Trung Quốc dựng “thành phố ma” ở châu Phi
Nó được coi là thành phố tuyệt đỉnh cho 50.000 người nhưng những hình ảnh kỳ quái dưới đây cho thấy đô thị hóa do Trung Quốc xây dựng đang có nguy cơ trở thành “ thành phố ma” đầu tiên ở châu Phi như thế nào.
Được xây dựng ở ngoại ô thủ đô Luanda của Angola, Nova Cidade de Kilamba có 750 khối nhà 8 tầng, một chục trường học và hơn 100 cửa hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là, nó không có cư dân và nhiều cư dân sống ở các khu ổ chuột gần đó không có đủ 75.000 bảng (118.000 USD) để có thể vào đó sinh sống.
Vấn đề này đã làm dấy lên nỗi lo rằng dự án 2,2 tỷ bảng, một phần tiền của Trung Quốc đã đổ vào châu Phi trong những năm gần đây, có thể bị bỏ hoang trong nhiều năm sắp tới.
Sebastiao Antonio, 17 tuổi, vừa đi xe buýt từ một khu vực xa trung tâm thành phố tới một trong những trường học mới mở ở đây nói: “Tôi thực sự thích nơi này. Nó có bãi đỗ xe, chỗ cho chúng tôi chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ và bóng ném. Nơi này yên tĩnh, êm đềm hơn nhiều các thành phố khác, lại không có các vụ phạm tội”.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu gia đình Antonio có chuyển tới đây sinh sống không, cậu nói: “Không đời nào, chúng tôi không đủ tiền để mua nhà ở đây. Điều đó là không thể và ở đây cũng không có công việc nào dành cho cha mẹ tôi”.
Jack Francisco, 32 tuổi, một người quét đường ở Kilamba nói thêm: “Đúng, đây chắc chắn là một nơi đẹp đẽ để sống nhưng bạn cần rất có rất nhiều tiền. Những người như chúng tôi không có nhiều tiền như vậy”.
Jack nói đúng. Làm thế nào ai đó chỉ kiếm trung bình 1,30 bảng một ngày có thể mua được căn hộ xa xỉ với giá từ 75.000 bảng tới 130.000 bảng.
Điều này dường như là câu hỏi mà Tập đoàn đầu tư và ủy thác quốc tế Trung Quốc, công ty đã xây dựng nhà cửa ở đây trong 3 năm để đổi lấy dầu, không đặt ra. Và hiện giờ, điều đó có nghĩa là thành phố này có nguy cơ trở thành thành phố ma giống như những thành phố ma châu Âu mọc lên khắp Ireland và Tây Ban Nha. Được xây dựng vào thời kỳ bùng nổ bất động sản, các thành phố được dựng lên cho những người không bao giờ tới đó ở, bỏ mặc những người đã tạo nên các ngôi nhà một bất động sản vô dụng, không thể bán.
Video đang HOT
Kilamba là thành phố lớn nhất trong số các thành phố vệ tinh được các công ty Trung Quốc dựng lên ở Angola và nó được cho là một trong những dự án mới xây lớn nhất ở châu Phi
Các quảng cáo bán nhà cho thấy, cư dân đang tận hưởng một cuộc sống tuyệt vời, cách xa những đám bụi của khu ổ chuột tại thủ đô. Tuy nhiên, quảng cáo này gây hiểu lầm do gần 12 tháng kể từ lô đầu gồm 2.800 căn hộ được đem bán, chỉ có 220 căn hộ được bán.
Hầu như không có ai chuyển nhà tới Kilamba, chỉ có vài cửa hàng mở và nơi duy nhất có thể mua thưc phẩm là một siêu thị. Một nhóm lao động Trung Quốc, những người sống trong các cong te nơ gần đó, dường như là những người duy nhất đi lại trên các con phố hoang vắng.
Tuy nhiên, bất chấp quan điểm rằng giá nhà quá cao, công ty bất động sản Delta Imobiliaria, chịu trách nhiệm bán các căn hộ nói, vấn đề thực sự là vay tín dụng ngân hàng. Paulo Cascao, giám đốc điều hành công ty trên nói: “Giá trên là phù hợp với chất lượng căn hộ và mọi thứ mà thành phố cung cấp. Việc bán nhà chậm chạp là do khó thế chấp”.
Theo VietNamNet
Những ngôi mộ bạc tỷ ở thôn biển nghèo
Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng như một thành phố ma với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng cho một ngôi.
Trước đây cả thôn sống bằng nghề đi biển, vất vả mưu sinh cả năm, đôi khi phải đánh đổi tính mạng với biển song vẫn chỉ đủ ăn. Nhưng vài năm gần đây, cả thôn giàu lên trông thấy nhờ nguồn tiền gửi về từ nước ngoài. Đa số các hộ dân đều có người thân, họ hàng hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ (phần lớn di cư trước 1975).
Cũng từ nguồn tiền đó mà những ngôi nhà khang trang được cất lên, đặc biệt là sự xuất hiện của các khu lăng mộ nguy nga, tráng lệ có mức chi phí tới hàng tỷ đồng như điểm tô sắc màu cho vùng đất khô cằn này.
Xen lẫn các ngôi nhà 2 tầng là những ngôi mộ khang trang.
Nhiều ngôi mộ được xây dựng trên các khu đất rộng hàng trăm mét vuông, gồm nhiều tiểu cảnh và sự công phu thể hiện rõ qua từng chi tiết.
Hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phượng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ.
Mỗi gia đình có một khu lăng mộ riêng, gồm nhiều ngôi mộ nhỏ. Tùy từng số lượng người trong gia đình và điều kiện kinh tế mà độ hoành tráng khác nhau.
Để hoàn thành một khu lăng mộ, trung bình mất khoảng vài tháng tới hơn một năm, tùy quy mộ và thời tiết có thuận lợi không.
Như khu lăng mộ này phải mất hơn một năm mới hoàn thiện, chi phí lên tới hơn 3 tỷ đồng, thời điểm năm 2007.
Một khu lăng mộ khác đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu tốn gần 4 tỷ đồng.
Bên cạnh các khu lăng mộ, các dòng họ đều xây dựng một nhà thờ họ riêng. Kiểu dáng kiến trúc, quy mô lẫn độ hoành tráng cũng chẳng kém các lăng mộ như trên. Ngoài ra, còn có thêm nhiều tiểu cảnh khác như hồ nước, hòn non bộ...
Dãy nhà thờ họ nằm san sát nhau.
Đa số thanh niên trong thôn đã theo chân người thân ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Chỉ còn người già và trẻ em, sống bằng nguồn tiền người thân gửi về hàng tháng. Nhiều gia đình bỏ hẳn nghề đi biển, thay vào đó là chăm chút cho các ngôi mộ của gia đình, dòng tộc mình.
Theo VNEXpress
Những chuyện sốc nhất Trung Quốc năm 2011 Cùng điểm lại những câu chuyện gây chấn động tại Trung Quốc năm vừa qua. 1. Cặp đôi bán con lấy tiền chơi game Cặp đôi Li Lin và Li Juan ở Đông Hoản, Trung Quốc đã gây sốc với hành động cực tồi tệ: bán con lấy tiền chơi game. Hai "con nghiện" game online này bán đứa con thứ nhất vào...