Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để theo dõi tàu ngầm đối phương
Việc Trung Quốc xây đường băng thứ 3 trên đảo nhân tạo ở Trường Sa có thể giúp lấp một khoảng trống trong phòng thủ chống ngầm của Bắc Kinh, cản trở các hoạt động của hải quân Mỹ và các đồng minh.
Trung Quốc đang xây dựng 3 đường băng trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: CSIS)
Trung Quốc bị “tố” đang xây dựng 3 đường băng trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi hầu hết sự chú ý hướng vào sự phô trương sức mạnh mà Trung Quốc có được từ các đảo nhân tạo mới xây dựng ở Biển Đông, các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây nhận định rằng Bắc Kinh cũng có thể sử dụng để săn lùng tàu ngầm của đối phương trong vùng biển chiến lược và xa hơn thế.
Sở hữu 3 đường băng cách đất liền Trung Quốc hơn 1.400 km có thể cho phép Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động của các máy bay do thám Y-9 và trực thăng Ka-28, được trang bị thiết bị để theo dõi tàu ngầm.
Một báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng 5 lưu ý rằng Trung Quốc thiếu khả năng tác chiến chống ngầm hiệu quả ngoài khơi bờ biển và ở vùng biển xa.
Tăng cường khả năng chống ngầm cũng có thể giúp Trung Quốc bảo vệ các hoạt động của tàu ngầm lớp Jin, vốn có khả năng mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và cũng là trọng tâm trong chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc, ông Zhang Baohui, một chuyên gia an ninh đại lục tại Đại học Lingnan ở Hong Kong nhận định.
“Điều đó sẽ giúp các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc an toàn hơn để tồn tại… và nếu cần có thể thực thi các mệnh lệnh trong thời chiến”, ông Zhang nói với hãng tin Reuters. “Chúng sẽ trở nên an toàn hơn là tại các vùng biển sâu nơi Trung Quốc không thể có sự hỗ trợ thích hợp”.
Mặc dù là một môi trường hoạt động tương đối nông và ồn ào đối với các tàu ngầm nhưng Biển Đông lại có vài đường nước sâu, cho phép tàu ngầm tiếp cận Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Khi được hỏi rằng liệu Washington có lo ngại rằng các đường băng có tăng cường khả năng chống ngầm của Trung Quốc, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban cho hay Mỹ đang giám sát tình hình tại Biển Đông.
Một nhà tích hải quân tại đại lục nói rằng Trung Quốc đang cố gắng cải thiện thiết bị định vị dưới nước và các thiết bị khác được trang bị cho máy bay tuần tra Y-9 và trực thăng Ka-28.
Video đang HOT
Trung Quốc dự kiến cũng sẽ đặt các thiết bị theo dõi dưới đáy biển quanh các đảo nhân tạo, tạo ra “một cổng điện tử”.
Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
Chuyên gia Zhang Baohui từng nói rằng các tàu ngầm tên lửa đạn đạo quan trọng đối với sự răn đe hạt nhân của Trung Quốc hơn các khả năng khác do chính sách của Bắc Kinh từ những năm 1960 là chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân trước.
Báo chí Trung Quốc và các trang blog quân sự quốc tế hồi năm nay đã đăng tải các bức ảnh cho thấy tàu ngầm lớp Jin hoạt động từ một căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc. Không rõ liệu các tàu này có được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân JL-2 tầm xa hay không.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay 4 tàu ngầm lớp Jin đã được đưa vào sử dụng, và dự kiến chiếc thứ 5 sẽ được bổ sung.
“Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thực hiện cuộc tuần tra răn đe hạt nhân (bằng tàu ngầm) đầu tiên vào năm 2015″, báo cáo viết.
Tầm quan trọng của sự răn đe đó là Trung Quốc nhiều khả năng sẽ áp đặt một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, các chuyên gia an ninh cảnh báo, giống việc tuyên bố một ADIZ ở Hoa Đông hồi cuối năm 2013.
Báo hiệu sự trở lại của các hoạt động “mèo vờn chuột” dười biển kiểu Chiến tranh Lạnh, các chuyên gia hải quân châu Á và phương Tây giàu kinh nghiệm tác chiến chống ngầm dự đoán các tàu ngầm đối phương trong khu vực đã sẵn sàng theo dõi nhau.
