Trung Quốc hạn chế cưới hỏi, ma chay ở nông thôn để phòng COVID-19

Theo dõi VGT trên

Chính quyền địa phương khắp Trung Quốc cấm tổ chức tang lễ và đám cưới để ngăn COVID-19 lây lan ở vùng sâu vùng xa. Nước này đang ghi nhận hàng trăm ca nhiễm trong cộng đồng.

Trung Quốc hạn chế cưới hỏi, ma chay ở nông thôn để phòng COVID-19 - Hình 1

Hơn 600 triệu người sống tại khu vực nông thôn Trung Quốc – Ảnh: REUTERS

Theo báo South China Morning Post , tính đến cuối ngày 11-1 Trung Quốc đã ghi nhận thêm 55 ca COVID-19, trong đó có 13 ca nhập cảnh và 42 ca lây nhiễm trong nước.

Trong số các ca tại địa phương, 40 ca nằm ở tỉnh Hà Bắc, phía bắc Bắc Kinh, 1 ca tại Bắc Kinh và 1 ca ở tỉnh Hắc Long Giang.

Trung Quốc cũng ghi nhận tổng cộng 81 ca không có triệu chứng trong ngày 11-1, số ca này không được tính trong số liệu chính thức.

Hai thành phố Thạch Gia Trang và Hình Đài của Đài Bắc đã bị phong tỏa kể từ ngày 6-1. Các ngôi làng quanh thành phố này chiếm tới khoảng 70% số ca nhiễm trong đợt bùng dịch mới nhất.

Những người nhiễm COVID-19 trên từng dự lễ cưới, đám tang và các hoạt động làng xã khác trong những tuần gần đây, theo cơ quan y tế địa phương.

Lang Phường, một thành phố khác của Hà Bắc, đã yêu cầu người dân ở nhà để quan sát tình hình trong 7 ngày tới kể từ ngày 12-1. Lang Phường cũng khởi động chương trình xét nghiệm đại trà sau khi có một ca dương tính trở về từ Thạch Gia Trang.

Tỉnh Hồ Bắc cũng cấm tụ tập đông người tại các vùng quê. Tỉnh này hồi tuần trước đã kêu gọi toàn bộ người dân không tổ chức tiệc cũng như mời người thân, bạn bè đến dự đám cưới và đám ma từ đây cho đến Tết Nguyên đán.

Nhiều tỉnh thành khác của Trung Quốc, bao gồm các khu vực nông thôn ở ngoại ô Bắc Kinh và thành phố Thẩm Dương (Liêu Ninh), cũng đưa ra các cấm tương tự.

Thành phố Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây đã tuyên bố “kiểm soát nghiêm ngặt đối với việc tụ tập đông người” từ ngày 11-1. Lệnh cấm được áp dụng đối với lễ cưới, ma chay, các buổi lễ cộng đồng, chương trình biểu diễn và các sự kiện khác. Tấn Trung áp dụng lệnh trên sau khi ghi nhận 2 ca không có triệu chứng đến từ Hà Bắc.

“Trong khi các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp dễ lây lan trong mùa đông, các sự kiện cộng đồng đông đúc như đám cưới và đám ma tại các ngôi làng lại góp phần kích thích sự lây nhiễm”, ông Feng Zijian, phó giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, cho biết.

Hàng trăm, có khi hàng ngàn người, thường tập trung tại các đám cưới và đám ma tại khu vực nông thôn của Trung Quốc. Những hoạt động này là một phần quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Gia chủ tại đây sẽ mất thể diện nếu có ít khách khứa.

Video đang HOT

Cô giáo Lê Thị Ánh Phượng: 15 năm cắm bản là trải nghiệm tốt đẹp của đời tôi

Cô Lê Thị Ánh Phượng được biết đến là giáo viên cắm bản, công tác nhiều năm ở vùng cao, giáo dục cực kỳ khó khăn.

Là một trong hai giáo viên tỉnh Nghệ An được tôn vinh giáo viên tiêu biểu toàn quốc, cô Lê Thị Ánh Phượng được biết đến là giáo viên cắm bản, công tác nhiều năm ở vùng cao, giáo dục cực kỳ khó khăn.

Gắn bó vì những bữa ăn của học sinh

Tốt nghiệp đại học, chuyên ngành sư phạm mầm non, cũng như bao sinh viên ước mơ về một công việc ổn định, thế nhưng chỉ sau một lần thực tập ngay chính những trường học ở vùng núi quê nhà, cô giáo Lê Thị Ánh Phượng quyết định gắn bó thanh xuân, cuộc đời với sự nghiệp giáo dục vùng sâu, vùng xa.

Quỳ Châu thuộc miền Tây Bắc, tỉnh Nghệ An là huyện có địa hình khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200m so với mặt nước biển, bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối dày đặc. Đây là khó khăn cho Quỳ Châu trong phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là hạn chế khả năng giao lưu giữa các xã trong huyện và mở mang diện tích đất nông nghiệp.

Dù biết đây là nơi đất cằn sỏi đá, đầy rầy những khó khăn, nhưng cô Ánh Phượng vẫn quyết tâm bám bản để mang giáo dục đổi mới miền đất vùng cao.

Nói chuyện với tôi khi đêm đã khuya, cũng là lúc cô Phượng kết thúc một ngày dài vất vả với những công việc thường ngày sau buổi đến trường.

Làm mẹ vốn dĩ đã là việc vất vả khi hai con còn nhỏ, nhưng càng vất vả hơn với một người mẹ tham gia công tác giảng dạy tại một trường học cách nhà 27 km, đi về hàng ngày.

Cô giáo Lê Thị Ánh Phượng: 15 năm cắm bản là trải nghiệm tốt đẹp của đời tôi - Hình 1

Cô Lê Thị Ánh Phượng được biết đến là giáo viên cắm bản, công tác nhiều năm ở vùng cao giáo dục cực kỳ khó khăn. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Kể với tôi nghe những câu chuyện đến trường hàng ngày với giọng lạc quan, cô nói: "Trong trường của mình có hơn chục thầy cô giáo nhà xa trường, họ đều đến từ vùng thuận lợi và tình nguyện đến vùng khó khăn của Quỳ Châu này để cống hiến. Đường vào đến trường khoảng 27 cây số, đường thì bên dốc, bên vực, mùa lạnh y như đèo Hải Vân thu nhỏ, trong lòng thực mà nói là vừa đi, vừa lo.

Hết giờ dạy, những đoàn xe máy của các thầy cô bám bản lại chờ đợi và nối đuôi nhau ra về. Có những lúc mệt thật, những lúc chỉ chực chờ bỏ cuộc, chọn một công việc nhẹ nhàng hơn nhưng rồi mình nghĩ, nếu ai cũng như thế thì công tác giáo dục miền núi còn ai muốn gắn bó dài lâu. Cứ thế rồi các thầy cô tự nhủ mình, động viên đồng nghiệp tiếp tục vượt qua".

Khó khăn là câu chuyện hiện diện hàng ngày và có thật nhưng chưa một lần cô Phượng bấm bụng bỏ cuộc chỉ vì chứng kiến cảnh học sinh đến trường chỉ với ép xôi và muối, con cá khe bố nướng vắt ngang trên cục cơm nguội hay chỉ đơn giản là gói xúp (bột canh) mỳ tôm với cơm nguội...

"Phải tận mắt chứng kiến, sống cùng, sinh hoạt cùng, chia sẻ và thấu hiểu cùng thì mới thấm những vất vả của các thầy cô chưa có gì so với khó khăn của học sinh nơi đây", cô Phượng tâm sự.

Những con đường tới bản, một bên vực, một bên núi, vất vả, khó khăn là thế nhưng cũng là nơi gửi gắm những gì tinh túy nhất của nghề nhà giáo.

Trong những nốt trầm của khúc tâm sự, cô Phượng vẫn vui tươi, dí dỏm khi nói rằng: "Năm thứ 15 cắm bản, nhiều phụ huynh còn trêu mình, nếu muốn biết đường Châu Phong hỏi cô Phượng là biết hết. Cô Phượng quen đường đến mức đếm được những ổ gà trên đường Châu Phong".

