Trung Quốc hăm he đưa giàn khoan quay lại biển Đông
Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan mà họ hạ đặt thăm dò trái phép tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty khai thác dầu ngoài khơi Trung Quốc vẫn ám chỉ họ sẽ quay trở lại sau khi đánh giá hết các dữ liệu thu thập được. Báo chí Argentina vừa tiết lộ thông tin cho thấy Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan trở lại biển Đông khi họ đóng xong một loại tàu.
Rút giàn khoan để chờ tàu FLNG
Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sang Argentina tuần trước, báo chí Argentina đã tiếp cận được một số thông tin từ Trung Quốc để làm sáng tỏ việc ý đồ của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép rồi di chuyển giàn khoan. Vấn đề của Trung Quốc hiện giờ chỉ là công nghệ, làm thế nào để chuyển nhiên liệu “khai thác” được về đất liền một cách hiệu quả.
Tập đoàn khai thác năng lượng Trung Quốc (CNOOC) đang nghiên cứu khả năng thực hiện một dự án nhiều tỉ đô la để xây dựng một số tàu xử lý khí đốt tự nhiên hóa lỏng (FLNG), công nghệ mà họ chưa từng thử nghiệm. Sau khi có đội tàu này, chúng sẽ được sử dụng để “thu hoạch” khí đốt khai thác được từ vùng nước sâu thuộc Biển Đông.
Dự án này không được thông báo công khai nhưng một số quan chức úp mở CNOOC đã đề cập chuyện hợp tác đóng FLNG với nhiều hãng đóng tàu lớn trên khắp thế giới có khả năng đóng loại tàu này. Tàu FLNG giống như nhà máy hóa lỏng trên biển có thể chiết xuất khí đốt và hóa lỏng nó trước khi giao nó cho tàu chở dầu vận chuyển vào bờ.
Đóng một tàu FLNG đòi hỏi chi phí lớn và kỹ thuật cao
Nếu không có FLNG để chiết xuất và hóa lỏng khí đốt một cách hiệu quả, giàn khoan trị giá 1 tỉ USD của Trung Quốc dù có hoạt động cũng chẳng hiệu quả. Đó có thể chính là lý do khiến Trung Quốc tạm rút giàn khoan. Và khi bỏ ra cả đống tiền để có FLNG thì Trung Quốc sẽ khó để không con tàu này mà phải dùng nó đi khai thác để bù lỗ.
Video đang HOT
Ráo riết lên kế hoạch đóng tàu
Trung Quốc có thể sở hữu FLNG đầu tiên trong vài năm nữa. Các quan chức ngành công nghiệp Trung Quốc cho biết các tàu như vậy sẽ là thành phần quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông – bao gồm cả “vùng biển tranh chấp” mà thực ra là vùng biển thuộc đặc quyền của nước khác nhưng Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền không được luật pháp quốc tế công nhận.
“Đối với vùng biển tranh chấp, chúng ta cần phải tự lực cánh sinh bởi vì chúng ta không thể mong đợi sự hỗ trợ từ bất kỳ quốc gia láng giềng gần đó”, Xie Bin – giám đốc một công ty chuyên nghiên cứu khai thác trong vùng nước sâu cho biết trong một cuộc hội thảo nhằm nhấn mạnh việc phải có FLNG. Tuy vậy, ông Xie không đưa ra chi phí ước tính cho việc xây dựng một FLNG, mặc dù các quan chức ngành công nghiệp khác cho biết nó có thể ngốn hàng tỉ đô la.
Trên thế giới hiện giờ có khoảng 10 dự án dùng FLNG phục vụ khai thác dầu khí và một số ít đang được xây dựng. Quy mô nhất phải kể đến FLNG Prelude, thuộc sở hữu của Royal Dutch Shell. FLNG này dự kiến sẽ phục vụ sản xuất vào năm 2017 từ vùng biển ngoài khơi Úc. Shell từ chối đưa ra chi phí xây dựng Prelude nhưng các nhà phân tích nói nó có thể trị giá hơn 12 tỉ USD.
Ông Xie cũng cho biết CNOOC đang nhanh chóng muốn có một FLNG với khả năng xử lý lên tới 2,4 triệu tấn khí mỗi năm (TPY) và hoạt động ở vùng biển sâu 1.500 mét. Nguồn tin khác cho biết nếu điều kiện kỹ thuật chưa đủ, CNOOC muốn có thể bắt đầu khai thác ngoài khơi với một FLNG có sản lượng 1 triệu TPY mỗi năm.
Trước đó, CNOOC đã hợp tác với 2 trường đại học của Trung Quốc để tự mày mò thiết kế một tàu FLNG quy mô nhỏ với công suất khoảng 5.000 TPY. Dự kiến, chiếc tàu nhỏ này sẽ được ra khơi thử nghiệm vào cuối tháng 9.
Theo Một Thế Giới
Chuyện chưa kể ở Hoàng Sa khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép
Có mặt tại vùng biển Hoàng Sa trong thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, phóng viên đã được nghe, chứng kiến nhiều câu chuyện ứa nước mắt về tình người, tình yêu biển đảo của Tổ quốc.
Hầu hết thủy thủ tàu kiểm ngư 628 (KN 628) - nơi phóng viên đã có nhiều ngày tác nghiệp tại vùng biển Hoàng Sa- là những con em nông dân chân lấm tay bùn. Họ là những tấm gương sáng về sự ngoan cường, gan dạ nơi đầu sóng ngọn gió.
Vững chí nơi hiểm nguy
Sự chân chất nhưng đầy mạnh mẽ của những thủy thủ trên tàu đưa lại cho tôi ấn tượng mạnh ngay từ khi bước lên con tàu này. "Anh làm ở báo à? Hầu hết anh em trên tàu chúng tôi đều là con nhà nông đấy"- Thuyền trưởng Hoàng Văn Lâm nói với tôi.
Sau nhiều giờ đối phó với tàu Trung Quốc truy đuổi, vây ép, những phút bình yên trên biển, tôi được các thủy thủ con nhà nông kể về những ngày căng sức đối phó với sự gây hấn của các đội tàu Trung Quốc. Từ ngày 30.4, khi phát hiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển Hoàng Sa, KN 628 là 1 trong 4 tàu đầu tiên của nước ta vào cuộc đấu tranh.
Phút thảnh thơi và sinh hoạt văn nghệ của các kiểm ngư viên tàu KN 628.
Ỷ đông hiếp yếu, các đội tàu của Trung Quốc, trong đó có lượng lớn tàu quân sự, hung hăng đâm va các tàu của Việt Nam, nhất là tàu KN 628. "Đến nay tàu chúng tôi đã bị đâm va hàng chục lần, nhưng anh em chưa bao giờ nao núng, trái lại ngày càng vững vàng hơn"- Thuyền trưởng Lâm kể.
Đỉnh điểm sự hung hăng của các tàu Trung Quốc bắt đầu từ ngày 2/5. Từ thời điểm này, tàu KN 628 thường được đội tàu 4-5 chiếc của Trung Quốc "chăm sóc" kỹ lưỡng bất kể ngày đêm.
Có ngày các tàu của Trung Quốc tiến hành đâm va từ 5-6 lần, khiến tàu KN 628 nhiều lần suýt chìm.
"Nếu anh em không mưu trí thì tàu và người đã vĩnh viễn nằm lại nơi đáy biển"- Thuyền phó Nguyễn Tiến Đôn tiếp lời thuyền trưởng. Chịu hàng loạt lần đâm va làm móp, vỡ các bộ phận của tàu, KN 628 còn nhiều lần bị tàu Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng với áp lực nước cực lớn làm vỡ kính, chập điện.
Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, các thủy thủ trên tàu dũng cảm dùng thân mình che các chỗ kính bị vỡ để cứu tàu và vẫn kiên trì đấu tranh với Trung Quốc...
Hồn quê nuôi chất thép
Đêm Hoàng Sa trăng rằm sáng vằng vặc. Khi các tàu Trung Quốc như những bóng ma sau một hồi điên cuồng gây hấn đã dần tản ra xa cũng là lúc anh em trên tàu KN 628 có thời gian thảnh thơi. Giữa sóng biển ầm ào, bên các ấm trà nóng mang vị mặn mòi của biển, từng tốp nhân viên, cán bộ kiểm ngư lại quây quần bên nhau để sinh hoạt văn hóa văn nghệ như thường lệ. Tốp thì kể cho nhau nghe chuyện tiếu lâm, tốp ngâm thơ, ca hát... Nếu không chứng kiến những vất vả, gian nguy mà họ đã trải qua, nhìn khung cảnh này nhiều người sẽ nghĩ rằng họ đang có một chuyến du lịch thú vị trên biển.
Lúc mới gặp, tôi thấy kiểm ngư viên Chiến là người mạnh mẽ, quyết đoán và sống rất nội tâm. Nhưng giữa đêm ánh trăng rọi đỉnh đầu này, anh hoàn toàn "lột xác" trong mắt tôi. Những câu chuyện tiếu lâm hài hước nhưng mộc mạc mà anh kể bằng cái giọng rặt nông dân khiến anh em kiểm ngư trên tàu và cánh phóng viên cười nghiêng ngả. Anh bảo, sự hài hước mang chất nhà nông đã ngấm vào anh từ khi tóc còn để chỏm và điều này giúp anh giữ được thăng bằng để vững vàng trong những lúc gian nguy trên biển.
Trên tàu KN 628, kiểm ngư viên Bảo Anh là một trong những người có giọng hát được anh em mến mộ. Khi anh đệm đàn guitar và cất tiếng hát thì ai cũng phải lặng lẽ thưởng thức và chiêm nghiệm. Anh say sưa hát về biển đảo của Tổ quốc, về những người vợ người mẹ có chồng con đang làm nhiệm vụ trên biển, về những làng quê bốn mùa khó nhọc... Giọng hát rặt chất nông dân Quảng Bình cùng ngón đàn guitar điêu luyện của anh có sự truyền cảm kỳ lạ.
"Tui muốn dùng tiếng hát của mình để nhân lên tình yêu quê hương đất nước ở anh em trên tàu nhằm giúp họ giữ vững chất thép để sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống"- anh chia sẻ.
Trưởng tàu Hoàng Văn Lâm bộc bạch với cánh phóng viên: "Giữa nơi biển khơi đầy rẫy sự hiểm nguy này, những lời ca tiếng hát mang đậm hồn quê không chỉ giúp anh em xua tan sự căng thẳng mà còn tiếp thêm bản lĩnh cho mọi người. Tình yêu quê hương đất nước là khởi nguồn của sức mạnh và ý chí để vượt qua mọi hiểm nguy".
Theo Dân Việt
Trung Quốc dời giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam là tin cực tốt với Ấn Độ Họ muốn giữ thể diện trên trường quốc tế, đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh BRIC lần thứ 6 tại Brazil tuần trước và đêm trước cuộc họp ARF tại Myanmar. Tờ India Times ngày 22/7 đăng bài bình luận, việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 và hạm đội tàu hộ tống khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục...