Trung Quốc hoàn thành Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu 3
Vào 9h43 phút sáng 23/6, vệ tinh cuối cùng trong Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đầu 3 của Trung Quốc đã được phóng thành công vào quỹ đạo.
Đây là vệ tinh cuối cùng trong Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu 3 của Trung Quốc, được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh -3B tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương.
Vệ tinh thuộc Hệ thống Bắc Đẩu 3 được phóng thành công tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương. Nguồn: Mạng Tân Hoa
Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu 3 của Trung Quốc bao gồm 30 vệ tinh, trong đó có 3 vệ tinh Bắc Đẩu – G ở quỹ đạo địa tĩnh (GEO), 24 vệ tinh Bắc Đẩu – M ở Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO) và 3 vệ tinh Bắc Đẩu – I ở Quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO). Đây cũng là thế hệ vệ tinh định vị dẫn đường thứ ba mà Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, trước đó là Hệ thống Bắc Đẩu 1 (đã dừng phục vụ vào năm 2012) và Hệ thống Bắc Đẩu 2, bao gồm 16 vệ tinh vẫn đang hoạt động. Ngoài chức năng định vị và dẫn đường, hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu 3 của Trung Quốc còn được dùng trong nhiều lĩnh vực như logistics, canh tác chính xác, giám sát biển, an ninh đô thị cũng như phục vụ trong công tác cứu hộ, cứu nạn.
Video đang HOT
Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc cung cấp dịch vụ định vị chuẩn xác trong phạm vi 10m trên toàn thế giới, còn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là trong phạm vi 5m. Để đạt được độ chuẩn xác như vậy, ngoài việc sử dụng Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO) như các hệ thống vệ tinh định vị khác, Bắc Đẩu còn sử dụng Quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và Quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO) giúp tăng khả năng các thiết bị thu nhìn thấy vệ tinh.
Mặc dù phát triển sau, tuy nhiên Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu của Trung Quốc được cho là đang cạnh tranh mạnh mẽ với các hệ thống định vị trước đó như GPS của Mỹ, GLONAS của Nga và Galileo của liên minh châu Âu (EU).
Trước đó, vệ tinh cuối cùng này dự kiến được phóng vào hôm 16/6, tuy nhiên do sự cố kỹ thuật nên đã rời sang ngày hôm nay (23/6)./.)
Nhật Bản có kế hoạch thám hiểm Mặt trăng bằng vệ tinh siêu nhỏ
Nhật Bản sử dụng tên lửa SLS của Mỹ để phóng vệ tinh Omotenashi có chiều dài 37cm, rộng 24cm và cao 11cm được gắn động cơ đẩy và túi khí để có thể đáp xuống Mặt Trăng an toàn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 19/5, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết sẽ sử dụng vệ tinh siêu nhỏ có kích thước khoảng 30cm để thám hiểm bề mặt Mặt Trăng trong thời gian tới.
Theo kế hoạch được công bố, JAXA và nhóm nghiên cứu của Đại học Tokyo sẽ sử dụng tên lửa SLS của Mỹ để phóng hai vệ tinh trọng lượng từ 10-13kg, trong đó vệ tinh Omotenashi có chiều dài 37cm, rộng 24cm và cao 11cm được gắn động cơ đẩy và túi khí để có thể đáp xuống Mặt Trăng an toàn.
Vệ tinh còn lại có nhiệm vụ kiểm nghiệm kỹ thuật sử dụng trọng lực của Mặt Trăng để tự thay đổi quỹ đạo bay trên không gian.
Năm 2007, JAXA đã phóng thành công vệ tinh Kaguya và chụp được hình ảnh chi tiết bề mặt Mặt Trăng, sau đó cơ quan này tiếp tục xây dựng kế hoạch phóng tàu vũ trụ không người lái SLIM.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí dành cho các dự án trên quá lớn, JAXA đã chuyển hướng nghiên cứu phát triển các thiết bị thám hiểm siêu nhỏ, giá thành rẻ, với kỳ vọng có thể đưa nhiều vệ tinh siêu nhỏ có gắn thiết bị quan sát xung quanh và bề mặt của Mặt Trăng.
Dự kiến, vào tháng Sáu tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ công bố sửa đổi kế hoạch phát triển lĩnh vực vũ trụ 10 năm tới.
Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới như Mỹ và Trung Quốc đã chính thức triển khai kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng, Nhật Bản chủ trương kêu gọi các trường đại học, các doanh nghiệp tư nhân hợp tác phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ, tập trung phát triển vệ tinh siêu nhỏ với giá thành rẻ để có thể đưa nhiều thiết bị lên không gian trong một lần phóng tên lửa, đồng thời góp phần cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, thám hiểm vũ trụ./.
Bí mật vụ phóng vệ tinh Liên Xô khiến nước Mỹ choáng váng Ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được phóng lên quỹ đạo gần Trái đất, đánh dấu bước ngoặt trong việc chinh phục không gian vũ trụ. Được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur vào hồi 22h30 phút, vệ tinh này là một quả cầu bằng nhôm với đường kính hơn nửa mét, nặng 83,6kg. Nó bay vòng...