Trung Quốc ghi nhận các trường hợp đầu tiên tử vong do COVID-19 trong hơn một năm qua
Trung Quốc ghi nhận các trường hợp đầu tiên tử vong do Hãng tin AFP dẫn thông báo ra ngày 19/3 của Ủy ban Y tế Trung Quốc (NHS) cho biết nước này đã ghi nhận 2 ca tử vong do mắc COVID-19.
Đây là những trường hợp đầu tiên tử vong kể từ tháng 1/2021.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang,Trung Quốc, ngày 15/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NHS, cả 2 ca bệnh này đều ở tỉnh Cát Lâm, Đông Bắc Trung Quốc. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 4.051 ca mắc mới, giảm so với mức 4.365 ca ghi nhận một ngày trước đó.
Nhờ việc kết hợp giữa chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ, cách ly trong thời gian dài và phong tỏa mục tiêu, Trung Quốc – quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới, đã kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh đang đặt ra những thách thức lớn đối với nước này.
Nếu 3 tuần trước đây, Trung Quốc chỉ ghi nhận dưới 100 ca mắc mới/ngày thì con số này đã vọt lên hơn 1.000 ca mắc mới/ngày chỉ trong một tuần. Nhà chức trách Trung Quốc đã phải phong tỏa các thành phố, trong đó có trung tâm công nghệ của Thâm Quyến, nơi sinh sống của 17,5 triệu người.
Video đang HOT
Trong phát biểu đưa ra ngày 17/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này vẫn theo đuổi chiến lược “Không COVID” (zero COVID). Hàng chục triệu người ở nước này hiện đã được yêu cầu ở trong nhà nhằm khống chế và dập tắt đợt bùng phát dịch bệnh mới. Nhà chức trách cũng thông báo những ca mắc có triệu chứng nhẹ có thể cách ly tại các cơ sở cách ly trung tâm, thay vì đến các bệnh viện chuyên khoa như trước.
Đợt bùng phát này cũng khiến hàng dài người xếp hàng bên ngoài các cơ sở xét nghiệm và việc siết chặt kiểm soát tại các cảng làm dấy lên quan ngại về gián đoạn thương mại.
Trung Quốc ra tay giải quyết khủng hoảng điện
Giới chức Trung Quốc đã ra lệnh tăng cường sản xuất than và vận chuyển đến các nhà máy nhiệt điện, trấn an rằng đủ nguồn cung khi đông đến.
Hôm thứ Tư (29/9), Trung Quốc đã yêu cầu các công ty đường sắt và chính quyền địa phương nâng cao vai trò của họ trong việc vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện. Động thái được đưa ra sau khi nhiều khu vực then chốt của nền kinh tế phải vật lộn với việc cắt điện, khiến sản lượng công nghiệp bị tê liệt.
"Mỗi công ty đường sắt nên tăng cường vận chuyển than đến các nhà cung cấp điện có lượng tồn kho dưới bảy ngày và khởi động cơ chế cung cấp khẩn cấp kịp thời", văn bản của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) nêu.
Nguồn cung thiếu thốn, tiêu chuẩn khí thải khắt khe và nhu cầu sản xuất mạnh mẽ đã đẩy giá than tại nước này lên mức kỷ lục. Nhiệt điện vốn chiếm 60% tỷ trọng sản lượng điện của Trung Quốc. Trong khi, nhu cầu dùng điện dự kiến còn tăng cao khi mùa đông đến dần.
Giá than nhiệt giao sau tại Trung Quốc đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1.376,8 nhân dân tệ (212,92 USD) một tấn vào hôm nay, gây thêm áp lực bù lỗ lên các công ty điện. Biện pháp hạn chế sử dụng điện đã được ban bố ở các vùng rộng lớn của đất nước, đặc biệt là ba tỉnh đông bắc, nơi có gần 100 triệu người.
Một khu phức hợp cung cấp nhiệt sưởi bằng đốt than ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc ngày 15/11/2019. Ảnh: Reuters
"Nếu mùa đông bị cắt điện thì hệ thống sưởi sẽ không hoạt động. Tôi có một đứa trẻ và một người già ở nhà, nếu không có sưởi thì đó là một vấn đề", Fang Xuedong, 32 tuổi, một tài xế giao hàng ở Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, cách Bắc Kinh 90 phút bay về phía đông bắc, cho biết.
Giới chức các cấp đã nhiều lần lên tiếng trấn an người dân rằng sẽ có điện để sử dụng trong gia đình và sưởi ấm khi mùa đông đến gần. Trung Quốc cũng đang xem xét tăng giá điện công nghiệp để giảm bớt căng thẳng nguồn cung, theo nguồn tin từ Bloomberg .
Việc phân bổ điện đã được thực hiện trong giờ cao điểm ở nhiều khu vực phía đông bắc Trung Quốc kể từ tuần trước. Các bản tin và bài đăng trên mạng xã hội ghi nhận một số nơi gặp sự cố mất đèn giao thông và mạng 3G.
Cũng trong hôm nay, Peoples Daily đưa tin than để sưởi ấm và cung cấp điện ở các tỉnh Đông Bắc như Cát Lâm, Hắc Long Giang và Liêu Ninh đã được đảm bảo, nhờ một số nhà cung cấp và nhà sản xuất đã ký hợp đồng mua than trung và dài hạn gần đây.
Chính quyền Trung Quốc đã kêu gọi tăng cường sản xuất than trong nước. Tỉnh sản xuất than hàng đầu là Sơn Tây đã ký hợp đồng cung cấp than trung và dài hạn với 14 tỉnh, theo thông tin từ Xinhua . Trong khi đó, tỉnh trưởng tỉnh Cát Lâm trong tuần này đã đề xuất tăng nhập khẩu than.
Trung Quốc, nước tiêu thụ than hàng đầu thế giới đã nhập khẩu tổng cộng 197,69 triệu tấn than trong 8 tháng đầu năm, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng nhập khẩu than trong tháng 8 đã tăng hơn một phần ba do nguồn cung trong nước bị thắt chặt.
Li Shuo, Cố vấn chính sách cấp cao của Tổ chức Hòa bình xanh Đông Á, kêu gọi Trung Quốc cải cách ngành điện để giúp nước này hấp thụ được biến động giá cả và đảm bảo ổn định. "Sự thiếu hụt điện này sẽ mang lại những tác động lớn về kinh tế và chính trị", ông nói.
Cũng theo vị chuyên gia, nguyên nhân sâu xa là giá than cao chứ không phải các chính sách khí hậu. Việc thiếu điện hiện nay chứng tỏ tầm quan trọng của việc cần giảm phụ thuộc vào than đá. Li Shuo nói rằng loại nhiên liệu được coi là cốt lõi cho an ninh năng lượng của Trung Quốc này lại thực tế không an toàn chút nào.
Phát hiện thêm các tính chất của bề mặt Sao Hỏa Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện ra rằng địa điểm hạ cánh của tàu thám hiểm Sao Hỏa mang tên Chúc Dung của Trung Quốc bị xói mòn bởi gió và nước, cung cấp thêm bằng chứng về tính chất bề mặt của hành tinh Đỏ. Hình ảnh mô phỏng tàu thăm dò Sao Hỏa Chúc...