Cô giáo Lê Thị Ánh Phượng: 15 năm cắm bản là trải nghiệm tốt đẹp của đời tôi - Hình 2

Cô Ánh Phượng là một trong những lá cờ tiên phong tình nguyện đi đến từng nhà, vào từng thôn bản để vận động con em đồng bào đến trường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Gia đình là nguồn động lực rất lớn

Thành công, thành tựu hay tấm bằng khen mới nhất của cô Ánh Phượng được tôn vinh đều có công rất lớn từ hậu phương là gia đình.

Cô Phượng tâm sự: "Từ khi còn đi học và đến bây giờ đã làm nghề giáo được 14-15 năm, làm vợ và làm mẹ của hai đứa nhỏ thì nguồn động viên lớn nhất giúp mình vượt qua những khó khăn đó chính là gia đình.

Mẹ mình cũng là một giáo viên, là giáo viên đi từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn để cắm bản đem con chữ cho học trò miền sâu miền xa.

Chắc cũng vì thế mà những nhiệt thành với nghề của bản thân mình được ngấm vào máu từ thuở bé khi mình được chứng kiến công việc người thầy lớn nhất của cuộc đời là mẹ".

Đi làm, đi dạy và đặc biệt là công tác vận động học sinh tới trường, có những lúc đi sớm từ khi gà gáy đến tối muộn mặt trời xuống núi ở vùng cao này nếu không có những động viên của gia đình làm chỗ dựa tinh thần thì những người như cô Ánh Phượng quả thực khó bề thực hiện công tác giáo dục miền núi.

Vận động học sinh là công tác gian truân nhất trong quá trình giáo dục vùng cao. Là giáo viên môn âm nhạc, nhưng phụ trách công tác đoàn, đội tại trường nên cô Ánh Phượng là một trong những lá cờ tiên phong tình nguyện đi đến từng nhà, vào từng thôn bản để vận động con em đồng bào đến trường.

Vì biết được tầm quan trọng của sự khích lệ, động viên của gia đình chính là cái nôi để con em đồng bào có thể xây ước mơ cắp sách đến trường nên cô Phượng vô cùng quan tâm, thực hiện công tác vận động học sinh bằng cả tấm lòng.

Cô giáo Lê Thị Ánh Phượng: 15 năm cắm bản là trải nghiệm tốt đẹp của đời tôi - Hình 3

Giáo dục vùng cao ghi dấu những hi sinh thầm lặng của các thầy cô như cô giáo Ánh Phượng để mong muốn đưa đời sống vùng cao, vùng sâu thoát nghèo bằng con chữ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trong hành trình vận động học sinh đến trường có những nỗi vất vả không được gọi thành tên. Đường đi vào bản nhỏ hẹp. Vùng cao miền Trung quanh năm thời tiết khắc nghiệt.

Mùa hè gió lào thổi bỏng rát, nắng táp như mặt trời áp thẳng chỉ cách con người vài gang tấc. Mùa đông rét cắt da, cắt thịt. Cái rét, sương muối, sương mù... dẫu gian khó như thế nhưng không làm giảm ý chí kiên cường bám bản, đưa học sinh tới trường của các thầy cô nơi đây.

"Hành trình đó gian khó bao nhiêu thì đổi lại mình cảm thấy hạnh phúc bấy nhiêu khi học sinh nơi đây ngày đến lớp càng đông. Bữa ăn các em dắt lưng mang đi dù đạm bạc, dù chẳng có gì nhưng chỉ cần các em hiểu rằng, chỉ cần đến trường, tương lai các em sẽ thay đổi thì những nước mắt mặn mòi, vất vả ngày hôm nay sẽ được đền đáp bằng tương lai tươi sáng.

Đối với những giáo viên cắm bản, dù làm công tác gì, thì đó là một niềm hạnh phúc", trong giọng nói cô Phượng ánh lên bao niềm vui ngập tràn.

Công tác vận động địa phương miền sâu, miền xa cũng gặp nhiều khó khăn vì không chỉ sự xa cách địa lý mà sự mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp và văn hóa không tương đồng của các dân tộc.

Một trong những câu chuyện mà cô Ánh Phượng nhớ nhất trong hơn 14 năm cắm bản là về cậu học trò nhỏ Bảo Khanh của mình.

Mẹ Bảo Khanh mất sớm, bố em đi bước nữa, hoàn cảnh vốn dĩ đã khó khăn chồng chất khó khăn khi gia đình đông con nhưng không đông của. Nhà Khanh là gia đình nghèo nhất của nơi nghèo nhất. Có lẽ vì thế mà dù rất bé, là cậu học trò thông minh, học giỏi nhưng Khanh mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh và số phận của mình.

"Khi mọi người đến vận động Khanh đi học mới tưởng tượng ra có một gia đình tại huyện mình làm việc lại khó khăn hơn cả khó khăn như thế. Em Khanh xấu hổ không phải vì gia đình nghèo, vì đông con bởi ở đây dân số phần đông đều như thế mà có lẽ do thấy các cô giáo vào đến nơi vận động nên em chạnh lòng.

Lúc đấy, tâm lý trẻ con mình hiểu rõ. Khanh chạy trốn không gặp thầy cô. Cứ thế mấy ngày trôi qua, mình đến là em chạy trốn. Quyết tâm không để những học trò như Khanh vì mặc cảm mà mất con chữ, cuối cùng em không chạy trốn mình vào nương nữa, ở nhà nghe mình tâm sự, chia sẻ, an ủi và đồng ý đến trường.

Hôm đó, đoàn vận động có mấy thầy cô đi với nhau. Vào được nhà em Khanh dù quen đường rồi nhưng trời tối đi về thì cả đoàn bị lạc đường. Tìm mãi gặp được một người đi rừng lấy củi về mới tìm được đường ra. Dù mệt nhưng rất vui vì em Khanh đã đến trường".

Bảo Khanh là một trong những học sinh vượt khó học giỏi. Em trở lại trường, nhận sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, là một trong những học sinh giành học bổng tại trường.

Cô Phượng cũng như những thầy cô giáo miền xuôi bám bản, mang con chữ, hoạt động giáo dục đến từng bản làng với mong ước từ những mầm non vùng cao xanh có giáo dục để thay đổi cuộc đời.

Chính vì hi sinh cả tuổi xuân, gắn bó những năm tháng nhiệt huyết nhất của mình cho giáo dục miền núi bằng cả tâm huyết và sự nhiệt thành, đó cũng chính là lý do cô giáo Lê Thị Ánh Phượng được tôn vinh là tấm gương nhà giáo tiêu biểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức hàng năm.

Lễ tri ân, vinh danh những nhà giáo có thâm niên giảng dạy, có uy tín và có nhiều cống hiến đối với ngành giáo dục nước nhà.

Lễ tri ân cũng là dịp để tôn vinh những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, tận tụy, tâm huyết với nghề, đi đầu trong phong trào thi đua, các cuộc vận động và có ảnh hưởng tích cực đối với đồng nghiệp, học sinh và xã hội; ứng xử văn hóa, được đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh tin yêu, quý trọng, được tập thể sư phạm suy tôn.

Giáo dục miền núi đang là một trong những trọng điểm của giáo dục Việt Nam, ở đó ghi dấu những hi sinh thầm lặng của các thầy cô như cô giáo Ánh Phượng để mong muốn đưa đời sống vùng cao, vùng sâu thoát nghèo bằng con chữ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh
06:05:03 22/11/2024
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
20:17:03 21/11/2024
Phản ứng của các nước với lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel
12:47:29 22/11/2024
Lý giải nguyên nhân Tổng thống đắc cử Trump 'mê' Elon Musk
15:01:42 21/11/2024
J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư
18:11:14 21/11/2024
Đoàn người di cư đổ xô đến Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức
18:56:20 21/11/2024

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Cảnh sát Mỹ tiết lộ cáo buộc tấn công tình dục nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng đề cử

17:16:56 22/11/2024
Ngày 21/11, theo báo cáo mới được cảnh sát công bố, người phụ nữ - được gọi là "Jane Doe" - khai rằng ông Hegseth đã lấy điện thoại của cô, chặn cửa phòng và tấn công tình dục mặc dù cô nhớ đã nói 'không rất nhiều lần .

Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ trong quá khứ

17:15:18 22/11/2024
Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng mở rộng của Triều Tiên bao gồm nhiều loại vũ khí có khả năng hướng tới Hàn Quốc và Nhật Bản cùng các tên lửa tầm xa đã chứng minh khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

17:13:49 22/11/2024
ICC cho biết, lệnh bắt giữ này liên quan đến tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh được thực hiện ít nhất từ ngày 8/10/2023 đến ngày 20/5/2024, thời điểm Văn phòng Công tố nộp đơn xin lệnh bắt giữ .

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

WTO: Tác động kép của AI đối với thương mại toàn cầu

13:50:32 22/11/2024
WTO kêu gọi có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết sự phân mảnh trong quy định quản lý này và đảm bảo các lợi ích của AI được phân phối một cách công bằng.

Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh

13:50:07 22/11/2024
Đây là một trong những cơ sở thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế Education Consortium Anáhuac (CEA) hiện đang hoạt động tại 18 quốc gia.

Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD nhờ kỳ vọng về chính sách của Mỹ

13:47:33 22/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền điện tử thế gTrong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã ủng hộ các tài sản kỹ thuật số, cam kết sẽ biến Mỹ thành trung tâm tiền...

Những điểm quan trọng trong bài phát biểu mới nhất của Tổng thống Putin

13:43:28 22/11/2024
Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay, kể cả những hệ thống mà Mỹ triển khai ở châu Âu, có thể đánh chặn được Oreshnik. Ông nhấn mạnh: "Hiện nay, không có biện pháp nào để đối phó với loại vũ k...

Ai Cập, Iran quan ngại tình hình căng thẳng leo thang trong khu vực

13:39:39 22/11/2024
Theo Ngoại trưởng Ai Cập, cần thiết phải hỗ trợ tất cả các bên ở Liban trong giai đoạn quan trọng này, để bầu ra một tổng thống thông qua sự đồng thuận toàn quốc.

Lực lượng Mỹ tấn công Houthi bằng tên lửa phóng từ biển

13:33:50 22/11/2024
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) đã công bố video ghi lại cuộc không kích chính xác vào mục tiêu của Houthi ở Yemen.

Có thể bạn quan tâm

Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Pháp luật

20:01:48 22/11/2024
Cần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.

Lewandowski bảo vệ 'bom xịt' của MU

Sao thể thao

19:48:27 22/11/2024
Robert Lewandowski, tiền đạo hàng đầu thế giới, đã khuyên Man Utd nên kiên nhẫn với Joshua Zirkzee, người đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.

MAMA bị biến thành giải "ao làng" ở Mỹ

Nhạc quốc tế

19:38:45 22/11/2024
Lần đầu tổ chức ở xứ cờ hoa, những tưởng MAMA sẽ khiến khán giả choáng ngợp, nhưng quy mô sân khấu thực tế lại đang gây tranh cãi.

Siêu phẩm MV Việt xứng đáng được biết đến nhiều hơn: Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện hay như 1 bộ phim ngắn

Nhạc việt

19:25:39 22/11/2024
Ngày 19/11, ban nhạc indie rock The Flob đã thả xích MV Nhất Bái Thiên Địa, đưa người xem vào một chiều không gian hoài cổ đầy huyền bí, mị hoặc.

Một học sinh tiểu học bị bắt nạt, bố trút giận thay con và bị giam giữ 10 ngày: CĐM bùng lên tranh cãi

Netizen

19:23:40 22/11/2024
Bạn sẽ làm gì nếu con bạn bị bắt nạt ở trường? Có người sẽ nói con đi tìm giáo viên, để giáo viên giải quyết sự việc. Một số người sẽ nói con đánh trả. Có thể sau khi đọc xong tin tức này, bạn sẽ có cái nhìn khác.

Bệnh gai đen ở người béo phì có chữa được không?

Sức khỏe

19:16:45 22/11/2024
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?

Tv show

18:54:00 22/11/2024
Theo đó, Mỹ Linh nhắc đến khá nhiều người, tuy nhiên câu chuyện liên quan đến Minh Tuyết, Tóc Tiên, Minh Hằng là thu hút sự chú ý nhất.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.