Trung Quốc giúp Nga vượt khó: Bằng cách nào và để làm gì?
Tại thời điểm nước Nga đối mặt với thách thức kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 – 2009, Moskva đã nhận được một cam kết quan trọng từ Bắc Kinh.
Phát biểu ngày 22/12/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng trợ giúp Nga vượt qua những khó khăn về kinh tế. “Nếu phía Nga yêu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong khuôn khổ khả năng có thể… Trung Quốc tin rằng Nga có đủ tiềm lực và sự thông thái để xử lý những thách thức kinh tế hiện tại”, ông Vương Nghị bày tỏ.
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh nhiều “kẻ thù” của Nga đang hoan hỉ trước viễn cảnh kinh tế Nga “đang rơi vào khủng hoảng, suy thoái khó bề chống đỡ”, các tổ chức định mức của phương Tây đồng loạt tuyên bố sẽ hạ tín nhiệm của Nga xuống ngưỡng “không khuyến khích đầu tư”.
Hợp tác Nga – Trung đã có bước phát triển mạnh thời gian gần đây. Ảnh: Reuters
Theo các chuyên gia Trung Quốc, trợ giúp của Bắc Kinh cho Moskva có thể được thực hiện thông qua các cơ chế đa phương như “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi ( BRICS). Ngoài ra, còn có thể tiến hành trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác khung được ký kết giữa Ngân hàng Trung ương hai nước. Cụ thể hơn, đó là các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương, mở ra khả năng thanh toán các giao dịch thương mại bằng đồng ruble và nhân dân tệ (NDT), không dùng tới đồng USD. Nga và Trung Quốc mới đây đã ký kết một hợp đồng như vậy, với tổng trị giá lên đến 150 tỉ NDT (24,5 tỉ USD), có thời hạn 3 năm, kèm điều khoản kéo dài hợp đồng khi có sự đồng thuận của hai bên.
Đương nhiên, tuyên bố sẵn lòng giúp đỡ Nga đặt trong bối cảnh quốc tế hiện nay mang đặc điểm chiến lược và tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đối với Bắc Kinh. Mỹ, nước hiện là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, sẽ rất bất bình trước bước đi này. Trước đó, chính quyền Washington đã nhiều lần “bày tỏ” mong muốn Bắc Kinh tham gia vào các lệnh cấm vận chống Nga, nhưng không hề nhận được sự hưởng ứng nào. Nếu nước Nga có thể vượt qua bão khủng hoảng với mức tổn thất là tối thiểu và có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung sẽ đứng trước những căng thẳng mới.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, quan hệ Nga – Trung đã phát triển lên một tầm cao mới thời gian gần đây. Việc hai nước ký thỏa thuận triển khai các dự án hạ tầng lớn trong năm 2014 cho thấy tầm quan trọng của hợp tác song phương mà ở đó, Bắc Kinh có thể chấp nhận sự “nguội lạnh” trong quan hệ với Mỹ trong một chừng mực nhất định.
Video đang HOT
Cách hành xử mang tính biểu tượng của Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh đã đạt đến cấp độ tin tưởng mới. Cả hai đều rất chú trọng và quyết tâm theo đuổi các dự án quy mô lớn, đặc biệt là hai tuyến đường ống dẫn khí trị giá hàng trăm tỉ USD, cùng với đó là hành lang vận tải từ khu vực miền Tây Trung Quốc tới châu Âu qua Nga. Mức độ thành công của các đề án này đến đâu đều phụ thuộc vào các diễn biến tại Nga.
Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến xu hướng kinh tế phát triển ổn định tại Nga cũng như hợp tác song phương Nga – Trung, tạo nền tảng tin cậy cho việc thực thi các dự án năng lượng quy mô lớn. Trung Quốc thừa hiểu, khủng hoảng kinh tế tại Nga đồng nghĩa với việc những thỏa thuận đã ký kết sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai và đó là điều mà Bắc Kinh không hề muốn.
Vì vậy, có thể cắt nghĩa rằng, tuyên bố sẵn sàng trợ giúp Nga mà ông Vương Nghị đưa ra là một bước đi đã được tính toán kỹ. Nó sẽ chỉ tập trung vào việc hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các dự án hợp tác có tầm đặc biệt quan trọng với Trung Quốc, cung cấp tín dụng cho việc xây dựng, hoàn thiện. Ngoài ra, nó cũng là tiền đề thuận lợi để Bắc Kinh thể hiện chính sách ngoại giao độc lập và thực tế.
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/ New Eastern Outlook
Roman Abramovich hiến tài sản đáp lời Putin cứu kinh tế Nga?
Ngay sau động thái tích cực của tỷ phú Alisher Usmanov nhằm giải cứu nền kinh tế Nga, tỷ phú Roman Abramovich cũng đang có động thái tương tự.
Tỷ phú Roman Abramovich có giải cứu kinh tế Nga?
Là đồng minh thân cận của các ông chủ điện Kremlin, từng có mặt trong lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính vì thế mà trong thời điểm Putin lao đao vì giá dầu tụt xuống mức thấp khủng khiếp, cộng với lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây do can thiệp vào tình hình Ukraine, Roman Abramovich như ngồi trên đống lửa.
Theo kênh tài chính Bloomberg, Abramovich cũng đã mất tới 450 triệu USD vì đồng rúp sụt giá chỉ trong vòng 48 giờ hồi đầu tuần trước.
Nhà tài phiệt Roman Abramovich (thứ 2 từ trái qua) cùng Tổng thống Putin (bên phải).
Đồng tiền của nước Nga đã rơi xuống mức thấp nhất trong suốt hơn một thập kỷ do giá dầu sụt giảm, và theo ước tính của Bloomberg thì đã có khoảng 10 tỷ USD của các tỷ phú Nga "bốc hơi" trong đợt đại khủng hoảng này.
Người thiệt hại nhiều nhất là địch thủ của Abramovich trên sân cỏ ở London, tỷ phú gốc Uzbekistan Alisher Usmanov, cổ đông chính của Câu lạc bộ Arsenal. Usmanov, sở hữu 30% cổ phần của Arsenal, đã mất tới 809 triệu USD.
Tuy vậy, con số thất thoát đó dù sao cũng không đáng là bao so với số tài sản kếch sù của những "soái Nga ở London" nói trên. Usmanov chính là người giàu nhất nước Anh trong năm qua, với tổng tài sản trị giá khoảng 13,4 tỷ USD, nhiều hơn một chút so với Abramovich, xếp thứ ba với 12,8 tỷ USD.
Cả hai đều đã nhanh chân chuyển tiền ra nước ngoài, biến đồng rúp thành USD hoặc bảng Anh. Nhưng giờ, khi ông chủ điện Kremlin nguy khó thì Abramovich có trách nhiệm phải đem ngoại tệ về giải cứu điện Kremlin, như một "nghĩa vụ với Tổ quốc".
Kênh truyền hình Nga RT, vũ khí đối ngoại của Putin, cho biết tỷ phú Usmanov đã mang cổ phần trong tài sản quan trọng của mình ở Hãng Viễn thông Megafon và Tập đoàn Khai khoáng Metalloinvest trở về Nga. Và hiện nay, Abramovich cũng đang có những động thái tương tự.
Nhà tài phiệt Alisher Usmanov đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Nga Putin
Tỷ phú Usmanov ra tay nghĩa hiệp
Tỷ phú giàu nhất nước Nga Alisher Usmanov vừa quyết định chuyển quyền quản lý hai công ty lớn thuộc sở hữu của tập đoàn USM Holdings cho chính phủ, theo lời kêu gọi toàn dân giải cứu nền kinh tế của Tổng thống Vladimir Putin nhằm "cứu" nền kinh tế Nga.
Cụ thể, tập đoàn USM Holdings thuộc sở hữu của nhà tỷ phú giàu nhất nước Nga đã hoàn tất quá trình chuyển cổ phiếu của 2 công ty Megafon và Metalloinvest cho công ty nhà nước nắm quyền kiểm soát Telekom Holding và USM Metalloinvest.
"Cả hai công ty nói trên sẽ được chuyển giao cho nhà nước và sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của chính phủ. Hai công ty này sẽ là một bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế Nga", tuyên bố của USM Holdings nhấn mạnh.
Tập đoàn USM Holdings được thành lập vào năm 2012 nhằm thống nhất các công ty mà tỷ phú Usmanov sở hữu về một mối, bao gồm Mail.Ru Group; tập đoàn truyền thông UTV (sở hữu các kênh Disney, Muz-TV và U của Nga); nhà xuất bản Kommersant; công ty Megafon và Metalloinvest.
Theo Tạp chí Forbes cho biết, Megafon là công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ hai ở Nga với hơn 71 triệu khách hàng trong khi Metalloinvest là công ty khai thác quặng lớn nhất nước này.
Việc nhà tỷ phú giàu nhất nước Nga hiến 2 công ty cho Nhà nước để góp phần giải cứu nên kinh tế rõ ràng là một tín hiệu tốt đẹp, mở đường cho trào lưu các nhà tư bản Nga trong và ngoài nước đổ tiền đầu tư, vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn ngắn hạn, trước khi các chính sách chuyển đổi vĩ mô nền kinh tế của Nga phát huy được hiệu quả.
Theo NTD
Cuộc chiến kinh tế Nga - Mỹ: Đồng Rúp hồi sinh Tính đến khoảng 14h chiều 19/12 theo giờ Việt Nam, đồng ruble đã tăng nhẹ 2,8% so với đồng USD Những biện pháp khẩn cấp của Ngân hàng trung ương Liên bang Nga cùng những câu trả lời rõ ràng của Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo quốc tế ngày 18/12, đã có tác động tích cực góp phần đẩy giá...