Trung Quốc hoàn thiện dự án ‘xanh hóa’ sa mạc với 3.000 km cây cối
Trung Quốc đã kết thúc dự án kéo dài 46 năm nhằm phủ xanh sa mạc bằng vành đai cây cối bao quanh kéo dài 3.000 km.
Theo Reuters ngày 29.11, dự án trên là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm chấm dứt tình trạng sa mạc hóa và hạn chế những cơn bão cát hoành hành ở một số vùng của đất nước này vào mùa xuân.
Một địa điểm ở rìa sa mạc Taklamakan thuộc khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc). ẢNH: REUTERS
Nhân dân nhật báo cho hay một “vành đai xanh” dài khoảng 3.000 km xung quanh sa mạc Taklamakan đã được hoàn thành vào hôm 28.11 tại khu vực tây bắc khu tự trị Tân Cương, sau khi công nhân trồng 100 m cây cuối cùng ở rìa phía nam của sa mạc.
Video đang HOT
Dự án trên được triển khai từ năm 1978 với tên gọi “Vành đai bảo vệ ba miền bắc” của Trung Quốc hay “Vạn Lý Trường Thành xanh”. Hơn 30 triệu héc ta cây xanh đã được trồng.
Việc trồng cây ở vùng tây bắc khô cằn đã giúp đưa tổng diện tích che phủ rừng của Trung Quốc lên trên 25% vào cuối năm 2023, tăng từ mức khoảng 10% vào năm 1949. Nhân dân nhật báo cho biết riêng diện tích che phủ rừng ở Tân Cương đã tăng từ 1% lên 5% trong 40 năm thực hiện dự án.
Trong suốt nhiều thập niên triển khai dự án, Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều loại cây và thực vật khác nhau để xác định loài nào có khả năng chịu đựng tốt nhất trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, nhiều người ch.ỉ tríc.h cho rằng tỷ lệ sống sót của cây cối thường thấp và giải pháp “vành đai xanh” không hiệu quả trong việc giảm bão cát thường xuyên tràn vào thủ đô Bắc Kinh.
Trong buổi họp báo ngày 25.11, ông Zhu Lidong, một quan chức lâm nghiệp Tân Cương, phát biểu Trung Quốc sẽ tiếp tục trồng thêm cây xanh và thực vật theo rìa Taklamakan để ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa.
Ông Lidong cho biết các khu rừng dương ở rìa phía bắc của sa mạc Taklamakan sẽ được phục hồi thông qua việc chuyển hướng dòng nước lũ, đồng thời tiết lộ thêm các quan chức cũng đang lên kế hoạch xây dựng các mạng lưới rừng mới để bảo vệ đất nông nghiệp và vườn cây ăn quả ở rìa phía tây.
Bất chấp những nỗ lực trồng cây của Trung Quốc, 26,8% tổng diện tích đất của nước này vẫn được phân loại là “sa mạc”, chỉ giảm nhẹ so với mức 27,2% của một thập niên trước.
LHQ: 1/2 diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới suy thoái do khai thác
Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD - cơ quan phụ trách chống sa mạc hóa của LHQ), cho biết một nửa diện tích đất đồng cỏ tự nhiên trên thế giới đã bị suy thoái do khai thác quá mức và tác động của biến đổi khí hậu, khiến nguồn cung cấp lương thực và sinh kế bị đ.e dọ.a.
Hạn hán ở Công viên Quốc gia Currawinya, Queensland, Australia. Ảnh: carbonbrief.org
UNCCD cảnh báo 1/6 nguồn cung cấp thực phẩm của thế giới đang đứng trước nguy cơ do suy thoái các vùng đất chăn nuôi trên thế giới - bao gồm thảo nguyên, vùng đất ngập nước và sa mạc, cũng như đồng cỏ.
Theo báo cáo của UNCCD, sự gia tăng dân số, đô thị hóa và nhu cầu lương thực ngày càng tăng đã khuyến khích nông dân chăn nuôi nhiều động vật hơn khả năng mà đất đai có thể hỗ trợ, đồng thời gia tăng việc chuyển đổi đồng cỏ tự nhiên thành đất trồng trọt thâm canh, dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu của đất và hạn hán ngày càng trầm trọng.
Ông Barron Joseph Orr, Trưởng nhóm nhà khoa học của UNCCD, cho biết dù tình hình ảm đạm nhưng ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng phục hồi đất là một phần của giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu, bởi các vùng đất chăn nuôi chiếm 1/3 dung lượng bể chứa CO2 của thế giới. Ông nói: "Khí thải chắc chắn là một vấn đề lớn, nhưng chúng ta muốn đưa CO2 vào đâu? Trong đất và trong thảm thực vật của chúng ta, và nếu tiếp tục phá hoại đất và thảm thực vật, sẽ làm suy yếu giải pháp".
Báo cáo của UNCCD cho biết các vùng đất chăn nuôi chiếm khoảng 54% tổng diện tích đất trên thế giới và hỗ trợ 2 tỷ nông dân, người chăn nuôi và chủ trang trại. Ước tính trước đây về mức độ suy thoái là 25%, nhưng UNCCD cho biết họ đã đán.h giá thấp hơn mức độ thiệt hại nghiêm trọng, và số liệu mới dựa trên khảo sát từ các chuyên gia ở hơn 40 quốc gia.
Báo cáo xác định Trung Á, Trung Quốc và Mông Cổ là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đang thay thế các cộng đồng chăn nuôi truyền thống và gây thêm áp lực lên các nguồn tài nguyên. Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ cũng chứng kiến tình trạng xuống cấp trên diện rộng.
Ông Orr kêu gọi các chính phủ có cách tiếp cận mang tính liên kết hơn để bảo vệ đất đai thay vì tập trung vào các dự án phục hồi riêng lẻ. Ông cũng nhấn mạnh rằng các phương pháp chăn nuôi truyền thống có thể giúp các vùng đất chăn nuôi phục hồi.
Trung Quốc trồng lúa thành công ở vùng sa mạc khắc nghiệt Các nhà khoa học Trung Quốc đã giảm một nửa chu kỳ tăng trưởng của giống lúa thông thường được trồng trong nhà kính sa mạc ở Tân Cương. Đây được coi là sự đổi mới nông nghiệp đáng hoan nghênh đối với Bắc Kinh khi nước này đang tìm kiếm các phương pháp mới để đảm bảo an ninh lương thực trong...