hậu hẹn hò bí mật?

Sao việt

15:43:43 03/02/2025
Mới đây, mạng xã hội bất ngờ xôn xao trước đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một cặp đôi Vbiz xuất hiện cùng nhau tại sân bay.
Từ Hy Viên trước khi mất: Tài hoa bạc mệnh, cuộc hôn nhân nhiều nước mắt

Từ Hy Viên trước khi mất: Tài hoa bạc mệnh, cuộc hôn nhân nhiều nước mắt

Sao châu á

15:33:25 03/02/2025
Sáng 3/2, gia đình nữ diễn viên Từ Hy Viên xác nhận cô đã qua đời do bệnh viêm phổi và cúm mùa. Ngôi sao Vườn sao băng xinh đẹp, tài năng nhưng cuộc sống tình cảm nhiều sóng gió.
Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Độc nhất vô nhị tại Grammy 2025: Taylor Swift 1 mình làm hành động lạ giữa lễ trao giải, biết lý do càng bất ngờ hơn

Sao âu mỹ

15:29:45 03/02/2025
Trong lễ trao giải, khoảnh khắc Taylor Swift 1 mình đứng lên quẩy cổ vũ Sabrina Carpenter diễn trên sân khấu đã trở thành tâm điểm.
Chủ tịch CLB Hà Nội cầm xấp tiền lì xì cầu thủ, phong thái khác hẳn lúc ở nhà với hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

Chủ tịch CLB Hà Nội cầm xấp tiền lì xì cầu thủ, phong thái khác hẳn lúc ở nhà với hoa hậu Đỗ Mỹ Linh

Netizen

15:28:47 03/02/2025
Chủ tịch CLB Hà Nội - Đỗ Vinh Quang vừa xuất hiện trong buổi tập đầu năm mới 2025 của CLB Hà Nội. Đỗ Vinh Quang đến chúc mừng năm mới và lì xì BHL, cầu thủ đội bóng.
Bộ phim đỉnh nhất của Từ Hy Viên: Nữ thần một thời, nhan sắc không đối thủ

Bộ phim đỉnh nhất của Từ Hy Viên: Nữ thần một thời, nhan sắc không đối thủ

Hậu trường phim

15:15:03 03/02/2025
Vai diễn Sam Thái đã giúp Từ Hy Viên trở thành ngôi sao hàng đầu châu Á và được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc tại giải Kim Chung của Đài Loan.
Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi qua đời

Phim châu á

15:12:18 03/02/2025
Bộ phim cuối cùng của Từ Hy Viên được ra mắt là phim Cá Sấu Triệu Đô (tựa Anh: Million Dollar Crocodile) (2012).
9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

Tin nổi bật

14:24:13 03/02/2025
Phòng CSGT cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX đối với 375 trường hợp.
Ăn thì là có tác dụng gì?

Ăn thì là có tác dụng gì?

Sức khỏe

13:58:09 03/02/2025
Việc sử dụng thì là để có thể làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và cho đến nay, nhiều bà mẹ vẫn đang dùng những loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để có thể tăng tiết sữa.
Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Sao thể thao

13:02:20 03/02/2025
Dù kì nghỉ tết Nguyên đán đã qua đi, nhiều người đã trở lại cuộc sống đi học đi làm nhưng câu chuyện xoay quanh Tết Ất Tỵ vẫn thu hút nhiều tương tác trên mạng xã hội.
Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Thời trang

12:50:48 03/02/2025
Mùa xuân với không khí mát mẻ rất phù hợp để bạn gái diện đầm lụa dịu dàng, họa tiết nổi bật dễ thương là lựa chọn phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi dạo phố hay tới công sở.
Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Trắc nghiệm

11:44:47 03/02/2025
Soi Âm lịch Việt Nam thế kỷ 20 - 21 không thấy tháng Giêng là tháng nhuận, nhiều người tin rằng không bao giờ có nhuận tháng Giêng, chuyên gia nói gì về điều này?