Trung Quốc duyệt binh lớn, nhiều khí tài lần đầu lộ diện
Vào 9h sáng 30.7 (theo giờ Bắc Kinh), tại Căn cứ huấn luyện Zhurihe đã diễn ra lễ duyệt binh lớn chưa từng có để chào mừng 90 năm thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã duyệt binh và có bài phát biểu quan trọng. Tham gia lễ duyệt binh có khoảng hơn 10.000 sĩ quan, quân nhân cùng nhiều loại vũ khí, trang, thiết bị quân sự, trong đó có khoảng 40% số vũ khí, trang bị mới, lần đầu được ra mắt công chúng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong bộ quân phục, đã tham gia duyệt binh trong tiếng hô vang của binh lính: “Chào mừng Chủ tịch”.
Toàn bộ lực lượng tham gia được chia thành 1 khối cầm cờ diễu hành, 9 khối quân nhân, 27 khối lực lượng mặt đất. Ngoài ra, có hơn 100 máy bay chiến đấu thuộc 3 quân chủng hải, lục, không quân cũng tham gia sự kiên này. Lễ duyệt binh kết thúc vào hồi 10h15 cùng ngày.
Căn cứ huấn luyện Zhurihe có diện tích 1066 km2, tương đương với diện tích của Hồng Kông, địa hình phức tạp với đầy đủ các dạng địa hình như: sa mạc, thảo nguyên, đồi núi, sông ngòi … Đây là căn cứ huấn luyện hiện đại nhất của Trung Quốc và là căn cứ huấn luyện lớn nhất châu Á.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh ở một trung tâm huấn luyện. Hầu hết các cuộc diễu binh trước đây của Trung Quốc đã được tổ chức tại Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh.
Trung Quốc từng tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng nhất trong những năm gần đây vào ngày 3.9.2015 nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày phát xít Nhật đầu hàng trong Thế chiến thứ 2.
Cuộc duyệt binh khi đó có sự tham gia của khoảng 12.000 binh sĩ Trung Quốc, cùng hàng trăm xe tăng và xe bọc thép tại quảng trường Thiên An Môn và khoảng 200 máy bay quân sự.
Theo Danviet
UAV lai tên lửa, vũ khí chống tiếp cận trên biển mới của Trung Quốc
Với khả năng bay thấp và cất cánh từ mặt nước, mẫu UAV lai tên lửa mới của Trung Quốc có thể được sử dụng như một vũ khí chống tiếp cận trên biển.
UAV với khả năng bay cách mặt đất chỉ 1-6 m. Ảnh: Twitter.
Trung Quốc đầu tháng 5 công khai thông số của máy bay không người lái (UAV) lai tên lửa chống hạm hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ hiệu ứng mặt đất để bay ở tầm cực thấp so với mặt biển, theo Sputnik.
Dữ liệu được Trung Quốc công bố cho thấy dòng UAV này có thể bay cách mặt nước biển 1-6 mét, có thể đạt độ cao 3.000 m và thời gian bay liên tục khoảng 1,5 giờ. UAV có khối lượng cất cánh tối đa 3.000 kg và có thể mang theo 1.000 kg thuốc nổ, đủ sức đánh chìm các loại tàu chiến cỡ lớn.
Theo chuyên gia quân sự Vasily Kashin, những thông số của mẫu UAV mới này cho thấy nó được phát triển nhằm phục vụ chiến lược theo "chống tiếp cận, xâm nhập khu vực" (A2/AD) trên biển của Trung Quốc.
Ông Kashin cho rằng mẫu UAV có thể cất cánh từ mặt nước này nhiều khả năng sẽ được Trung Quốc triển khai tới các tiền đồn trên biển hoặc các đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi pháp ở Biển Đông. Không giống như máy bay thông thường, UAV này có thể hoạt động ngay cả khi các đường băng trên đảo nhân tạo bị phá hủy.
Kashin nhận định với tốc độ 600 km/h, UAV Trung Quốc được thiết kế để thực hiện ba nhiệm vụ chính gồm tấn công vào các mục tiêu lớn trên biển, mang ngư lôi tấn công tốc độ cao vào các mục tiêu ở khoảng cách xa và phong tỏa khu vực biển. Vì bay ở độ cao thấp, mẫu UAV này không thích hợp cho nhiệm vụ trinh sát.
"Đối với nhiệm vụ đầu tiên, UAV có thể mang theo đầu đạn có trọng lượng 1.000 kg để tấn công mục tiêu trên biển. Mặc dù có tốc độ chậm hơn tên lửa chống hạm, tầm bay thấp cho phép nó lướt trên mặt biển và rất khó bị phát hiện", chuyên gia Kashin phân tích.
Chuyên gia này cũng tiết lộ rằng Trung Quốc đang phát triển công nghệ "đàn UAV", dựa trên việc sử dụng một nhóm nhiều UAV có thể liên lạc và phân chia nhiệm vụ trong mỗi chiến dịch.
"Về lý thuyết, dù tốc độ bay thấp, các UAV kiểu mới có thể vận hành theo nhóm, tự phân chia các hướng tấn công. Vì vậy, chúng có thể xuyên thủng hàng rào phòng không của hải quân đối phương", Kashin nhận định.
Các UAV này có thể phát động tấn công kết hợp với những loại vũ khí khác như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chống hạm và máy bay chiến đấu. UAV lai tên lửa mới cũng có thể được trang bị ngư lôi, biến nó trở thành một loại tên lửa chống tàu ngầm có thể tái sử dụng.
"Trong tình huống này, UAV có thể bay tới khu vực nghi ngờ có tàu ngầm đối phương và thả ngư lôi. Nó có thể nhận thông tin mục tiêu từ hệ thống giám sát dưới nước đang được Trung Quốc phát triển, hoặc liên lạc với các máy bay săn ngầm khác", Kashin nói.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất với vũ khí do Trung Quốc tự phát triển hiện nay là độ tin cậy. Trung Quốc gần đây mạnh tay đầu tư để phát triển nhiều nền tảng vũ khí mới, nhưng chúng chưa thực sự thuyết phục được các chuyên gia và khách hàng quốc tế vì những sự cố thường phát sinh trong quá trình vận hành.
Theo Nguyễn Hoàng (Vnexpress)
Trực thăng vũ trang Trung Quốc bị chê chỉ 'đẹp mã' Giới quân sự cho rằng trực thăng vũ trang Z-19E Trung Quốc mới công bố có vẻ ngoài đẹp mắt, nhưng tính năng chiến đấu không thực sự nổi bật. Trực thăng Z-19E bay thử chuyến đầu tiên. Ảnh: ESCN. Tập đoàn công nghiệp máy bay AVIC ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc hôm 18/5 thực hiện lần bay thử nghiệm đầu tiên...