Trung Quốc dừng đếm ca mắc COVID-19 không triệu chứng, bỏ xét nghiệm diện rộng
Trước khả năng từ bỏ chiến lược “Zero COVID” để mở cửa trở lại hoàn toàn, giới chức Trung Quốc vừa có động thái điều chỉnh chính sách mới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 bị đóng cửa tại Bắc Kinh, ngày 13/12. Ảnh: Bloomberg
Ngày 14/12, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo cơ quan này sẽ ngừng công bố dữ liệu tổng hợp về các ca mắc COVID-19 mới, do việc bỏ xét nghiệm bắt buộc diện rộng sẽ khiến các con số không còn phản ánh đúng thực tế.
Cụ thể, từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ chỉ báo cáo các trường hợp có triệu chứng vì khó có thể đánh giá số lượng người mắc không triệu chứng nếu không xét nghiệm.
Hôm 13/12, Trung Quốc báo cáo chỉ có 2.249 ca nhiễm mới trên toàn quốc. Trong khi đó, đặc khu tài chính Hong Kong, với dân số nhỏ hơn gần 200 lần, đã ghi nhận khoảng 15.000 ca nhiễm trong cùng ngày.
Sau nhiều năm tiến hành xét nghiệm kỹ lưỡng trên diện rộng và theo dõi dữ liệu đi lại của công dân để truy vết virus SARS-CoV-2, Trung Quốc đã bất ngờ cho thấy dấu hiệu sẵn sàng từ bỏ cách tiếp cận đó từ cách đây ít ngày. Quyết định dừng xét nghiệm đại trà hiện nay đồng nghĩa với việc giới chức y tế nước này không có cách nào chính xác để đánh giá tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng.
Video đang HOT
Theo Bloomberg, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy virus đang lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc. Điển hình, các bệnh viện ở các thành phố lớn đã quá tải bệnh nhân COVID-19, còn các cửa hàng trên khắp cả nước đã hết sạch thuốc trị sốt.
Các quan chức địa phương đã tìm cách trấn an người dân rằng Trung Quốc có thể đáp ứng nhu cầu về nguồn cung cốt lõi. Một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin khẳng định nước này có đủ khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm nhanh và vaccine phòng COVID-19. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tăng cường sản xuất các mặt hàng quan trọng liên quan đến COVID-19.
Theo nhà phân tích thị trường dược phẩm Sam Fazeli của Bloomberg Intelligence, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nhanh chóng sẽ khiến khoảng 5 triệu người phải nhập viện và gây ra 700.000 ca tử vong.
Những năm qua, Trung Quốc đã chia các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 thành các loại có triệu chứng và không có triệu chứng. Đây là cách phân biệt không nơi nào khác trên thế giới áp dụng, vì khiến việc nắm bắt chính xác tình hình lây nhiễm trở nên phức tạp hơn.
Trung Quốc nới tiếp chính sách Zero-COVID, người dân thở phào tạm biệt ứng dụng theo dõi
Trong một động thái mới nhất nới lỏng chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt, từ đêm 12/12, chính phủ Trung Quốc đã tắt ứng dụng kiểm soát người dân xem có ra vào các khu vực có nguy cơ cao hay không.
Người dân đeo khẩu trang đi trên đường phố Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 13/12. Ảnh: Reuters
Trên các nền tảng chia sẻ trực tuyến như Weibo, nhiều người đã đăng bài ăn mừng, ủng hộ hành động trên của chính phủ Trung Quốc. Bốn công ty viên thông của nước này khẳng định họ sẽ xóa hoàn toàn các dữ liệu liên quan đến ứng dụng của người dùng sau khi ứng dụng được gỡ bỏ.
"Tạm biệt (ứng dụng) Thẻ hành trình, tôi hy vọng sẽ không bao giờ gặp lại bạn nữa", một người dùng viết trên tài khoản Weibo.
Thẻ hành trình chủ yếu được sử dụng để theo dõi người dân đi lại trong lãnh thổ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng thẻ này như mã y tế, yêu cầu người dân phải quét để vào các địa điểm công cộng nhằm kiểm tra xem họ có thể tiếp xúc với virus hay không.
Mặc dù giới chức chưa công bố chính thức việc xóa bỏ các ứng dụng song tại một số thành phố lớn bao gồm Thượng Hải, người dân đã không còn phải xuất trình Thẻ hành trình khi vào những nơi công cộng như cửa tiệm và nhà hàng.
Từ tuần trước, Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ một số quy định quan trọng trong chính sách Zero-COVID, bao gồm bỏ xét nghiệm bắt buộc, nới lỏng quy trình cách ly.
Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 ngay trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng tới, trong bối cảnh một lượng lớn người dân Trung Quốc dự kiến di chuyển khắp đất nước để thăm gia đình lần đầu tiên sau nhiều năm.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương ngày 12/12 cho biết ông tin rằng các biện pháp phòng chống COVID-19 của Trung Quốc sẽ được nới lỏng hơn nữa trong tương lai gần và việc người nước ngoài đến nước này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trung Quốc gần như đóng cửa biên giới với du khách quốc tế kể từ khi đại dịch bùng phát lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Hiện số lượng các chuyến bay quốc tế vẫn ở mức thấp so với mức trước đại dịch và người từ bên ngoài lãnh thổ đến phải đối mặt với quy trình 8 ngày cách ly.
Việc đóng cửa biên giới và phong tỏa nhiều lần ở các thành phố lớn để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 đã tàn phá nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mặc dù việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát được coi là cơ hổi để mở ra triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong dài hạn, nhưng các nhà phân tích cho rằng hoạt động kinh doanh của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong những tuần tới, do làn sóng lây nhiễm gia tăng dẫn tới tình trạng thiếu nhân sự và khiến người tiêu dùng thận trọng hơn.
Tốc độ lây lan của dịch bệnh, với hàng dài người xếp hàng bên ngoài các phòng khám sốt và trung tâm xét nghiệm trong những ngày gần đây, cũng có thể sẽ gây sức ép lên hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng nếu không có biện pháp tháo gỡ kịp thời, hệ thống này sẽ nhanh chóng bị quá tải.
Trung Quốc mở cửa trở lại - Động lực lớn đối với giá dầu Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch được đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy giá dầu lớn hơn so với hành động áp giá trần của G7 và EU đối với dầu Nga. Một tàu chở dầu đang dỡ dầu thô nhập khẩu tại cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc vào ngày 9/5/2022....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan

'Phương Tây cũ' tan rã: EU tìm vị thế mới giữa căng thẳng với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phim 'Chốt đơn' có Quyền Linh, Thùy Tiên giờ ra sao?
Hậu trường phim
22:29:33 17/04/2025
Vợ cũ Michael Jackson xuất hiện sau nhiều năm 'ở ẩn'
Sao âu mỹ
22:27:00 17/04/2025
Bất chấp lời chê vũ đạo khiêu khích, Lisa vẫn thắng lớn tại Coachella 2025
Nhạc quốc tế
22:23:37 17/04/2025
Thành Long và các nghệ sĩ bị tẩy chay vì quảng cáo sản phẩm dính bê bối
Sao châu á
22:21:21 17/04/2025
Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ khu Tam Thái Tử
Pháp luật
22:19:20 17/04/2025
Trúng 3 tờ độc đắc, chủ nhân không tin được vì mua vé số dạo trên đường
Netizen
22:15:11 17/04/2025
Cục Phát thanh truyền hình tiếp nhận thông tin nhiều nghệ sĩ quảng cáo "lố"
Sao việt
22:13:27 17/04/2025
Lâu lâu con cháu mới tề tựu đông đủ, bố chồng tôi khiến cả nhà chán nản khi làm một việc vô nghĩa
Góc tâm tình
22:07:50 17/04/2025
Nhàn như Hòa Minzy: Diễn Bắc Bling được "đội quân chưa mọc răng" hát "long trời lở đất" không trật nhịp nào
Nhạc việt
22:05:32 17/04/2025
Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì
Sức khỏe
20:41:11 17/04/2025