Trung Quốc được ai ủng hộ trong chiến tranh xâm lược 1979?
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 21979 đã được Trung Quốc chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự và đặc biệt là ngoại giao.
Trung Quốc luôn biện minh cho hành động của mình là một cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ” (?!). Tuy nhiên, cuộc chiến “phản kích” (thường ở trong trạng thái bị động) này thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện, huy động lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc.
Trung Quốc đã tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, từ tập trung các nguồn lực kinh tế cho đến hoạch định quân sự (đã xem trong kỳ trước). Song song với đó, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ hoặc chí ít là không phản đối của các nước khác.
Thăm dò ý kiến các nước Asean
Châu Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.
Sau khi một báo cáo đặc biệt của tình báo được trình bày, thì đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên khi đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư luận.
Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Việc Việt Nam – Liên Xô ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện vào ngày 3-11-1978 đã được Đặng Tiểu Bình lấy làm lí do để “đo lường” phản ứng của khối này.
Đặng Tiểu Bình tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt – Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam (tất nhiên là do Trung Quốc lãnh đạo) với khối các nước ASEAN để “tái cân bằng quyền lợi” của các nước Đông Nam Á.
Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình không giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Hà Nội.
Thái độ của từng nước ASEAN có điểm khác nhau và cơ bản là không đồng ý tham gia liên minh chống Liên Xô và Việt Nam.
Tuy nhiên, khi Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, các nước ASEAN cũng nhận thấy cần phải “nhích hơn chút nữa” về phía Trung Quốc.
Thái Lan chấp thuận đề xuất của Đặng Tiểu Bình, đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để tới Campuchia. Việc này đã khiến Trung Quốc mở ra con đường tiếp vận an toàn cho Campuchia và hậu thuẫn cho tàn quân Polpot sau này.
Video đang HOT
Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Tìm kiếm sự ủng hộ của “đồng minh mới” (Hoa Kỳ)
Sau thời kỳ “Ngoại giao bóng bàn” năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và Moscow là “những kẻ thù”.
Trong giai đoạn tiếp theo, Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô. Khi đó, Washington tập trung chống phá Moscow, với sự gây rối giúp sức của Bắc Kinh, đồng thời Trung Quốc cũng lãnh trách nhiệm ngăn cản sự lớn mạnh của Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Xô tới đông nam Á.
Chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu Bình từ 28 đến 30 tháng 1 năm 1979, (sau khi vừa bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 1979), sau đó là tới thăm Nhật Bản cũng là nằm trong mục đích chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979.
Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam cho đồng minh mới Hoa Kỳ, mong nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh của Washington trong khối NATO và ngăn chặn các nghị quyết chống nước này do Liên Xô khởi thảo trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Anh nói về thay đổi lớn ở Việt Nam trong 50 năm qua
Một báo hàng đầu tại Anh nhận định Việt Nam trải qua những thay đổi rõ rệt về kinh tế, văn hóa trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là Đà Nẵng.
Ngày khởi đầu của một cuộc chiến tàn khốc
Các binh sĩ thuộc lữ đoàn 9 của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến Mỹ xuống xà lan và tiến vào bãi biển Đà Nẵng hôm 8/3/1965. Ảnh: AP
50 năm trước, lúc 9h03 ngày 8/3/1965, 3.500 binh sĩ thuộc thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào bãi biển Nam Ô, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14 km về phía bắc. Sự kiện ấy đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ tại Việt Nam.
Không ai trên bãi biển ngày hôm đó nghĩ rằng cuộc đổ bộ là sự khởi đầu cho một cuộc chiến khốc liệt kéo dài. Đến cuối năm 1965, gần 185.000 binh lính Mỹ tới Việt Nam khi chiến tranh leo thang.
Một thập kỷ sau khi Sài Gòn giải phóng và Mỹ rút hết binh sĩ ra khỏi Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy, hơn 540.000 binh sĩ Mỹ từng phục vụ ở Việt Nam. Hơn 58.000 người trong số họ tử vong.
Trong khi đó, khoảng 3 triệu người Việt Nam thiệt mạng và dân thường chiếm 2/3 con số đó. Hàng trăm nghìn người khác bị thương và tàn tật. Máy bay Mỹ rải 43 triệu lít chất độc màu da cam khắp các cánh đồng khiến đất nông nghiệp ô nhiễm nặng. Lính Mỹ cài 14 triệu tấn bom mìn khắp vùng nông thôn. Hàng triệu người mất nhà cửa. Nạn đói và bệnh tật diễn ra tràn lan.
Chuyển biến
Một góc thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Blogspot
Tuy nhiên, theo The Guardian, Việt Nam đã trỗi dậy sau nửa thế kỷ. Đặc biệt, trong 20 năm qua, nhiều sự thay đổi đã diễn ra trên khắp đất nước. Từ một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, Việt Nam trở thành nước có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực.
Để đạt những bước chuyển ấy, chính chính phủ cải cách kinh tế sâu rộng, gồm chủ trương Đổi Mới vào năm 1986 theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự tăng trưởng kinh tế thúc đấy nhanh chóng điều kiện sống của của người dân và giảm tỷ lệ người nghèo. Trong năm 2014, hơn 7,8 triệu người nước ngoài đã tới Việt Nam để đầu tư, kinh doanh và du lịch.
Văn hóa của người Việt cũng thay đổi. Khách du lịch Mỹ tới đây có thể ngạc nhiên trước số lượng lớn các nhà hàng McDonald, Starbuck và KFC. Nhiều bộ phim mới nhất của Hollywood xuất hiện tại các rạp. Cửa hàng đồ hiệu như quần Levi's, giầy Converse và máy tính bảng iPad xuất hiện khắp nơi.
Đà Nẵng thay đổi ngoạn mục
Vẻ đẹp của bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng 50 năm sau chiến tranh. Ảnh: Thomas Uhlemann
Trên nhiều phương diện, Đà Nẵng đại diện cho sự phát triển đáng kinh ngạc của quốc gia, Guardian nhận định. Ngày nay, đây là một đô thị hiện đại với các tòa nhà cao tầng, đại lộ rợp bóng cây cùng nhiều cây cầu hiện đại.
Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, những khu nhà cũ và xập xệ nhường chỗ cho các tòa nhà hiện đại, phòng trưng bày, trung tâm thương mại lớn và các quán cafe thời thượng.
Hàng loạt khách sạn sang trọng cùng sân golf 5 sao xuất hiện dọc bãi biển Mỹ Khê, nơi từng phục vụ lính Mỹ trong những năm chiến tranh. Trong khi đó, căn cứ không quân Mỹ giờ là một sân bay quốc tế hiện đại, kết nối Đà Nẵng với thế giới.
Hướng tới tương lai
Chuck Palazzo là một cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Đà Nẵng trong giai đoạn 1970-1972. Ông trở lại thành phố vào năm 2008 và sinh sống tại đây. Hiện ông là một thành viên của Hội cựu chiến binh và tích cực vận động cho chiến dịch Hòa bình để bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam và bom mìn.
"Tôi thực sự bất ngờ khi quay trở lại Việt Nam. Chứng kiến cách người dân đứng lên từ đống tro tàn, theo đúng nghĩa đen, là điều tôi không thể tin nổi. Đặc biệt, thế hệ trẻ Việt Nam luôn năng động và hướng tới tương lai. Họ quan tâm tới công nghệ, truyền thông xã hội, ngân hàng, kinh tế và tham gia hoạt động cộng đồng. Đó là những tín hiệu tốt", ông nói.
Theo Guardian, mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Mỹ trở nên tốt đẹp trong nhiều năm từ khi chính quyền cựu tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1995. Mối quan hệ thương mại hai chiều giữa hai quốc gia đạt 36,3 tỷ USD trong năm 2014.
Hiện tại, Mỹ và Việt Nam đang đàm phán hiệp định dối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương. Washington ngày càng coi Việt Nam là đối tác chủ chốt tại châu Á.
Việt Nam hiện là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách quốc tế. Ảnh: Blogspot
Khi quay trở lại Việt Nam lần đầu tiên, Palazzo cảm thấy bất ngờ trước thái độ khoan dung của người Việt. "Khi tôi tới sân bay tại Hà Nội, tôi tưởng tượng rằng, tên của tôi xuất hiện trong kho dữ liệu vì tôi từng là lính thủy đánh bộ Mỹ. Tôi đã đổ mồ hôi khi tới quầy thủ tục. Nhưng chàng nhân viên chỉ nhìn tấm hộ chiếu của tôi và mỉm cười nói: Mời ông đi tiếp. Hân hạnh chào đón ông tới Việt Nam", cựu binh Mỹ kể.
Theo Palazzo, ông không gặp bất cứ thái độ thù địch nào trong suốt những năm ông sống tại đây.
Trong khi đó, tại quán bar ở trung tâm Đà Nẵng, một nhóm nhân viên của công ty truyền thông tụ tập sau giờ làm việc. "Chúng tôi không có thành kiến với người Mỹ. Bây giờ quan điểm của người dân cởi mở hơn trước, Người Việt thường hướng tới tương lai chứ không nhìn lại quá khứ", Trần Ngọc Hào, một thành viên trong nhóm, cho biết.
Hào và những người đồng nghiệp của anh nói rằng, họ luôn sẵn sàng chào đón người Mỹ. "Dĩ nhiên, chúng tôi muốn trở thành bạn với tất cả mọi người. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ ngày hôm nay để phát triển đất nước trong tương lai", Hào khẳng định. Nâng chai bia trên tay, anh nói to: "Vì hòa bình, tiến bộ và Việt Nam".
Theo Zing News
Quốc tế nói về Chiến tranh Biên giới năm 1979 Nhân tháng hai, xin trích dịch một phần nhỏ nói về cuộc chiến này của M.Ilinski trong quyển hồi ký "Đông Dương, đống tro tàn của bốn cuộc chiến tranh Cách đây đã lâu, giới phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội có tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ trong giới với câu hỏi "Ai trong số các phóng viên...