Trung Quốc giận dữ đòi Mỹ rút cáo buộc gián điệp mạng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 19-5 tỏ ra rất giận dữ trước cáo buộc gián điệp mạng của Bộ Tư pháp Mỹ đối với 5 thành viên trong quân đội Trung Quốc.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 5 sỹ quan Trung Quốc là gián điệp mạng.
Bắc Kinh gọi các cáo buộc này của Mỹ là vô cơ sở và yêu cầu Bộ Tư pháp Mỹ lập tức rút cáo buộc.
“Động thái này của Mỹ chỉ dựa trên những thông tin bịa đặt, vi phạm nghiêm trọng quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế và đe dọa sự tin tưởng lẫn nhau cũng như hợp tác Trung-Mỹ” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang tuyên bố trên trang web của bộ này.
Ông nhấn mạnh: “Chính phủ, quân đội Trung Quốc và các cá nhân liên quan không bao giờ dính líu tới các hoạt động gián điệp mạng nhằm đánh cắp bí mật kinh doanh. Cáo buộc của Washington đối với các sỹ quan của Bắc Kinh là vô căn cứ và lố bịch”.
Video đang HOT
Vị phát ngôn viên còn nói thêm rằng chính Trung Quốc mới là nạn nhân của các gián điệp mạng bẩn thỉu cũng như các hoạt động nghe lén và giám sát của Mỹ.
Bắc Kinh cũng tuyên bố ngừng tham gia nhóm công tác Mỹ-Trung về an ninh mạng do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị thiết lập tháng 4-2013.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 19-5 truy tố 5 thành viên trong quân đội Trung Quốc tội xâm nhập 5 công ty thép, hạt nhân và năng lượng mặt trời và một tổ chức lao động của Mỹ nhằm đánh cắp bí mật và các thông tin khác.
Ảnh: FBI
Đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai buộc tội các thành viên của một chính phủ nước ngoài với những tội danh gián điệp mạng chống lại các doanh nghiệp nước này. Đồng thời động thái này cũng đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc xung quanh vấn đề an ninh mạng. Giới chức Chính phủ Mỹ đã từ lâu cho rằng Trung Quốc nhằm vào các công ty Mỹ đánh cắp sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh một mực chối bỏ các cáo buộc và cho rằng chúng hoàn toàn vô căn cứ.
“Phạm vi các bí mật thương mại và các thông tin doanh nghiệp nhạy cảm khác bị đánh cắp trong vụ việc này là rất quan trọng và cần có biện pháp đáp trả kiên quyết” – Tổng chưởng lý Eric Holder cho hay – “Sự thành công của thị trường toàn cầu chỉ có thể dựa trên khả năng đổi mới và cạnh tranh của mỗi công ty, chứ không thể là khả năng tài trợ của chính phủ để do thám và ăn cắp bí mật kinh doanh”.
Washington cho biết 5 sĩ quan nói trên thuộc Đơn vị 61398 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Thượng Hải. Giới chức Mỹ cho biết các cá nhân này tìm cách tiếp cận “bí mật thương mại” và các thông tin khác nhằm giúp Trung Quốc cạnh tranh và giành lợi thế vào những thời điểm then chốt, chẳng hạn như trong cuộc đàm phán xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc hay các cuộc đàm phán thương mại khác.
Trung Quốc tố Mỹ tấn công mạng Hôm 19-5, một phát ngôn viên của Văn phòng Nhà nước về Thông tin Internet (SIIO) của Trung Quốc công bố dữ liệu mới nhất về việc Mỹ tấn công mạng nước này. Theo đó, dữ liệu từ Trung tâm Điều phối Nhóm phản ứng nhanh trước tình huống khẩn cấp mạng máy tính quốc gia Trung Quốc (CNCERT), ghi nhận được từ ngày 19-3 đến 18-5, tổng cộng có 2.077 phần mềm trojan hoặc mạng botnet (mã độc tấn công chủ động) tại Mỹ đã trực tiếp kiểm soát 1,18 triệu máy chủ ở Trung Quốc. Trong số các mạng máy tính bị Mỹ tấn công, theo dõi còn có cả giới lãnh đạo Trung Quốc. Bắc Kinh cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ không chấm dứt hoạt động này.
Theo Người lao động
Kaspersky: "The Mask" hoạt động gián điệp mạng toàn cầu tiên tiến nhất hiện nay
Ngày 11/2, nhóm chuyên gia bảo mật của Kaspersky Lab công bố phát hiện "The Mask" (hay còn gọi là Careto), một mối đe dọa tiên tiến dựa trên ngôn ngữ Tây Ban Nha đã tham gia vào các hoạt động gián điệp mạng toàn cầu ít nhất kể từ năm 2007.
"The Mask" được xây dựng vô cùng tinh vi, bao gồm một phần mềm độc hại, một rootkit, một bootkit, phiên bản Mac OS X và Linux và có thể gồm cả phiên bản dành cho Android và iOS (iPad/iPhone).
Đối tượng chính The Mask nhắm đến là các cơ quan chính phủ, cơ quan ngoại giao và các đại sứ quán, các công ty dầu khí và năng lượng, các tổ chức nghiên cứu và các nhà hoạt động xã hội. Nạn nhân của cuộc tấn công này đã được tìm thấy ở 31 quốc gia trên toàn thế giới - từ Trung Đông và châu Âu đến châu Phi và châu Mỹ.
Mục tiêu chính của những kẻ tấn công nhằm thu thập dữ liệu nhạy cảm từ các hệ thống bị lây nhiễm, bao gồm các tài liệu văn phòng, các chìa khóa được mã hóa, cấu hình VPN, các chìa khóa SSH (như một phương tiện xác định một người dùng đến một máy chủ SSH) và các tập tin RDP (được sử dụng bởi Remote Desktop Client để tự động mở một kết nối đến máy tính chỉ định trước).
Theo báo cáo phân tích của Kaspersky Lab, chiến dịch The Mask dựa trên các email lừa đảo có chứa các liên kết đến một trang web độc hại (spear-phishing emails). Các trang web độc hại chứa một số lỗ hổng được thiết kế để lây nhiễm sang các khách truy cập, tùy thuộc vào cấu hình hệ thống.
Theo Thongtincongnghe
Mỹ chống gián điệp mạng Trung Quốc bằng... cấm vận? Ủy ban Nghiên cứu an ninh và kinh tế Mỹ - Trung Quốc (UCESRC) đề xuất tiến hành hàng loạt các biện pháp cấm vận nhằm ngăn chặn các hoạt động gián điệp mạng của Bắc Kinh. Tòa nhà 12 tầng ở thành phố Thượng Hải được cho là trụ sở của đơn vị gián điệp mạng bí mật của Trung Quốc -...