Trung Quốc được mùa vải thiều, Việt Nam tăng tiêu thụ nội địa
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), năm nay Trung Quốc cũng được mùa vải thiều, thời vụ thu hoạch lại không lệch quá nhiều so với Việt Nam.
Do vậy, các địa phương phải có những kịch bản tiêu thụ thật sát thực tế, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Trung Quốc được mùa vải
Theo thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, mùa thu hoạch vải của Trung Quốc (theo thứ tự là đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây…) thường bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8. Hiện, diện tích vải của Trung Quốc đạt trên 500.000ha.
Nông dân Bắc Giang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Ảnh: TTXVN
Điều đáng quan tâm lúc này là, khoảng 70% lượng vải tươi chính vụ của Trung Quốc được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với vải thiều Việt Nam. Chưa kể, năm nay, do thời tiết thuận lợi hơn vụ vải năm ngoái nên sản lượng vải của nước này dự báo sẽ trở lại bình thường, nguồn cung do đó dự báo sẽ tăng lên.
Số liệu của Hiệp hội Vải thiều Quảng Đông cho thấy, 99% lượng vải tươi của Trung Quốc được bán tại nội địa và chỉ khoảng 1% vải tươi được xuất khẩu, trong đó, 65% được xuất khẩu từ Quảng Đông, 30% lượng này từ Hải Nam.
Vải được mùa nên nguồn cung trong năm 2020 sẽ lớn hơn năm 2019, điều này sẽ tác động mạnh tới giá bán. Vải thiều từ các khu vực trồng khác ở Trung Quốc dự kiến sẽ được đưa vào thị trường từ ngày 10/5/2020. Giá vải thiều tại Trung Quốc hiện khá cao, đang dao động khoảng 30 – 50 NDT/0,5kg. Trong tháng 5/2020, vào vụ thu hoạch, nguồn cung vải thiều tăng, dự kiến giá giảm xuống còn khoảng 10 NDT/0,5kg và giá có thể giảm xuống dưới 10 NDT/0,5kg vào cuối tháng 5/2020.
Không chỉ vậy, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho biết, nửa đầu tháng 4/2020, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đối với các lái xe từ Việt Nam sang giao nhận hàng hóa và điều chỉnh thời gian thông quan đối với hoạt động trao đổi cư dân biên giới dẫn đến việc nhiều xe hàng bị ách tắc tại cửa khẩu, trong đó chủ yếu là trái cây và nông sản.
Trong chuyến đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất tại thủ phủ vải thiều Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, vụ vải năm nay sẽ còn chịu tác động bởi hai yếu tố, đó là diễn biến thời tiết bất thuận có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt coi trọng thị trường nội địa
Theo một nhà cung cấp vải thiều cho các siêu thị và chợ đầu mối của Trung Quốc, năm 2020, nhà cung cấp này sẽ cải tiến mẫu mã đóng gói vải thiều, vì bao bì là một yếu tố quan trọng nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.
Theo yêu cầu của Trung Quốc, để xuất khẩu chính ngạch, từ tháng 5/2019, bắt buộc trên một số hoa quả, trong đó có vải thiều khi nhập khẩu vào thị trường nước này phải có bao gói, tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Với riêng trái vải, từ niên vụ 2019, Trung Quốc yêu cầu phải đóng gói trong thùng xốp có in tem chìm.
Trước sự cạnh tranh trên thị trường và tác động của dịch Covid-19, hiện các địa phương có diện tích vải thiều lớn đang nỗ lực xây dựng các kịch bản để tiêu thụ.
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương, diện tích vải toàn tỉnh năm nay khoảng 9.750ha. Tổng sản lượng quả dự kiến 45.000 tấn, cao hơn 20.000 tấn so niên vụ vải năm 2019. Thời gian thu hoạch trà vải sớm dự kiến từ ngày 10-30/5. Riêng vải thiều chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 1 – 20/6.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho biết, hiện đã có nhiều doanh nghiệp đến các vùng vải thiều của tỉnh đăng ký bao tiêu loại trái cây đặc sản này. Song, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nên việc tiêu thụ vải có thể sẽ gặp khó khăn. Trước tình hình trên, tỉnh này đề nghị Bộ NNPTNT làm việc với Trung Quốc để tạo điều kiện xuất khẩu được thuận lợi. Đặc biệt là các yêu cầu về bao bì, đóng gói, tem nhãn… cần thông báo sớm.
