Trung Quốc giữa thách thức ‘thương chiến Trump 2.0′
Giữa khả năng ngày càng lớn về việc phải gánh chịu việc bị Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa lên cao, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa giải quyết hiệu quả nhiều thách thức lớn tồn tại trong thời gian qua.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm qua (1.12, theo giờ VN) yêu cầu các nước khối BRICS cam kết không tạo ra loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế USD. Nếu không thì BRICS phải đối mặt mức thuế 100% khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
BRICS là viết tắt chữ cái 5 thành viên đầu tiên của khối gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Nhưng khối này nay có thêm các thành viên: Ai Cập, Ethiopia, Iran và UAE.
Áp lực nhiều phía
Thực tế, ngay từ quá trình vận động tranh cử, ông Trump đã đe dọa có thể áp thuế đến 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Sau đó, ông cũng đã xây dựng một “bộ sậu” làm chính sách đối ngoại và tài chính thương mại có xu hướng “chơi rắn”. Mới đây, ông Trump tuyên bố trước mắt sẽ “chào sân” việc áp thuế hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% và sẵn sàng tăng lên.
Video đang HOT
Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đang trì trệ. ẢNH: REUTERS
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức tồn đọng và nỗ lực giải quyết chưa hiệu quả. Trước hết là thị trường bất động sản. Tờ Nikkei Asia ngày 29.11 dẫn số liệu được công bố bởi Bộ Tài chính Trung Quốc cho hay tiền sử dụng đất mà nước này thu được lũy kế từ tháng 1 – 10 là 2.700 tỉ nhân dân tệ (khoảng 372 tỉ USD), giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận là năm thứ 3 liên tiếp giảm. Đây là một trong các nguồn thu chính cho ngân sách ở nhiều địa phương của Trung Quốc. Nhu cầu về đất đai đã giảm mạnh khi suy thoái bất động sản kéo dài nên các nhà phát triển bất động sản hạn chế mở thêm dự án mới. Theo cơ quan thống kê của Trung Quốc, tính theo diện tích sàn thì doanh số bán nhà từ tháng 1 – 10 đã giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy những biện pháp giải cứu thị trường bất động sản được chính quyền đưa ra từ vài tháng trước vẫn chưa cho thấy hiệu quả đột phá.
Theo công bố hồi tuần trước, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất trong tháng 11 đạt 50,3 điểm, cao hơn so với mức 50,1 điểm hồi tháng 10. Kết quả này phản ánh một số biện pháp kích thích kinh tế đã phát huy tác dụng. Nhưng theo giới phân tích, đây chỉ mới là cải thiện trong ngắn hạn và thời gian tới có thể đối mặt nhiều khó khăn hơn. Không những vậy, PMI phi sản xuất (bao gồm các lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đã giảm từ mức 50,2 điểm của tháng 10 xuống còn 50 điểm trong tháng 11.
Chính vì thế, giới phân tích nhận định Trung Quốc vẫn cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp kích thích kinh tế đủ mạnh, thì mới hy vọng giải quyết tình trạng trì trệ hiện nay.
Viễn cảnh khó khăn
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings đã đưa ra các nhận định về tình hình kinh tế Trung Quốc thời gian tới nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại, như tăng thuế.
Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế thương mại của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của nước này. Vì mức tăng trưởng xuất khẩu lẫn đầu tư sẽ giảm sút. Thậm chí, việc đầu tư sẽ bị ảnh hưởng ngay cả khi Mỹ chưa chính thức tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, do nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro. Những điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập và niềm tin của người dân, dẫn đến sự hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng tiêu dùng ngay trong chính thị trường nội địa Trung Quốc.
Do đó, S&P Ratings dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,8% vào năm 2024, rồi lần lượt giảm còn 4,1% vào năm 2025 và 3,8% vào năm 2026. Mức dự báo tăng trưởng của năm 2025 và 2026 lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo của S&P Ratings đưa ra hồi tháng 9. Không những vậy, nếu quả thực bị Mỹ áp thuế lên đến 60%, mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có thể còn dưới 2% vào năm 2026.
Trung Quốc chuẩn bị “đồ chơi” đối phó Mỹ
Tờ Asia Times ngày 1.12 đưa tin Trung Quốc vừa thông qua danh sách gồm 700 mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu. Trong đó có nhiều mặt hàng mà Mỹ rất cần để phát triển các sản phẩm quan trọng, đặc biệt về công nghệ. Điển hình danh sách này bao gồm đất hiếm cùng một số linh kiện công nghệ cơ bản mà lâu nay Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc. Danh mục hạn chế xuất khẩu trên có hiệu lực từ ngày 1.12. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa thông tin chi tiết về việc hạn chế.
Vào tháng 8.2023, Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với gallium và gecmani. Trong đó, gallium được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, thường được sử dụng để nâng cao tốc độ truyền và tăng hiệu quả của radar.
Chính sách của ông Trump đối với những vấn đề nóng nhất ra sao?
Dù chưa có kết quả chính thức, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã lên tiếng chúc mừng ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Hãy xem chính sách tranh cử của ông Trump với các vấn đề nóng đối nội và đối ngoại.
EU, Trung Quốc thảo luận về tình hình địa chính trị Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 25/9, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Khóa họp thứ 79 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tại New York (Mỹ). Cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề...