Trung Quốc gieo ảnh hưởng toàn cầu bằng ‘ngoại giao vaccine’
Nếu phát triển thành công vaccine Covid-19, đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Trung Quốc củng cố quyền lực mềm và nâng uy tín toàn cầu.
Năm nay, cái gọi là chiến lược ngoại giao “ Chiến lang” của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý khi Bắc Kinh nỗ lực phản bác lại những tiếng nói chỉ trích, cáo buộc họ giấu dịch, khiến Covid-19 lan khắp toàn cầu.
Nhưng chiến lược này dường như đang thay đổi khi mà Trung Quốc giờ đây tự định vị mình là một lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống Covid-19, tuyên bố sẽ cung cấp các khoản vay và quyền ưu tiên tiếp cận đối với những vaccine mà họ phát triển.
Chuyên viên điều chế vaccine trong một phòng thí nghiệm của Sinovac Biotech ngày 29/4. Ảnh: AFP.
Trung Quốc nằm trong số ít những nước đi đầu trong công cuộc bào chế, nghiên cứu vaccine Covid-19. Các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng nếu thành công, vaccine do họ phát triển sẽ là “mặt hàng công cộng toàn cầu”, như cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình tại một cuộc họp do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức hồi tháng 5.
Cam kết được đưa ra trong bối cảnh nhiều loại vaccine trên thế giới đang chuyển sang giai đoạn thử nghiệm cuối trên quy mô lớn, chuẩn bị tiến đến bước phê chuẩn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nguồn cung các sản phẩm vaccine được phê duyệt có lẽ sẽ kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm, do hạn chế trong khâu sản xuất.
Vì thế, hàng loạt quốc gia giàu có, như Mỹ, Anh, Nhật Bản, đã ký thỏa thuận với các nhà phát triển dược phẩm nhằm mua về những liều vaccine sớm nhất cho công dân của họ.
“Trung Quốc sẽ không hành động như một số nước, tìm cách độc quyền hay mua sớm vaccine”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tháng trước nói.
Nhưng Bắc Kinh chưa làm rõ việc họ sẽ hợp tác với các công ty địa phương, cả tư nhân và nhà nước, như thế nào để hoàn thành tầm nhìn về vaccine “đáp ứng toàn cầu” trong khi vẫn cung cấp đủ cho 1,4 tỷ dân của mình.
Nepal, Afghanistan, Pakistan và Philippines nằm trong số các nước mà những tuần gần đây được các nhà ngoại giao Trung Quốc nhắc tới là có thể hưởng lợi từ vaccine do Bắc Kinh phát triển.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tháng trước còn đề nghị cho các nước châu Mỹ Latin và vùng Caribe vay một tỷ USD để mua vaccine Covid-19 tiềm năng, theo thông tin từ chính phủ Mexico.
Hồi tháng 6, ông Tập cho biết các nước châu Phi sẽ được quyền tiếp cận ưu tiên “một khi quá trình phát triển và triển khai vaccine Covid-19 hoàn tất ở Trung Quốc”.
Giúp các quốc gia thu nhập thấp và trung bình tiếp cận với vaccine có thể giúp nâng cao uy tín quốc tế của Trung Quốc, Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, Mỹ, nhận xét.
“Nếu Trung Quốc thực hiện chiến lược ‘ngoại giao vaccine’, nó sẽ giúp gia tăng quyền lực mềm của họ và giúp hồi sinh Sáng kiến Vành đai Con đường”, ông nói.
Video đang HOT
Theo Huang, với làn sóng các ca nhiễm nCoV mới ở khu vực Tân Cương và sau một đợt bùng dịch khác ở Bắc Kinh hồi đầu mùa hè thì phát triển vaccine là một “yêu cầu cấp bách” đối với chính phủ Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc muốn đóng góp vào chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu, họ cần mở rộng đáng kể năng lực sản xuất.
“Trong quá khứ, Trung Quốc không phải gã khổng lồ trên thị trường vaccine toàn cầu, một phần bởi Trung Quốc là nước lớn với dân số đông nên thị trường nội địa của họ đã rất lớn rồi”, John Donnelly, lãnh đạo Vaccinology Consulting, công ty tư vấn phát triển vaccine, trụ sở ở Mỹ, nhận định.
“Trong hoàn cảnh bình thường, các nhà sản xuất Trung Quốc có rất ít cơ hội vươn ra thị trường quốc tế”, ông nói.
Dù Trung Quốc tạo ra hàng trăm triệu liều vaccine cho các căn bệnh khác mỗi năm, dấu chân toàn cầu của họ bị lấn át bởi các nhà sản xuất Ấn Độ và những công ty đa quốc gia lớn ở châu Âu, theo dữ liệu từ WHO.
Một số nhà sản xuất Trung Quốc cũng có tham gia vào các chiến dịch tiêm chủng do Liên Hợp Quốc phát động. Năm 2019, vaccine viêm gan A, bại liệt và bệnh do khuẩn phế cầu do ba công ty Trung Quốc sản xuất đều được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) mua. UNICEF là quốc gia đi đầu trong nỗ lực tiêm chủng cho trẻ em toàn cầu.
Hai công ty Trung Quốc đang thử nghiệm vaccine Covid-19 giai đoạn cuối là Sinovac và Viện Chế phẩm Sinh học Bắc Kinh, liên kết với Sinopharm, những năm gần đây đã nhận được chứng nhận quan trọng từ WHO, qua đó xác nhận các sản phẩm của họ đều đạt chất lượng cao và đủ điều kiện thu mua số lượng lớn nhằm phục vụ các chương trình tiêm chủng Liên Hợp Quốc.
Do nhu cầu rất cao đối với vaccine Covid-19, cơ quan quản lý của các nước khác nhau có thể phê chuẩn vaccine của Trung Quốc mà không cần tới sự can thiệp từ WHO, mở ra nhiều thị trường hơn cho những sản phẩm Trung Quốc, theo Donnelly.
Nhưng những người trong ngành cho hay trọng tâm ban đầu của Trung Quốc vẫn sẽ là đáp ứng nhu cầu trong nước, ngay cả khi họ tăng cường năng lực sản xuất.
“Các công ty được kỳ vọng ưu tiên sản xuất cho Trung Quốc trước”, Helen Chen, đối tác tại công ty tư vấn quẩn lý LEK, đánh giá. “Nhưng không có lý do gì mà những sản phẩm Trung Quốc lại không thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu”. Ví dụ, một số cơ sở sản xuất vaccine số lượng lớn phục vụ tiêm chủng trẻ em có thể được điều chỉnh lại để sản xuất vaccine Covid-19.
Tháng trước, 13 công ty ở Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc điều chế vaccine Covid-19, theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin. Tuy nhiên, họ không nêu cụ thể số lượng liều vaccine mà những công ty này có khả năng sản xuất.
Tình nguyện viên tiêm thử vaccine tại Trung Quốc. Ảnh: DPA.
Trong các cơ sở sản xuất vaccine mới có hai cơ sở do Sinopharm xây dựng, một ở Vũ Hán đủ sức sản xuất 100 triệu liều mỗi năm. Một cơ sở khác ở Bắc Kinh có thể điều chế 120 triệu liều. Sinovac cũng đang xây dựng một nhà máy có công suất 100 triệu liều/năm.
Nếu phát triển thành công vaccine, việc nhanh chóng gia tăng quy mô sản xuất “sẽ không phải là thách thức quá lớn”, Vicky Xia, giám đốc nghiên cứu tại BioPlan Associates chi nhánh Trung Quốc, công ty nghiên cứu thị trường tập trung vào lĩnh vực dược phẩm sinh học và khoa học đời sống, nhận định.
Dù vậy, giống như Helen Chen từ LEK, Xia cho rằng Trung Quốc trước tiên sẽ tập trung vào nhu cầu nội địa. Song cuộc khủng hoảng Covid-19 vẫn có thể đóng vai trò như bàn đạp giúp Bắc Kinh tham gia sâu rộng hơn vào thị trường vaccine quốc tế.
“Trung Quốc đã mong muốn xuất khẩu vaccine tới các thị trường nước ngoài rất lâu rồi”, bà nói.
Một lựa chọn khác giúp đáp ứng nhu cầu vaccine toàn cầu là áp dụng chuyển giao công nghệ, cho phép các nước khác điều chế vaccine do Trung Quốc phát triển, theo Donnelly.
Những thỏa thuận như vậy dường như đang được triển khai giữa Sinovac với các nhà sản xuất vaccine ở Brazil và Indonesia.
Tuy nhiên, một rào cản khác ngăn vaccine Trung Quốc vươn ra toàn cầu nằm ở vấn đề niềm tin.
Ngành công nghiệp vaccine Trung Quốc những năm gần đây chấn động bởi một số bê bối liên quan đến tính an toàn của sản phẩm, trong đó có bê bối vaccine không đạt tiêu chuẩn được bán cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một luật mới giúp kiểm soát chặt chẽ hơn ngành công nghiệp vaccine.
“Những lo ngại là chính đáng khi chúng ta đã chứng kiến không ít bê bối liên quan đến vaccine ở Trung Quốc”, Huang từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ bình luận.
Nhưng theo Huang, những năm qua, ngành công nghiệp vaccine Trung Quốc nhìn chung đã cạnh tranh hơn. “Trung Quốc hiểu rõ rằng an toàn là yếu tố tối quan trọng khi phát triển vaccine Covid-19″, ông nói.
MH370: Bằng chứng máy bay mất tích không phải là tai nạn
MH370 đã biến mất một cách bí ẩn hơn 6 năm trước và có nhiều giả thuyết về những gì đã xảy ra. Nhưng một bằng chứng mới xuất hiện để xác nhận sự việc năm đó chắc chắn không phải là một tai nạn.
Một chuyên gia đã phân tích bằng chứng chứng tỏ việc MH370 mất tích không phải là tai nạn.
Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines bị mất tích vào ngày 8/3/2014, trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 người trên máy bay. Lần liên lạc cuối cùng với máy bay là lúc 1h19 ngayf 8/3/2014 (theo giờ địa phương), khi các kiểm soát viên không lưu hướng dẫn phi công liên lạc với các đồng nghiệp của họ tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hai phút sau, MH370 đã vượt qua điểm cuối cùng trong không phận do Malaysia kiểm soát và bất ngờ biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu, bộ phát đáp không hoạt động.
Ban đầu, khi chiếc máy bay rõ ràng đã biến mất và không ai biết nó ở đâu, người ta nghĩ rằng một số tai nạn khủng khiếp có thể đã xảy ra.
Một giả thuyết cho rằng chiếc máy bay có thể đã gặp trục trặc kỹ thuật khiến cơ trưởng và cơ phó bất tỉnh, mất khả năng điều khiển máy bay.
Tuy nhiên, sau đó dữ liệu cho thấy MH370 vẫn có thể được quan sát thấy trên radar của quân đội trong khoảng một giờ sau khi nó biến mất khỏi radar dân sự.
Bằng chứng này đã tiết lộ một bức tranh hoàn toàn khác: chiếc máy bay đã chuyển hướng khỏi đường đi ban đầu, rẽ ngoặt và bay về phía bán đảo Malay trước khi quay lại và bay tới eo biển Malacca về phía quần đảo Andaman.
Khi tới Ấn Độ Dương, MH370 nằm ngoài tầm radar của quân đội, nhưng thật kỳ lạ, bộ phát đáp của nó đã hoạt động trở lại.
Chuyên gia về MH370 Jeff Wise trong cuốn sách xuất bản năm 2019 mang tên "Bắt cóc MH370" giải thích rằng, điều này đã bác bỏ giả thiết máy bay gặp tai nạn đơn thuần.
Chuyên gia MH370 Jeff Wise.
Theo chuyên gia này, MH370 đã không bay vòng tròn hoặc theo một con đường xoắn, như nó sẽ làm khi hạ cánh khẩn cấp.
Nó cũng không được điều khiển tự động, giống như chiếc máy bay tự lái trong trường hợp các phi công đã bị mất khả năng điều khiển máy bay.
Thay vào đó, MH370 đã bay ngoằn ngoèo từ điểm này đến điểm khác. Điều này cho thấy, chiếc máy bay được con người điều khiển và người này rất am hiểu cách vận hành 1 chiếc máy bay thương mại cũng như cách kiểm soát không lưu quân sự hoạt động.
Trong giờ đầu tiên sau khi chuyển hướng khỏi đường bay ban đầu, MH370 gần như chỉ bay dọc theo ranh giới của Khu vực thông tin chuyến bay (FIR).
Điều này có nghĩa là các trạm điều khiển không lưu ở Thái Lan và Malaysia đều cho rằng chiếc máy bay mà họ thấy không thuộc phận sự của họ và không cần phải chú ý.
"Bất cứ ai điều khiển máy bay, cũng đã điều khiển nó rất chuyên nghiệp, chứng tỏ rằng họ rất am hiểu về Boeing 777-200ER", ông Wise nói.
Tất cả những điều này theo ông Wise đều xác nhận sự cố không phải là một tai nạn mà là hành động cướp máy bay của một hoặc nhiều tên không tặc am hiểu về máy bay và các thủ tục kiểm soát không lưu.
Tất nhiên, sự nghi ngờ dồn vào cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Abdul Hamid.
Tuy nhiên, máy ghi âm buồng lái có thể giải đáp nghi ngờ trên chưa được tìm thấy.
Điều này có nghĩa việc MH370 biến mất và ai là người đứng sau sự kiện bi thảm này vẫn là một bí ẩn nhưng bằng chứng từ radar quân sự đã xác nhận đây không phải là một tai nạn, theo ông Wise.
Những quyết định lớn nhất trong sự kiện chính trị quan trọng nhất năm ở TQ Trong kỳ họp Quốc hội được tổ chức vào ngày 22.5, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại quyết định tăng 6,6% ngân sách chi cho quốc phòng. Phiên họp Quốc hội Trung Quốc khai mạc (ảnh: Xinhua) Tại sự kiện chính trị quan trọng nhất năm, Thủ tướng...