Tương tự, tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, năm 2020, tỉnh này có trên 28.000ha vải thiều, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn. Theo đó, trà vải sớm sẽ cho thu hoạch từ ngày 20/5 đến 5/6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6.
Để có vụ vải được mùa được cả giá, theo ông Dương Văn Thái – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh này đã chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều. Cụ thể, kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu sang thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai, khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba, khó khăn nhất khi không xuất khẩu được.
“Trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19, cần đặc biệt coi trọng thị trường nội địa, bởi đây là thị trường tiềm năng với khoảng 100 triệu dân. Khai thác tốt thị trường nội địa thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra” – ông Thái nhận định.
“Khoảng 3 tuần nữa là thời điểm thu hoạch vải thiều, các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc tốt cho vải để đảm bảo chất lượng. Năm nay tác động bao trùm là dịch Covid-19, vì vậy nếu không chuẩn bị không tốt sẽ bị gián đoạn nguồn cung” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Sẽ hỗ trợ mạnh cho nông hộ tái đàn lợn
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, ngoài 15 doanh nghiệp nòng cốt chiếm khoảng 35% thị phần chăn nuôi lợn hiện nay, chúng ta đang rất cần sự vào cuộc, chung tay của các trang trại, gia trại, chăn nuôi lợn nông hộ.
Trong đó, HTX và nông hộ đang rất yếu thế cần phải được hỗ t rợ ngay để đối tượng này tái đàn nhanh, hiệu quả và bền vững.
Toàn cảnh Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra sáng 6/5 tại Hà Nội
Đàn lợn cụ kỵ, ông bà xấp xỉ 100.000 con vẫn an toàn
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cao điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, chăn nuôi lợn chiếm 65 - 70% rổ thực phẩm do thói quen tiêu dùng của đại bộ phận người dân.Tháng 2/2019, Việt Nam ghi nhận ổ dịch dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đầu tiên tại Hưng Yên, sau 4 tháng lan ra toàn quốc, đỉnh điểm tháng 5 năm 2019 hầu hết các, huyện, xã, tỉnh đều bị niễm dịch tả lợn Châu Phi.
Trong khi đó, tổng đàn lợn của thế giới cũng giảm 13%, đặc biệt Trung Quốc só liệu cuối năm 2019 chỉ còn 50% tổng đàn so với trước dịch.Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay Việt Nam đã làm tốt nhất có thể để giảm thiệt hại khi phải đối phó, đối mặt với DTLCP, loại dịch bệnh nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử, chưa có vắc xin, chưa thuốc đặc trị, dịch đi đến đâu tàn phá ngành chăn nuôi lợn của thế giới đến đó.
Đến nay, Việt Nam đã cơ bản giữ được an toàn đàn lợn cụ kỵ, ông bà xấp xỉ 100.000 con, toàn là những tổ hợp gien tốt hàng đầu thế giới. Nhưng với số lượng lợn tiêu hủy do DTLCP khoảng 6 triệu con cộng việc giảm tổng đàn theo tự nhiên ngoài dịch, đến nay Việt Nam đã phục hồi được khoảng 80% tổng đàn so với trước lúc xảy ra dịch tả lợn Châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, bài học rút ra trong quá trình phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi đến nay là phải chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Nếu làm tốt công tác an toàn sinh học dịch bệnh rất khó để xâm nhập vào chuồng trại hoặc nếu có xâm nhập vẫn đủ thời gian và biện pháp để xử lý, khắc phục để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đái, tái đàn, song quan điểm của Bộ NN-PTNT phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn.
"Nếu không thực hiện nhanh, hiệu quả việc tái đàn, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành hàng quan trọng trị giá 10 tỷ đô", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Chăn nuôi an toàn sinh học đang mang lại hiệu quả cao cho các trang trại ở Hưng Yên.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận và đánh giá cao một số địa phương trong thời gian qua đã tiên phong có chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn tái đàn, tăng đàn rất hiệu quả, điển hình như Hà Nội, hiện hỗ trợ tới 5 triệu đồng/đầu lợn nái.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng là địa phương chi trả hỗ trợ tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi sớm nhất trong cả nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, chưa bao giờ ngành gia cầm phát triển mạnh như thời điểm này với tổng đàn gần 500 triệu con, trong đó chủ yếu là gà ta, gà lông màu bản địa chất lượng cao, thịt thơm ngon nên cần tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân thay đổi dần thói quen theo hướng giảm cơ cấu thịt lợn, tăng thịt gia cầm và thủy sản. Tất nhiên, việc thay đổi thói quen cơ cấu thực phẩm của người tiêu dùng trong ngày một ngày hai được.
Đến hết quý 4 sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu con giống, thịt lợn
Thông tin tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho hay: Hiện, tổng đàn nái của Việt Nam có trên 2,9 triệu con, với tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai chiếm trên 80%, năng suất sinh sản của đàn nái đạt 18 con cai sữa/nái/năm, khả năng sinh trưởng cao nên khối lượng xuất chuồng bình quân đạt 87,5 kg/con. Vì vậy, vẫn đáp ứng được sản lượng thịt lợn tương đương với năm 2018.
Theo báo cáo của các địa phương, đến hết tháng 2/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, tương đương 74% so với tổng đàn lợn trước khi có DTLCP (khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018)
Đến tháng 3/2020 cả nước có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay là 3,64 triệu con. Có 21 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 80-dưới 100% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn là 10,35 triệu con; Có 20 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 50-dưới 80% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn là 7,56 triệu con; Có 13 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 31-dưới 50% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn lợn là 1,95 triệu con;
Đến hết tháng 4/2020 theo báo cáo của các địa phương, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào 31/12/2018), tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng; 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay trên 4,54 triệu con, có tỉnh tăng rất cao như Bình Phước có đàn lợn bằng 149% so với trước khi có dịch (tổng đàn hiện nay là 1,314 triệu con).
Có 21 tỉnh, thành có đàn lợn bằng 80-dưới 100% trước khi có DTLCP, với tổng đàn hiện nay trên 10,719 triệu con, trong đó Đồng Nai có quy mô trên 2 triệu con, Thanh Hóa gần 1,15 triệu con. Có 26 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 50-dưới 80% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn trên 8,416 triệu con (tháng 3 là 7,56 triệu con), trong đó Hà Nội có quy mô đàn lợn với gần 1,1 triệu con; có 7 tỉnh, thành phố có đàn lợn đạt 36-dưới 50% so với trước khi có DTLCP, với tổng đàn lợn gần 0,938 triệu con (tháng 2 ở tốp này có 13 tỉnh), đã có 6 tỉnh tăng đàn chuyển từ tốp 4 lên tốp 3.
Theo thống kê, chỉ tính 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang rất nhanh, đạt trên 17%.
Nguyên nhân dẫn đến việc tái đàn, tăng đàn lợn gặp khó khăn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ rõ, do bệnh DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, vi rút có sức đề kháng cao, đường lây truyền phức tạp, chưa có vắc xin phòng bệnh; chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, cơ sở vật chất hạn chế, khó áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, do đó người chăn nuôi nhỏ lẻ sợ dịch, thiếu vốn, thiếu con giống nên chưa thể chăn nuôi trở lại; nhiều địa phương chưa thực sự quyết tâm trong chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đànvì e ngại tái phát dịch...
Theo ông Tiến, do các tháng 5, 6 và 7/2019 là giai đoạn cao điểm của bệnh DTLCP, các cơ sở chăn nuôi lợn không cho phối hoặc hạn chế phối giống, nên ảnh hưởng đến nguồn cung con giống ở giai đoạn đầu năm 2020.
"Từ cuối tháng 8/2019 các cơ sở chăn nuôi lớn mới cho phối giống và tăng đàn lợn thịt, các cơ sở chăn nuôi nhỏ phải cuối năm 2019 đầu 2020 mới tái đàn, như vậy dự kiến đến Quý III, Quý IV/2020 đảm bảo cơ bản nhu cầu lợn giống, lợn thương phẩm", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.
Đồng thời, vừa qua các doanh nghiệp lớn sản xuất lợn giống chủ yếu thay thế nội bộ của doanh nghiệp và mạng lưới gia công, rất hạn chế bán con giống ra ngoài. Do đó, nguồn lợn giống cũng khan hơn, nhiều nông hộ, trang trại bên ngoài không tiếp cận được nguồn giống dẫn đến giá mặt hàng này hiện nay tăng rất cao 2,5 đến hơn 3 triệu đồng/con.
"Dù giá tăng cao nhưng nhiều hộ có tiền, có điều kiện cũng không mua được giống để tăng, tái đàn", ông Tiến nói.
Ảnh: Hiện giá lợn hơi tại các địa phương vẫn đang ở mức cao khoảng trên dưới 90.000 đồng/kg, nhiều hộ dân nhỏ lẻ gặp khó khăn trong tái đàn.
Cũng theo ông Tiến, vừa qua một số tỉnh đã tái đàn lợn và tăng đàn lợn rất tốt với một số kinh nghiệm như tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; kịp thời công bố hết dịch để tạo điều kiện cho người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn lợn.
UBND cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo kịp thời, có các giải pháp, chính sách hỗ trợ kinh phí duy trì, tăng đàn nái, đực giống phục vụ tái đàn, tăng đàn như: Hà Nội (bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ 4 triệu đồng/con lợn nái), Nghệ An (hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ đực giống), Bình Dương (hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi có từ 20 con lợn trở lên), Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, , Bình Định, Bình Phước, Đồng Nai,....
Là địa phương tiêu biểu trong không chế DTLCP và tái dàn ợn hiệu quả, ông Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Yên Bái cho biết, tổng đàn lợn hiện nay của tỉnh Yên Bái là 442.000 con, trong đó có 48.000 con nái, 1.300 con đực giống. Do người dân không tái đàn từ tháng 5/2019 nên số lợn thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tỉnh Yên Bái đã ban hành một loạt chính sách nhằm khuyến khích người dân tái đàn, nhất là đàn lợn và đàn gia cầm. Trong đó hỗ trợ 91 cơ sở chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn dịch bệnh, tổng mức hỗ trợ là 3,36 tỷ đồng.
"Chúng ta xác định đã chăn nuôi phải chăn nuôi an toàn sinh học chứ không làm theo phong trào, tái đàn ồ ạt", ông Duy nói.
Ông Duy cho hay: Đối với các hộ trống chuồng nay tái đàn sau DTLCP, tỉnh chủ động hỗ trợ con giống như hộ nuôi 100 con thì được hỗ trợ 30 triệu; hộ nuôi 15 con nái được hỗ trợ 30 triệu; hộ nuôi hỗn hợp 5 nái và 50 lợn thịt được hỗ trợ 20 triệu; gia cầm nuôi 1.000 con/lứa được hỗ trợ 15 triệu đồng.Hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19, hộ nuôi 100 con lợn thịt được hỗ trợ 20 triệu; hộ nuôi 15 con nái được hỗ trợ 20 triệu đồng; các hộ nuôi hỗn hợp 5 nái và 50 lợn thịt được hỗ trợ 15 triệu đồng.
Đối với các doanh ngiệp nuôi lợn nái nếu vay vốn ngân hàng thì được hỗ trợ lãi suất ngân hàng. Tỉnh Yên Bái hiện có 4 doanh nghiệp chăn nuôi lợn nái, mỗi con lợn con bán trong nội tỉnh, có xác nhận của chính quyền địa phương và Phòng nông nghiệp thì mỗi con được hỗ trợ 50.000 đồng.
Để tái đàn an toàn, ông Duy kiến nghị các DN và Bộ NNPTNT hỗ trợ con giống, kỹ thuật và chăn nuôi an toàn sinh học để các trang trại, các hộ tăng, tái đàn để sớm khôi phục sản xuất, chăn nuôi trở lại, bền vững hơn.
Tái đàn lợn có kiểm soát, đừng để sau lại "ngã ngửa" vì giá lợn Phát biểu kết luận Hội nghị Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn diễn ra tại Hà Nội sáng nay (6/5), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý 7 giải pháp trọng tâm, trong đó khẳng định các địa phương nắm quyền quyết định trong thúc đẩy tái đàn, tăng đàn lợn, kiểm soát dịch bệnh và quy mô tăng đàn,...