Trung Quốc hạ lãi suất và những tác động đến Việt Nam
Trung Quốc vừa quyết định điều chỉnh lãi suất tiêu chuẩn nhằm kích thích nền kinh tế đang có mức tăng trưởng chậm. Điều này không chỉ tác động đến các doanh nghiệp trong nước mà còn ảnh hưởng đến các thị trường, doanh nghiệp nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Tòa nhà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa bất ngờ hạ lãi suất lần đầu tiên sau 2 năm. Theo đó, lãi suất tiêu chuẩn đối với các khoản tiền gửi đã giảm 25 điểm cơ sở và lãi suất cho vay giảm 40 điểm cơ sở. Khoản giảm này sẽ áp dụng trong một năm tính từ ngày 22.11.
Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh lãi suất tiêu chuẩn kể từ tháng 7.2012. Theo thông tin trên website của ngân hàng này, sau khi cắt giảm, lãi suất tiền gửi một năm là 2,75%, trong khi lãi suất cho vay là 5,6%.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chịu áp lực từ việc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng chậm trong quý 3 vừa qua (7,3%) so với hai quý trước (lần lượt là 7,5% và 7,4%). đồng thời con số này đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý 1 năm 2009 (6,6%).
Ngoài ra, theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, các số liệu về đầu tư vào tài sản cố định, lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2014 cũng thấp hơn so với mức dự báo. Giới phân tích cho rằng Trung Quốc khó có thể thực hiện được mục tiêu giữ tăng trưởng ở khoảng 7,5% trong năm nay.
Thêm vào đó, áp lực nguy cơ giảm phát và khả năng yếu đi về chi phí tài chính của một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải.
Video đang HOT
Giảm lãi suất sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế cả về cung và cầu (ảnh minh họa) – Ảnh: Reuters
Giảm lãi suất là công cụ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế cả về cung và cầu. Khi giảm lãi suất cơ bản thì lãi suất thị trường và chi phí đi vay cũng giảm theo. Điều này có thể giúp giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Giảm chi phí đi vay cho các doanh nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất, tăng tổng cung cho nền kinh tế. Điều này dẫn tới xu hướng hàng hóa Trung Quốc cạnh tranh hơn về giá ở cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.
Ngoài ra giảm lãi suất sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, làm tăng tổng cầu. Đây cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, khi lãi suất hạ, thị trường đầu tư ở Trung Quốc có khả năng sẽ kém hấp dẫn hơn, đồng nhân dân tệ sẽ mất giá.
Đối với Việt Nam, thực tế là nước đang nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Trung Quốc. Cán cân thương mại hai nước đang chênh lệch khi mà xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm trong khi nhập khẩu ngày càng tăng.
Điều này càng trở nên đáng lo ngại cho doanh nghiệp Việt Nam. Bởi như những phân tích ở trên, khi lãi suất giảm, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tăng sản xuất, hàng hóa Trung Quốc sẽ nhiều và cạnh tranh về giá. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc càng khó khăn. Trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc xuất sang thị trường Việt Nam dễ dàng hơn.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thủ tướng: Bất ổn Biển Đông có thể tác động tiêu cực tới toàn thế giới
Trong cuộc trả lời phỏng vấn riêng với đài truyền hình Đức "Deutsche Welle", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, leo thang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể có những tác động vượt xa tầm khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cuộc phỏng vấn được truyền hình Đức đăng tải vào ngày 17/10 vừa qua, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang công du châu Âu. Dân Trí xin trích đăng:
Thưa Ngài Thủ tướng, trong một bài phát biểu về chính sách an ninh, Ngài đã từng nói: "Lòng tin chiến lược là yếu tố quyết định cho mọi hợp tác giữa các quốc gia". Trong năm nay đã xảy ra một số vụ việc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông. Vậy lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay như thế nào?
Việt Nam là quốc gia thành viên Liên Hợp quốc. Chúng tôi kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia vì hòa bình và phát triển bền vững. Chúng tôi không ngừng nỗ lực xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Chỉ có như vậy mới có thể có sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, đặc biệt là với các nước ASEAN và các đối tác chiến lược, toàn diện và truyền thống. Như vậy, chúng ta mới có thể cùng có lợi và phát triển bền vững.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là không liên minh với nước này để chống phá nước khác. Chúng tôi kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, đồng thời luôn chân thành bày tỏ thiện chí cùng các nước xây dựng lòng tin chiến lược, bền vững, lâu dài, trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Điều đó có nghĩa là tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Chúng tôi không chấp nhận sự can thiệp vào nội bộ của nhau cũng như ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ngoài ra, chúng tôi luôn muốn thúc đẩy hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam hoan nghênh mọi chính sách của các nước lớn đối với châu Á - Thái Bình Dương nếu các chính sách đó tôn trọng luật pháp quốc tế và các thể chế khu vực, không can thiệp vào nội bộ và nhất là không xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia khác. Chỉ như vậy, các chính sách đó mới đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh cũng như hợp tác khu vực và quốc tế.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng và mãi mãi là hai nước láng giềng. Chúng tôi luôn mong muốn hai nước cùng nhau làm hết sức mình để gìn giữ mối quan hệ hoà bình và hữu nghị, xây dựng lòng tin cũng như đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích chính đáng cho cả hai bên và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Mọi tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC). Không để tái diễn tình hình căng thẳng. Không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.
Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đã cùng nhau nỗ lực tìm cách giải quyết xung đột.
Biển Đông là một khu vực có tầm quan trọng rất lớn đối với thương mại thế giới. Từ góc độ quốc tế, Ngài đánh giá thế nào về vai trò của CHLB Đức và Liên minh châu Âu (EU) trong việc giải quyết xung đột này?
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Đây là nơi có tuyến hàng hải quốc tế, với khoảng 50% hàng hóa vận chuyển đường biển toàn cầu mà phần lớn là lưu chuyển hàng hóa giữa Châu Âu và Đông Á. Vì vậy, nếu để xảy ra bất ổn, căng thẳng sẽ tác động tiêu cực không chỉ đối với các nước trong khu vực mà đối với cả toàn bộ thế giới.
Theo tôi, đó cũng là lý do mà EU cũng như Đức và các nước khác trên thế giới cần phải hợp tác nhằm đảm bảo hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi muốn một lần nữa nhấn mạnh đó không chỉ là lợi ích của các nước trong khu vực mà là của cả thế giới. Tôi rất hi vọng cộng đồng thế giới đóng góp tích cực hơn nữa cho hoà bình và ổn định trong khu vực.
Minh Đức ( dịch)
Theo Dantri
Khói, bụi "ăn mòn" sức khỏe người dân đô thị Báo cáo Môi trường Quốc gia 2013 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hôm qua (18-9) cho thấy, ô nhiễm không khí được xác định là "thủ phạm" khiến tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp cao, thậm chí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng...