Trung Quốc, EU đạt được hiệp định đầu tư sau nhiều năm đàm phán
Ngày 30/12, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được trên nguyên tắc một hiệp định đầu tư mang tính lịch sử sau nhiều năm đàm phán.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bưu điện Hoa nam Buổi sáng
Tờ Trung Hoa Nhật báo, truyền thông châu Âu ngày 30/12 đồng loạt đăng tải thông tin nói trên.
Theo France24, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen xác nhận EU và Trung Quốc đã đạt được trên nguyên tắc Hiệp định Đầu tư Toàn diện (CAI) giữa hai bên sau nhiều năm đàm phán.
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel kết thúc một cuộc hội đàm qua cầu truyền hình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tham dự hội nghị trực tuyến này các có các nhà lãnh đạo châu Âu Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Trên trang mạng cá nhân Twitter, bà Ursula von der Leyen viết: “hai bên đã hoàn tất các cuộc đàm phán về hiệp định đầu tư”. Bà khẳng định hiệp định sẽ mang lại những hoạt động thương mại cân bằng hơn và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
EU và Trung Quốc hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định CAI sau 7 năm. Có những thời điểm, tiến trình đàm phán tưởng như đi vào ngõ cụt, nhất là từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền và liên tục gây sức ép đối với các bên đàm phán. Theo hãng tin DW (Đức), kết quả nói trên thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của cả hai bên.
Hiệp định CAI, được đánh giá sẽ có qui mô nhiều tỷ euro, được mong đợi mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp của Trung Quốc và EU trên một loạt lĩnh vực.
Các công ty tới từ các nước thành viên EU sắp tới sẽ tạo điều kiện tốt hơn để tiếp cận các lĩnh vực như chế tạo, kỹ thuật, ngân hàng, kế toán, bất động sản, viễn thông và tư vấn… Các nhà đàm phán châu Âu đã đạt được một điều kiện quan trọng là các nhà đầu tư của họ sẽ được đối xử “không kém ưu ái hơn” so với các đối thủ Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, nước này sẽ có nghĩa vụ minh bạch hơn trong vấn đề bảo hộ nhà nước dành cho các doanh nghiệp. Trước đó, báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng 30/12 đưa tin Chính phủ Trung Quốc đồng ý đáp ứng các tiêu chuẩn về nhân quyền của Tổ chức Lao động Quốc tế. Một quan chức cấp cao EU được báo chí dẫn lời nói rằng, nếu Bắc Kinh không đáp ứng được các điều khoản của Hiệp đinh, EU có thể đáp trả bằng cách hạn chế Trung Quốc tiếp cận thị trường.
Hiệp định CAI vẫn cần được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn trước khi có thể thành luật vào năm tới.
Trước đó, hôm 24/12, Bộ Thương mại Trung Quốc hối thúc nước này và EU triển khai những nỗ lực chung để đẩy nhanh tiến trình hoàn tất Hiệp định đầu tư song phương. Trả lời trực tuyến câu hỏi của báo giới về tiến triển đàm phán giữa 2 bên, người phát ngôn của bộ trên cho biết, với cam kết mở cửa hơn nữa, Trung Quốc sẽ đàm phán với EU dựa trên nguyên tắc bảo vệ các lợi ích an ninh và phát triển phù hợp với tiến độ riêng của mình. Hai bên sẽ hướng tới một hiệp định đầu tư toàn diện, công bằng và ở trình độ cao. Hiệp định sẽ mang lại nhiều cơ hội và đảm bảo thể chế cho các dự án đầu tư song phương.
Cũng theo người phát ngôn trên, hiệp định không chỉ có lợi cho nỗ lực làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và EU, hai nền kinh tế chủ chốt của thế giới, mà còn có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Các quốc gia thành viên EU 'bật đèn xanh' cho triển khai thỏa thuận hậu Brexit
Ngày 28/12, một đại diện của Đức - nước giữ vai trò Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), cho biết 27 quốc gia thành viên đã "bật đèn xanh" cho thỏa thuận quan hệ song phương với Anh thời hậu Brexit được kích hoạt từ ngày 1/1/2021.
Cụ thể, ông Sebastian Fischer cho biết đại sứ của các quốc gia thành viên EU đã đồng loạt nhất trí áp dụng tạm thời Thỏa thuận Thương mại và Hợp tác EU-Anh. Các đại sứ của các quốc gia thành viên EU đã họp tại Brussels để thông qua thỏa thuận, với một quy trình bắt đầu được kích hoạt từ 15h ngày 29/12 (21h giờ Việt Nam). Việc này sẽ cho phép 2 bên tạm thời tiếp tục trao đổi thương mại phi thuế quan sau khi Anh chính thức rời khỏi thị trường chung EU từ đêm 31/12.
Việc các quốc gia nhất trí triển khai tạm thời sẽ giúp kích hoạt thỏa thuận kịp thời để ngăn chặn kịch bản gián đoạn thương mại song phương sau đêm 31/12. Giai đoạn triển khai sắp tới chỉ là tạm thời vì thỏa thuận muốn có hiệu lực đầy đủ cần được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn. Tuy nhiên, do 2 bên đạt thỏa thuận quá sát thời hạn kết thúc giai đoạn chuyển giao (tối 24/12), EP không có đủ thời gian nghiên cứu và thảo luận để kịp phê chuẩn trước ngày 1/1/2021. Cơ quan này có khả năng sẽ đưa thỏa thuận ra bỏ phiếu vào cuối tháng 2/2021.
Dự kiến, Quốc hội Anh sẽ nhóm họp vào ngày 30/12 để tiến hành bỏ phiếu thông qua thỏa thuận với EU. Hiện đảng cầm quyền của Thủ tướng Boris Johnson đang nắm giữ thế đa số tại Hạ viện và Công đảng đối lập cũng cam kết ủng hộ, nên thỏa thuận thương mại hậu Brexit sẽ dễ dàng được thông qua tại Hạ viện Anh.
Đàm phán thương mại giữa EU và Anh vẫn chưa hóa giải những bất đồng chính Ngày 7/12, các nhà ngoại giao châu Âu cho biết các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh vẫn bị đình trệ khi hai bên chưa thể hóa giải những mâu thuẫn lớn còn tồn đọng. Toàn cảnh vòng đàm phán đầu tiên giữa đại diện Liên minh châu Âu...