Trung Quốc dùng trí tuệ nhân tạo tăng độ chính xác của vũ khí siêu thanh
Các nhà khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể viết thuật toán đường bay trong vòng vài giây và độ chính xác cao hơn gấp 10 lần.
Trung Quốc đang tăng cường phát triển chương trình vũ khí siêu thanh sử dụng AI (Ảnh: SCMP).
Trong một bài viết đăng tải trên tạp chí Systems Engineering and Electronics tuần trước, các nhà khoa học quân sự Trung Quốc đề xuất sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để viết phần mềm đường bay cho vũ khí siêu thanh thông qua một thuật toán kiểm soát đường bay đặc biệt.
Các tên lửa thông thường được trang bị phần mềm định vị được cài đặt ngay tại nhà máy, nhưng nếu phần mềm được AI viết ra với một thuật toán khác cho từng loại vũ khí, nó có thể giải quyết được những thách thức trong việc điều khiển đường bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh hoặc hơn nữa.
Một vũ khí siêu thanh có thể đánh trúng mục tiêu sau khi bay một chặng dài hàng trăm hay hàng nghìn km hay không phụ thuộc vào mức độ định vị chính xác và những thao tác phức tạp trong hành trình bay.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Kỹ thuật Lực lượng Tên lửa chỉ ra, một hệ thống vận hành dựa vào AI có thể giúp một vũ khí siêu thanh hoạt động tốt với độ chính xác khoảng 10 m. AI có thể được vận dụng ngay sau khi tên lửa được phóng đi và trước khi vũ khí đạt tốc độ siêu tốc để xác định vị trí dựa vào hệ thống định vị GPS và Bắc Đẩu.
Video đang HOT
Dựa vào các thông tin mới, AI có thể tạo ra một thuật toán định vị riêng cho chương trình kiểm soát đường bay trước khi vũ khí bước vào giai đoạn bay siêu thanh. Các nhà khoa học Trung Quốc cũng sử dụng AI để giải quyết các khía cạnh khác của chuyến bay siêu thanh, bao gồm kiểm soát động cơ và liên lạc.
Nga – Trung cũng đẩy nhanh ứng dụng AI
Các loại vũ khí sử dụng AI vẫn trong giai đoạn sơ khai nhưng nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh việc ứng dụng các loại vũ khí này, dẫn đầu là Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Từ năm 1990, quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) điều khiển trên mặt đất. Hiện tại quốc gia này đang tăng cường tài trợ cho các công ty công nghệ phát triển UAV. Thông qua đổi mới công nghệ, Mỹ muốn kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc.
Nga coi trí tuệ nhân tạo là công nghệ then chốt để hiện đại hóa vũ khí trang bị. Trong “Chủ trương phát triển vũ khí quốc gia 2018-2025″ do Nga công bố, việc nghiên cứu phát triển và trang bị vũ khí trí tuệ nhân tạo được đưa vào nội dung trọng điểm, bao gồm hệ thống phòng thủ trên không và trên vũ trụ, lực lượng hạt nhân chiến lược, hệ thống thông tin liên lạc, trinh sát, chỉ huy điều khiển, trang bị tác chiến điện tử, máy bay không người lái, robot, hệ thống phòng hộ cá nhân người lính, xe trinh sát không người lái…
Trung Quốc chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu máu ở Vũ Hán
Trung Quốc chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu từ ngân hàng máu ở thành phố Vũ Hán nhằm điều tra về nguồn gốc Covid-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Kho lưu trữ máu lên đến 200.000 mẫu, bao gồm những mẫu đã lấy từ những tháng cuối năm 2019. Những mẫu máu này đã được ban điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là một nguồn thông tin quan trọng có thể giúp xác định thời điểm và nơi virus lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể người.
Các mẫu được lưu giữ tại Trung tâm Máu Vũ Hán sẽ cung cấp các mẫu mô từ một nhóm dân cư rộng lớn ở thành phố Vũ Hán, nơi virus SARS-CoV-2 được cho là đã lây nhiễm sang người lần đầu tiên.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, các mẫu máu đã được lưu trữ trong hai năm, để phòng trường hợp cần thiết sẽ làm bằng chứng trong bất kỳ vụ kiện nào liên quan đến nguồn máu lưu trữ tại ngân hàng.
Cuộc xét nghiệm diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2.
Một quan chức tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói với CNN rằng, công tác chuẩn bị cho việc xét nghiệm mẫu máu đang được tiến hành và các xét nghiệm sẽ được tiến hành khi mẫu máu đạt đến thời hạn lưu trữ 2 năm.
"Đợt xét nghiệm này cung cấp những mẫu máu theo thời gian thực sát nhất trên thế giới nhằm giúp chúng ta hiểu về thời điểm bùng phát dịch bệnh", Yanzhong Huang, chuyên gia cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết.
Maureen Miller, phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Columbia, cho biết các mẫu máu "sẽ chứa những manh mối quan trọng". Bà Miller kêu gọi Trung Quốc cho phép các chuyên gia nước ngoài quan sát quá trình này.
Người đứng đầu nhóm chuyên gia Trung Quốc phối hợp với cuộc điều tra của WHO về nguồn gốc Covid-19, Liang Wannian, lần đầu tiên nói trong một cuộc họp báo hồi tháng 7 rằng, Trung Quốc sẽ xét nghiệm các mẫu máu. Ông Liang cho biết, sau khi các chuyên gia Trung Quốc "có kết quả, họ sẽ giao chúng cho cả chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài".
Các chuyên gia cho biết, nếu được bảo quản đúng cách, các mẫu máu có thể chứa các dấu hiệu quan trọng của các kháng thể đầu tiên do con người tạo ra để chống lại Covid-19.
Ông Liang hồi tháng 7 cho biết, mặc dù trường hợp mắc Covid-19 được báo cáo đầu tiên ở Vũ Hán vào ngày 8/12/2019, nhưng "nghiên cứu của chúng tôi và các tài liệu nghiên cứu liên quan trước đó của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy ngày 8/12 có thể không phải là thời điểm xảy ra ca nhiễm đầu tiên. Có thể có các ca nhiễm khác đã xảy ra trước đó".
Tiến sĩ William Schaffner tại Khoa Y Đại học Vanderbilt cho biết việc xét nghiệm các mẫu máu là "cơ hội tốt" để tìm hiểu chính xác thời điểm mà loại virus này bắt đầu để lại dấu vết trong cộng đồng dân cư ở Trung Quốc. Ông Miller nói rằng các mẫu máu này thậm chí có thể cho biết ai bị nhiễm lần đầu, ở đâu, tuổi tác và nghề nghiệp của họ.
Chuyên gia Schaffner đề xuất các mẫu máu có thể được mang đến Geneva, Thụy Sĩ hoặc một nơi trung lập khác, để cho phép các chuyên gia của WHO tham gia xét nghiệm.
Trung Quốc thử nghiệm thiết bị phát hiện dòng chảy ngầm nguy hiểm ở Biển Đông Giới khoa học Trung Quốc cho hay họ đã thử nghiệm một thiết bị theo dõi ở Biển Đông có thể cải tiến việc phát hiện dòng chảy bị cho là nguy hiểm đối với tàu ngầm. Bộ cảm biến được giới khoa học Trung Quốc thử nghiệm ở Biển Đông. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SCMP Cụ thể, trong nghiên cứu được đăng...