Trung Quốc, EU chỉ trích Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại
Viễn cảnh về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã tăng lên sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 8.3 tuyên bố, sẽ có biện pháp đáp trả cần thiết trong trường hợp Tổng thống Donald Trump quyết tâm thực hiện chính sách áp đặt mức thuế 25% vào sản phẩm nhập khẩu thép và 10% sản phẩm nhập khẩu nhôm, dự kiến vào ngày 8.3 (theo giờ Mỹ).
Tổng thống Mỹ tuyên bố, áp đặt mức thuế này để đối phó với các nhà sản xuất nước ngoài, nhất là của Trung Quốc với cáo buộc làm suy thoái công ty Mỹ và lấy đi việc làm của người Mỹ.
Thông báo về kế hoạch áp đặt thuế vào tuần trước đã làm các thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh vì các nhà đầu tư lo ngại 1 cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, thông báo của Tổng thống Donald Trump cho phép miễn áp mức thuế nói trên trong 30 ngày đối với Mexico, Canada và một số nước khác dựa trên lo ngại về an ninh quốc gia đã xoa dịu phần nào các thị trường Châu Á trong phiên giao dịch ngày 8.3. Chỉ số Nikkei ở Nhật Bản, nơi các nhà sản xuất thép có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tăng 0.5% trong phiên giao dịch buổi chiều. Các chỉ số chứng khoán ở Australia, Hong Kong và Seoul cũng tăng nhẹ.
Tuy nhiên, tuyên bố hôm 8.3 của Ngoại trưởng Vương Nghị là 1 dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc sẽ không chấp nhận mức thuế bị áp đặt. Phát biểu bên lề kỳ họp quốc hội đang diễn ra, ông Vương Nghị nói, Trung Quốc và Mỹ không cần thiết phải là đối thủ, và lịch sử cho thấy, cuộc chiến tranh thương mại không phải là cách đúng đắn để giải quyết vấn đề. “Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, việc lựa chọn 1 cuộc chiến thương mại là sai lầm, mà hậu quả của nó sẽ chỉ có hại” – tờ Bloomberg dẫn lời ông Vương Nghị.
Cùng lúc, giới chức Liên minh Châu Âu EU đã công bố một loạt mức thuế mà họ sẽ áp đặt lên các mặt hàng của Mỹ, nếu Mỹ áp dụng chính sách thuế trừng phạt với thép và nhôm nhập khẩu. Cao ủy EU về thương mại – bà Cecilia Malmstrom – được tờ New York Times dẫn lời phát biểu tại 1 cuộc họp báo ở Brussels rằng, động thái của Mỹ sẽ “đẩy hàng nghìn việc làm của Châu Âu vào tình thế nguy hiểm, và phải bị đáp trả tương ứng và xứng đáng”. Bà Malmstrom tuyên bố, nếu Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại bằng cách áp đặt thuế, EU có thể tiến hành 3 bước: Kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới WTO, bổ sung các biện pháp bảo vệ EU trước thép bị chuyển hướng từ Mỹ, và áp đặt thuế với một loạt hàng hóa của Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Châu Âu nhấn mạnh, họ không muốn kích hoạt cuộc chiến thương mại, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho biết, các cuộc chiến tranh thương mại là “xấu và dễ thua”, đáp trả tuyên bố của Tổng thống Donald Trump là “tốt và dễ thắng”.
Video đang HOT
NGỌC VÂN
Theo Laodong
5 lý do Mỹ khó thắng chiến tranh thương mại, nhất là với Trung Quốc
Theo Tổng thống Donald Trump, chiến tranh thương mại "là có ích" và nước Mỹ sẽ dễ dàng dành chiến thắng. Thế nhưng, theo BBC, có ít nhất 5 lý do cho thấy rằng dự đoán của ông Trump là quá "lạc quan".
Thuế quan sẽ không thực sự thúc đẩy việc làm trong lĩnh vực nhôm thép
Ông Trump tuyên bố rằng việc áp thuế sẽ là một chiến thắng lớn cho ngành công nghiệp nhôm thép, đồng thời tin tưởng rằng đầu tư và số lượng viêc làm sẽ tăng cao nhờ quyết định này.
Tuy nhiên, khác với trong quá khứ, các thành tựu công nghệ đã khiến cho ngành nhôm thép bớt phụ thuộc vào lao động chân tay hơn. Không chỉ có vậy, các nhà sử học cũng chỉ rằng rằng, trong quá khứ đã có nhiều nỗ lực bảo vệ việc làm cho ngành thép nhưng đều không hiệu quả.
Theo BBC, quyết định của ông Trump sẽ chỉ "cứu" được 3.500 việc làm cho người Mỹ.
Thuế sẽ làm tăng giá tiêu dùng ở Mỹ
Các công ty sử dụng thép và nhôm đều lo lắng về việc giá nguyên vật liệu tăng
Ngày nay, ngành công nghiệp thép ước tính tạo việc làm cho 140.000 người - ít hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ thuộc vào thép khác.
Chính vì thế, các doanh nghiệp, công ty trong các lĩnh vực trên đã nhanh chóng phản ứng vì lo ngại giá thép tăng sẽ khiến các sản phẩm tiêu dùng cho các gia đình Mỹ tăng, bất chấp lời trấn an từ Bộ trưởng Bộ Thương mại Wilbur Ross rằng ảnh hưởng là không đáng kể.
Việc đánh thuế dễ bị đáp trả
Các nhà phân tích cho rằng, việc bị trả đũa là không thể tranh khỏi khi Mỹ áp mức thuế cao như vậy. Theo giáo sư Luật Petros Mavroidis, việc kiện lên WTO sẽ rất mất thời gian và khó có hiệu quả. Vì vậy, các quốc gia khác sẽ "gậy ông đập lưng ông", đáp trả Washington chính bằng việc áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và việc này có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Trung Quốc có quá nhiều lựa chọn
Bằng thị trường đầy "màu mỡ", Trung Quốc "nắm thóp" rất nhiều công ty của Mỹ
Dẫu biết, việc ông Trump áp thuế một phần là nhằm ngăn chặn các sản phẩm thép và nhôm giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ, thế nhưng nhiều ngành sản xuất của nước này, trong đó có sản xuất ô tô, công nghệ và ngành nông nghiệp, lại đang "thèm khát" có một chỗ đứng trong thị trường quốc gia tỷ dân. Chính vì thế, Bắc Kinh hoàn toàn có thể "thoải mái" chọn các phương pháp trả đũa Washington.
Hậu quả chính trị nội địa
Theo BBC, Tổng thống Trump không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên sử dụng các chính sách thương mại để bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược địa chính trị quan trọng. Tuy nhiên, một cuộc chiến tranh thương mại, với bất kỳ ai, đều sẽ mang lại những hệ quả khó có thể lường trước với sự nghiệp chính trường của ông Trump. Có thể nói, quyết định này sẽ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới việc liệu vị tổng thống này có thể đắc cử cuộc bầu cử tổng thống 2020 hay sẽ chỉ dừng chân lại tại con số 1 nhiệm kỳ.
Theo Danviet
Trung Quốc cảnh báo Mỹ: Bắc Kinh không "ngán" chiến tranh thương mại Trung Quốc cảnh báo Mỹ nước này không hề "ngán" một cuộc chiến tranh thương mại nếu Washington làm tổn thương nền kinh tế của đất nước tỷ dân. Một cuộc chiến "đồng đô la - nhân dân tệ" có thể sẽ diễn ra trong tương lai Ông Trương Nghiệp Toại - Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc tuyên bố, khi mà...