Trung Quốc dùng chính COC để ‘tấn công’ ASEAN
Ngày 6/7, tờ The Nation của Thái Lan đăng tải bài bình luận cho rằng ASEAN đã đạt được “thành tựu” lớn khi bước thêm một bước trong tiến trình hình thành khối liên minh đồng thời thúc ép được Trung Quốc đồng ý tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Song, ẩn sau nước cờ này của Bắc Kinh còn nhiều điều uẩn khúc.
Tờ báo bình luận rằng “quả là một thành tựu không nhỏ khi cuối cùng Trung Quốc đã chịu lắng nghe các nước trong khu vực Đông Nam Á về những cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông”. Thực tế, khẳng định này cũng không phải không có cơ sở bởi chỉ một năm trước đây, chính quyền Bắc Kinh vẫn giữ thái độ hung hăng cảnh báo các nước tránh đề cập tới các tranh chấp tại hội nghị ASEAN ở Campuchia đồng thời lớn tiếng tuyên bố sẽ chỉ bắt đầu đàm phán COC “khi điều kiện chín muồi”.
Tuy nhiên, giới học giả quốc tế đang đồng loạt có những nhận định chung quan điểm về bước thay đổi này của Trung Quốc.
COC là cơ hội đảm bảo an ninh trên Biển Đông và cũng là thách thức sự thống nhất của ASEAN.
Một cách thận trọng, ông Gary Li – một nhà phân tích cấp cao thuộc IHS Maritime có trụ sở ở London – cho rằng: “Bắc Kinh đang chuyển từ hình thức “làm ít hơn, can dự ít hơn” sang “làm nhiều hơn, can dự nhiều hơn”. Điều này báo hiệu tương lai sẽ có một thời kỳ mới trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có các thành viên ASEAN”.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Dmitry Mosyak – người hiện đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á của Viện phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga – đánh giá rằng: “Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ làm hết sức mình để chia rẽ sự thống nhất của ASEAN trong khi COC được soạn thảo. Nếu các nước trong khối vẫn có thể đoàn kết, cùng chung quan điểm về COC, điều đó cho thấy khả năng của tổ chức này với tư cách là một thành viên hợp nhất trong quá trình hội nhập. Còn nếu không, một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nội bộ ASEAN rất có thể sẽ diễn ra, dẫn tới việc tổ chức này bị biến thành chiến trường của các cường quốc ngoài khu vực.”
Một số nhà quan sát khác thì nhận định mục đích của chính quyền Bắc Kinh có thể là nhằm hóa giải chiến lược xoay trục của Mỹ, đang ngày càng hấp dẫn các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Điển hình như Philippines đang cân nhắc cho phép quân đội Hoa Kỳ tiến vào sâu hơn trong lãnh thổ của mình. Hay Singapore chẳng hạn, quốc gia này đã không ngần ngại cho Lầu Năm Góc sử dụng quân cảng làm cơ sở cho 4 chiến hạm thế hệ mới đang được triển khai trong vùng Biển Đông. Chính vì vậy, “Chính quyền Bắc Kinh đang chuyển sang chiêu dụ toàn khối ASEAN, và cùng lúc gán mác “kẻ gây rối” cho Philippines.”, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham ở Anh – ông Steve Tsang – đánh giá.
Về phía Mỹ, phát biểu tại Brunei, Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh: “Các bạn nên tuyệt đối tin tưởng là trong vòng ba năm rưỡi tới đây trong nhiệm kỳ còn lại của Tổng thống Obama, Washington sẽ nghiêm túc trong việc tiếp tục những nỗ lực tái cân bằng.”
Nhận định về những diễn biến mới nhất trên Biển Đông này, Giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Quốc ở Viện Nghiên cứu Chính sách Asan của Hàn Quốc Kim Han Kwon cho hay: “Bắc Kinh biết rõ họ đang ở thế bất lợi khi Washington, Seoul và Tokyo thắt chặt quan hệ liên minh do lo ngại vấn đề Triều Tiên. Do đó, Trung Quốc đã đưa ra một quyết định chiến lược để làm đối trọng với ảnh hưởng quân sự và chính trị lớn hơn của Mỹ trong khu vực.” Theo đó, “nếu để ASEAN nghiêng về phía Mỹ, thế bất lợi của Trung Quốc sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa”, ông Kim cho biết.
