Trung Quốc giảm số tàu cá quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981
Ngày 6/7, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng hơn 100 tàu các loại bảo vệ quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981, trong đó có 5 tàu quân sự. Số tàu cá giảm xuống chỉ còn 30 chiếc, thay vì 32-35 chiếc như mọi ngày.
Đại diện Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hôm nay (6/7), diễn biến tình hình thực địa ngoài khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shinyou 981) vẫn rất căng thẳng.
Khi các tàu của ta cơ động vào giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền thì tàu của Trung Quốc vẫn hung hăng đồng loạt tăng tốc độ, áp sát, ngăn cản và hú còi không cho các tàu của ta vào gần giàn khoan. Tuy nhiên, các tàu của ta vẫn chủ động tiến vào giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền ở khoảng cách từ 10-11,5 hải lý so với giàn khoan, đồng thời thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc vẫn vây ép, ngăn cản tàu của Việt Nam
Trên khu vực tàu các của ta đánh bắt thủy sản, Trung Quốc thường xuyên duy trì số tàu cá vỏ sắt có mặt tại hiện trường giàn khoan, dưới sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn cản, ép hướng các tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan để khai thác thủy sản.
Cục Kiểm ngư cũng khẳng định rằng dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá của ta vẫn an toàn và bám sát ngư trường và tiếp tục khai thác thủy sản ở khu vực phía Tây Tây Nam, cách giàn khoan khoảng hơn 40 hải lý và đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Động cơ của Trung Quốc đằng sau việc phát hành tấm bản đồ khổ dọc?
Không chỉ đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi lý trên Biển Đông, tấm bản đồ khổ dọc mà Trung Quốc công bố và lưu hành ngày 23/6 vừa qua còn bao trùm cả vùng biển Hoa Đông. Động cơ của Trung Quốc đằng sau việc làm này là gì?
Từ xưa đến nay, bản đồ Trung Quốc đều được đặt trong một hình chữ nhật có chiều ngang lớn hơn chiều dọc. Chiều ngang dài 5.200 km chạy từ bờ sông Áp Lục phía Đông Bắc cho đến cao nguyên Tây Tạng ở phía Tây. Còn chiều dọc, đất Trung Quốc chỉ kéo dài từ cao nguyên Nội Mông ở phía Bắc đến đảo Hải Nam là điểm tận cùng ở phía Nam. Tất cả dài hơn 3.000 km.
Thế nhưng, với lý do tấm bản đồ nằm ngang không thể hiện được đường đứt đoạn mà Trung Quốc tuyên bố đơn phương trên Biển Đông, ngày 23/6 vừa qua, nhà xuất bản Bản đồ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã công bố và cho lưu hành "Bản đồ địa hình" và "Bản đồ hành chính Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" khổ dọc. Chỉ có điều, lúc này đường 9 đoạn mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố đã có thêm đoạn thứ 10, nằm ở gần Đài Loan, Trung Quốc.
Theo tấm bản đồ mới, khu vực đường 10 đoạn đã bao phủ hơn 130 đảo lớn nhỏ trên Biển Đông. Nó đã chiếm tới 90% diện tích của Biển Đông, thay vì hơn 80% với đường 9 đoạn. Tỷ lệ vùng biển và các đảo trên Biển Đông tương đương với phần đất liền.
Điều đáng chú ý là với tuyên bố đường đứt đoạn là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, lần đầu tiên trong lịch sử, chiều dọc của bản đồ nước CHND Trung Hoa đã dài hơn chiều ngang. Hơn 3.000 km chiều dọc đã được cộng thêm hơn 2.000 km của đường đứt đoạn để thành 5.500 km so với chiều ngang là 5.200 km.
Ngay lúc này, một người bình thường nhất cũng có thể đặt một câu hỏi: Tại sao bản đồ hành chính quốc gia, chủ quyền quốc gia lại có thể thay đổi chóng mặt đến như vậy? Và đây là trả lời của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo ngày 25/6 vừa qua: "Mục đích của bản đồ mới là phục vụ người dân Trung Quốc, cho nên bên ngoài đừng chú ý quá nhiều đến bản đồ đó".
Trung Quốc không muốn bên ngoài chú ý quá nhiều vào tấm bản đồ phi lý này, nhưng ngay lập tức cộng đồng quốc tế đã lên tiếng:
Ngày 26/6, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel phát biểu: "Hành động trên của Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế nước này trên trường quốc tế và với tư cách một cường quốc đang trỗi dậy, họ cần kiềm chế hành vi của mình".
Trưởng văn phòng báo chí của Tổng thống Philippines, ông Herminio Coloma nói "Họ vẽ ra một đường 9 đoạn. Bây giờ nó lại được biến thành 10. Theo lịch sử, đường này dưới thời Tưởng Giới Thạch là đường 11 đoạn", "11 biến thành 9, bây giờ lại thành 10. Tất cả những bản hình vẽ đều này bị bác bỏ bởi UNCLOS".
Ông Charles Josse, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cũng tuyên bố: "Tấm bản đồ bản thân nó sẽ không mang lại lãnh thổ cho ai. Nếu không, chúng ta đều có thể vẽ ra một phiên bản bản đồ của chính mình. Cũng chính vì vậy, mỗi tấm bản đồ cần phải dựa trên luật pháp quốc tế".
Không chỉ đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi lý trên Biển Đông, tấm bản đồ khổ dọc này còn bao trùm cả vùng biển Hoa Đông. Có nghĩa là nó cũng nuốt trọn cả quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và hiện đang nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản.
Tại sao Trung Quốc lại xuất bản tấm bản đồ phi lý và vô nghĩa này vào đúng thời điểm mà Trung Quốc đã gây ra quá nhiều bất ổn tại Biển Đông?
Tờ South China Morning Post của Hong Kong ra ngày 25/6 dẫn lời ông Lý Vân Long, Viện nghiên cứu Biển Đông của Đại học Hạ Môn, Trung Quốc: "Bản đồ này được một Nhà xuất bản cấp tỉnh phát hành như một phép thử dư luận quốc tế nhằm giúp Bắc Kinh tránh được sự phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng. Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để chính quyền Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này".
Tờ báo này cũng đưa ra thông tin, dự kiến tấm bản đồ này sẽ được đưa vào các trường học tại Trung Quốc.
Bình luận về vụ việc này, Tiến sĩ Christopher Roberts thuộc trường Đại học New South Wales, Australia cho rằng: "Trong vài chục năm gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã cấy vào đầu người dân nước này một niềm tin là Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc".
Ông này dẫn lời một giáo sư Trung Quốc cho rằng: "Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, họ sẽ vẽ tấm bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu bạn đưa ra một đề nghị tương tự với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ đó sẽ xuất hiện cả Biển Đông".
Theo Quang Minh
VTV
Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới Trung Quốc muốn thách thức trật tự thế giới, mà rõ ràng nhất là nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Những hành động của Trung Quốc từ năm 2012 trở lại đây, như đụng độ với Philippines tại bãi cạn Scarborough, hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và các dự định giàn khoan khác, hay xây các...