Họ cho biết Mỹ đang cố gắng nhận dạng và các dõi các tàu ngầm riêng lẻ của Trung Quốc, như Mỹ đã theo dõi các tàu ngầm Liên Xô qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thời Chiến tranh Lạnh.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng phải đau đầu theo dõi tàu ngầm của các nước trong khu vực, như tàu ngầm diesel điện siêu tĩnh của Nhật Bản.
“Chúng tôi đang theo dõi họ và giờ đây họ cũng đang ngày càng theo dõi chúng tôi”, một quan chức hải quân châu Á nói về các hoạt động dưới biển ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
An Bình
Theo dantri
Mỹ tăng cường dùng UAV giám sát Biển Đông
Bộ Quốc phòng Mỹ đang có kế hoạch tăng 50% các chuyến bay giám sát không người lái trên toàn cầu, trong đó có Biển Đông, trong vòng bốn năm tới.
Một quan chức quốc phòng Mỹ cấp cao nói với tờ Wall Street Journal rằng Lầu Năm Góc tìm cách cải thiện khả năng dùng các chuyến bay UAV giám sát, thu thập thông tin tình báo ở Ukraine, Iraq, Syria, Bắc Phi và Biển Đông.
Riêng ở Biển Đông, máy bay do thám Mỹ vấp phải các biện pháp chống trả quyết liệt của Trung Quốc.
Máy bay do thám hiện đại Global Hawk của Mỹ.
Cụ thể, các kế hoạch mới đã dự trù gia tăng số lượng các chuyến bay do thám hàng ngày từ mức 61 chuyến lên 90 chuyến vào năm 2019. Hiện thời, phần lớn các chuyến bay do thám là do Không quân Mỹ (USAF) thực hiện.
Tuy nhiên, ngoài gần 60 chuyến bay của USAF, kế hoạch mới dự trù thêm 16 chuyến bay của Lục quân Mỹ, 4 chuyến của Bộ chỉ huy Các lực lượng đặc biệt và khoảng 10 chuyến bay do thám của các nhà thầu làm việc cho chính phủ. Không quân Hoa Kỳ hiện đang chia sẻ thông tin tình báo từ 22 trong số 60 phi vụ do thám hàng ngày với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Hồi tháng 10/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cắt giảm số chuyến bay UAV từ 65 xuống 60 chuyến/ngày do các phi công của Không quân Mỹ bị quá tải.
Lầu Năm Góc có kế hoạch dần dần tăng cường vai trò của các ngành dịch vụ khác cũng như các nhà thầu của chính phủ. Đến năm 2017, Lục quân Mỹ sẽ thực hiện 8 chuyến bay do thám bằng UAV/ngày và các nhà thầu của chính phủ thực hiện 6 chuyến bay/ngày.
UAV vũ trang MQ-9 Reaper của Mỹ.
Ở Biển Đông, Lầu Năm Góc gần đây vấp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập dữ liệu trinh sát do Trung Quốc gây nhiễu điện tử đối với máy bay không người lái của Mỹ.
Theo báo mạng The Washington Free Beacon, quân đội Trung Quốc đã gây nhiễu điện tử đối với một máy bay giám sát không người lái Global Hawk, khi chiếc UAV tầm xa này đang thu thập dữ liệu về căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa hồi tháng 4/2015.
Mới đây, Không quân Mỹ tuyên bố sẽ cho "về vườn" loại máy bay không người lái vũ trang MQ-1 Predator - vũ khí chính trong các cuộc không kích bằng UAV - vào năm 2018 và thay thế bằng loại UAV vũ trang MQ-9 Reaper.
Máy bay không người lái vũ trang MQ-1 Predator phóng tên lửa.
Một phát ngôn viên của Không quân Mỹ ngày 14/8 cho biết: "Lực lượng không quân hiện đang cho về hưu tất cả các máy bay không người lái MQ-1 Predator và hoàn tất việc chuyển sang sử dụng MQ-9 vào năm 2018".
Sau nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát, kế hoạch mới của Lầu Năm Góc cũng bao gồm việc tăng số lượng các cuộc không kích bằng máy bay không người lái. Kể từ năm 2004, các cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ đã sát hại từ 2.400 đến 4.000 người ở Pakistan.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo_Kiến Thức
Châu Á - Thái Bình Dương đua sắm máy bay tuần tra biển Ngoài chiến đấu cơ và tàu chiến, máy bay tuần tra biển đang nằm đầu bảng danh sách mua sắm quốc phòng của nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo khỏi sự lăm le của những nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc. Máy bay do thám P-3 Orion của Mỹ - Ảnh: Hải...