Phản ứng trước những bước đi trên của Trung Quốc, sau khi lên án hành vi quân sự hóa của PLA trên Biển Đông gây tổn hại tới hòa bình trong khu vực, Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario thẳng thắn cho rằng: “Đó là một chính phủ mới và họ phải làm như vậy”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho rằng các quan chức lập pháp của ASEAN cần phối hợp trong nhiều sáng kiến hội nhập pháp lý, bao gồm việc thiết lập tiêu chuẩn chung giữa luật pháp của các quốc gia thành viên trước nhiều thách thức đang ngày càng gia tăng trong khu vực. Mà trong số đó, thách thức lớn nhất là “Trung Quốc đang quay sang “tấn công” ASEAN bẳng chính sự mềm mỏng đồng thời tố cáo Philippines mới là kẻ gây rối trên Biển Đông.”, ông Steve Tsang khẳng định.
Theo VNE
Philippines phớt lờ tướng diều hâu Trung Quốc
Ngoại trưởng Philippines - ông Albert del Rosario đã tỏ ra xem thường, không thèm chấp những cáo buộc của Tướng diều hâu Trung Quốc La Viện nhằm vào Philippines mới đây liên quan đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines (bên trái) và Thiếu tướng Trung Quốc La Viện
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines - ông Raul Hernandez hôm qua (5/7) cho biết trong một cuộc họp báo rằng, ông đã hỏi ý kiến Ngoại trưởng Del Rosario về phát biểu của Thiếu tướng Trung Quốc La Viện trong đó cáo buộc Philippines là "kẻ gây rối" trên Biển Đông.
"Tôi vừa thảo luận với Ngoại trưởng về điều đó và ông ấy nói, &'Phản ứng của tôi là: Chúng ta không coi trọng những phát biểu của Tướng Trung Quốc", phát ngôn viên Hernandez cho biết.
Trước đó, hôm 4/7, Thiếu tướng La Viện đã lên tiếng chỉ trích gay gắt Mỹ và Philippines về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc với quốc gia Đông Nam Á. Miêu tả Mỹ "thiên vị, bất công", ông La Viện cho rằng, Washington đã "đổ thêm dầu vào lửa" khi hợp tác với Manila trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông.
Về phía Philippines, Thiếu tướng Trung Quốc nói: "Theo quan điểm của tôi, vai trò của Philippines ở Biển Đông thực sự giống như một kẻ gây rối".
Phát biểu của ông La Viện được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Del Rosario vừa đưa ra lời mời người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Philippines để thảo luận "về tất cả các vấn đề" liên quan đến hai nước.
Trong khi đó, Trung Quốc mới đây đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán chính thức với các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào tháng 9 tới nhằm giúp quản lý, kiểm soát hành động của các nước ở những khu vực biển tranh chấp, tránh gây xung đột.
Thiếu tướng La Viện là một trong những nhà bình luận quân sự có tư tưởng diều hâu nhất ở Trung Quốc. Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, ông La Viện luôn giữ một lập trường hung hăng, hiếu chiến khi thường xuyên kêu gọi dùng vũ lực, gây chiến tranh để giải quyết các tranh chấp đó. Bản thân ông này từng thừa nhận mình là "diều hâu tỉnh táo" và thậm chí còn tuyên bố, đã là quân nhân Trung Quốc thì đều là "diều hâu". Những bài viết của ông La Viện thường xuất hiện nổi bật trên các tờ báo ở Trung Quốc, ông này có tới 320.000 theo dõi trên Sina Weibo - một trang mạng xã hội giống Twitter.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á. Trong những cuộc tranh chấp này, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines là căng thẳng nhất, nóng bỏng nhất.
Theo VNE
TQ 'nói một đằng làm một nẻo' khi muốn đàm phán COC? Sau nhiều trì hoãn, TQ hôm qua đã chấp thuận khởi động đàm phán với các nước ASEAN vềBộ quy tắc ứng xử biển Đông. Tuy nhiên, không ít người đã đặt nghi vấn trước động thái này của TQ. Trung Quốc đồng ý đàm phán bộ quy tắc ứng xử biển Đông Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị...