Trung Quốc hoàn thành xây dựng trung tâm phóng vệ tinh thứ tư
Trung Quốc vừa hoàn tất xây dựng Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương ở tỉnh Hải Nam và sẽ sớm đưa cơ sở này vào hoạt động.
Phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 2D tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tỉnh miền tây bắc Cam Túc, Trung Quốc.
Đây là trung tâm phóng vệ tinh thứ tư và hiện đại nhất của Trung Quốc.
Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương được khởi công xây dựng năm 2009 và được thiết kế để phóng các tên lửa thế hệ mới cũng như các module của trạm không gian.
Video đang HOT
Nằm bên bờ biển của Hải Nam, cách Hải Khẩu 60km, trung tâm này là căn cứ phóng vệ tinh ven biển đầu tiên của Trung Quốc.
Trung tâm Văn Xương sẽ được sử dụng để phóng tên lửa hạng nặng Trường Chinh 5 mà Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo và các loại tên lửa vận tải khác đang có kế hoạch nghiên cứu, đồng thời chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ phóng các thiết bị vũ trụ như vệ tinh địa tĩnh, trạm không gian lớn…
Đến nay, các trung tâm phóng vệ tinh được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc là Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Sa mạc Gobi, hai trung tâm khác ở Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây và Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên.
Các chuyên gia cho biết các vệ tinh được phóng từ trạm Văn Xương sẽ tiết kiệm được khoảng 15% nhiên liệu tiêu thụ trong tên lửa so với việc phóng từ Trung tâm Tây Xương và nhờ đó có thể kéo dài tuổi thọ của vệ tinh.
Theo chuyên gia Long Nhạc Hào của Viện Công trình Trung Quốc, trong tương lai, Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng./.
Theo NTD
Ấn Độ phóng thành công tên lửa mang 5 vệ tinh
Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ ngày 30.6 đã phóng thành công tên lửa PSLV C-23 (Polar Satellite Launch Vehicle C-23) mang theo năm vệ tinh nước ngoài lên quỹ đạo Trái đất.
Tên lửa PSLV C-23 mang theo 5 vệ tinh rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan - Ảnh: AFP
Tên lửa PSLV C-23 rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota thuộc bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, vào lúc 9 giờ 52 phút (theo giờ địa phương), Tân Hoa xã cho hay.
Chứng kiến tên lửa PSLV C-23, cao khoảng 44,4 mét và nặng 230 tấn, xé bầu trời lao lên quỹ đạo ở Satish Dhawan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết ông cảm thấy đặc biệt vinh dự khi có mặt ở sự kiện này.
Ngoài tải trọng chính là vệ tinh quan sát Trái đất của Pháp SPOT-7 nặng 714 kg, tên lửa PSLV C-23 còn đưa lên quỹ đạo các vệ tinh khác gồm, AISAT của Đức nặng 14 kg, NLS7.1 (CAN-X4) và NLS7.2 (CAN-X5) của Canada cùng nặng 15 kg và VELOX-1 của Singapore nặng 7 kg.
Đây là một "sự chứng thực toàn cầu về năng lực vũ trụ của Ấn Độ", ông Modi nói sau đợt phóng thành công.
Cho đến nay, Ấn Độ đã phóng được 35 vệ tinh cho 19 quốc gia trên thế giới.
Theo AFP dẫn Hiệp hội Công nghiệp vệ tinh Mỹ thì trong năm 2012, doanh thu ngành công nghiệp phóng vệ tinh thuê của Ấn Độ đạt 2,2 tỉ USD, và nước này đang muốn mở rộng thị trường như là một nhà cung cấp các đợt phóng vệ tinh chi phí thấp.
Năm ngoái, Ấn Độ đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên thực hiện thành công việc đưa tàu thăm dò bay đến thám hiểm sao Hỏa, với chi phí chỉ 73 triệu USD (khá rẻ so với con số 455 triệu USD cho việc phóng tàu đến sao Hỏa của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện ngay sau đó).
Theo TNO
Cấm vận Nga, tên lửa Mỹ cũng ngừng bay Ngày 1-2, Lầu Năm Góc đã phải lên tiếng thừa nhận, hiện sau lệnh cấm vận Moscow, xuất phát từ căng thẳng chính trị ở Ukraine, Washington tạm thời chưa tìm ra cách gì thay thế các động cơ tên lửa do Nga chế tạo. Thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, ông Frank Kendall vừa cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể...