Trung Quốc được lợi gì sau đảo chính Thái Lan?
Nhiều nhà phân tích cảnh báo Mỹ rằng, việc đình chỉ các thỏa thuận hợp tác quân sự có thể đẩy Thái Lan quay sang mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc.
Binh lính Thái Lan duy trì lệnh giới nghiêm sau đảo chính
Sau cuộc đảo chính quân sự hôm 22/5 tại Thái Lan, Mỹ đã có những biện pháp cứng rắn nhằm “dằn mặt” giới chức quân đội nước này. Liệu hành động của Mỹ có đẩy Thái Lan quay sang hợp tác với Trung Quốc?
Đài truyền hình ASTV của Thái Lan ngày 25/5 có bài phân tích rằng, chỉ vài giờ sau khi quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính và lên nắm quyền điều hành đất nước hôm 22/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chính này là “không thể chấp nhận”, đồng thời kêu gọi Thái Lan quay trở lại nền dân chủ và nhanh chóng khôi phục quyền tự do báo chí.
Tiếp đó, Mỹ đã công bố cắt khoản viện trợ quân sự trị giá 3,5 triệu USD (khoảng 113 triệu Bath) và ngừng một số chương trình hợp tác quân sự với Thái Lan. Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng cảnh báo rằng Quân đội Thái Lan nên “tránh xa” chính trường.
Video đang HOT
Nhiều nhà phân tích cảnh báo Mỹ rằng, việc đình chỉ các thỏa thuận hợp tác quân sự có thể đẩy Thái Lan quay sang mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc – đối thủ hàng đầu của Mỹ hiện nay ở châu Á.
Bởi hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn rất “kín tiếng”, họ không có tuyên bố nào chỉ trích về cuộc đảo chính quân sự hôm 22/5 tại Thái Lan, giống với thái độ trung lập của Trung Quốc sau sự kiện quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin năm 2006. Từ đó đến nay, mối quan hệ quân sự giữa Thái Lan và Trung Quốc có chiều hướng xích lại gần nhau hơn.
Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á và tăng cường quan hệ với các đồng minh, nhưng nhiều nước cũng đang quan ngại trước “sức mạnh” của Trung Quốc.
Thanong – chuyên gia phân tích chính trị Thái Lan nói rằng, nếu Mỹ cắt đứt quan hệ với Thái Lan – đồng minh lâu đời nhất của Mỹ tại khu vực châu Á, thì Mỹ sẽ mất đi những lợi ích cơ bản như: Mất đi một trong hai đồng minh quân sự ngoài NATO tại khu vực Đông Nam Á (Thái Lan và Philippines), đặc biệt là mất đi cơ hội đàm phán sử dụng lại sân bay quân sự chiến lược Utapao; mất đi nguồn lợi từ các giếng dầu ở Vịnh Thái Lan; mất cơ hội sử dụng Thái Lan làm “cơ sở” ở khu vực Đông Nam Á để duy trì sức mạnh của đồng đô la, và mất đi cơ hội sử dụng Thái Lan làm đồng minh kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Điểm đáng chú ý nữa là hiện Thái Lan đang là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2015, trong khi Trung Quốc đang phải đương đầu với nhiều chỉ trích từ dư luận quốc tế về việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay.
Nhiều ý kiến quan ngại rằng, có thể Trung Quốc sẽ lợi dụng sự kiện này để chia tách quan hệ đồng minh Thái – Mỹ và lôi kéo, gây tác động khiến Thái Lan ngả về phía mình trong các vấn đề quốc tế.
Mỹ phản ứng đảo chính, Thái Lan sẽ ngả theo Trung Quốc?
Hãng tin AFP ngày 25.5 nêu: các nhà phân tích cảnh báo một phản ứng lập tức của Mỹ có thể khiến quân đội Thái Lan “ôm” lấy Trung Quốc. Nhận định này được đưa ra vào lúc quân đội Thái Lan…
Theo Trí Thức Trẻ
Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan bị truy tố tội gây bạo loạn
Hôm nay (26/5), thủ lĩnh biểu tình phản đối chính phủ Thái Lan, ông Suthep Thaugsuban cùng 4 lãnh đạo thuộc Ủy ban Cải cách Dân chủ nhân dân (PDRC) đã bị kết tội gây ra các cuộc nổi loạn trong gần 7 tháng qua.
Tờ Bangkok Post cho hay cả 5 nhân vật trên đều đã được quân đội thả và dẫn độ tới Viện Công tố vào sáng nay để nghe phán quyết về hành động tổ chức các biểu tình phản đối chính phủ.
Trước đó, ông Suthep đã bị quân đội bắt giữa hôm 22/5 sau khi Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan, Tướng Prayut Chan-O-Cha tuyên bố đảo chính giành quyền kiểm soát đất nước. Trong suốt gần 7 tháng khủng hoảng chính trị, các lãnh đạo trong Ủy ban Cải cách Dân chủ nhân dân Thái Lan đã tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình phản đối chính phủ đồng thời cáo buộc cựu Thủ tướng Yingluck tội tham nhũng và yều cầu bà từ chức.
Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban bị kết tội nổi loạn.
Hồi đầu tháng này, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra tuyên bố phế truất Thủ tướng Yingluck và chính quyền của bà vẫn còn duy trì quyền lực cách đây hơn một tuần.
Cuộc đảo chính hôm 22/5 được ghi nhận là sự kiện đảo chính lần thứ 19 tại Thái Lan kể từ năm 1932. Năm 2006 là năm gần nhất Thái Lan chứng kiến cuộc đảo chính lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra - anh trai của bà Yingluck.
Hôm 23/5, Hội đồng Gìn giữ trật tự và hòa bình (NPOMC) đã quyết định triệu tập hơn 150 quan chức cấp cao tới tham dự một cuộc họp trong Hội trường Quân đội Hoàng gia tại Thewes vào lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, hàng loạt quan chức thuộc cả phe ủng hộ và phản đối chính phủ bao gồm cựu Thủ tướng Yingluck cũng đã bị quân đội nước này bắt giữ. Tuy nhiên, theo nguồn tin quân đội, đêm ngày 25/5, NPOMC đã quyết định thả tự do cho bà Yingluck.
Dư luận quốc tế cũng đã lên tiếng phản đối hành động bắt giữ các quan chức chính phủ của quân đội Thái Lan. Thậm chí, Mỹ - đồng minh lâu nay của Thái Lan, đã quyết định ngừng khoản viện trợ quân sự trị giá 3,5 tỷ USD cũng như hoãn các chuyến thăm chính thức và tổ chức tập trận chung với xứ sở Chùa Vàng.
Theo Infonet
Biểu tình ở Thái Lan: Thêm 2 người bị bắn chết Thêm 2 người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan bị bắn chết, trong khi tình hình chính trị Thái Lan căng thẳng trở lại. Người biểu tình ở khu vực Ratchadamnoen - Ảnh: Minh Quang Khoảng 2 giờ 50 sáng nay 15.5, xảy ra một vụ bắn đạn pháo M79 và tấn công bằng súng vào khu vực của người biểu...