Trung Quốc đua với Mỹ phát triển máy bay tàng hình cho tàu sân bay
Trung Quốc và Mỹ có thể đang trên bờ vực của một cuộc chạy đua vũ trang mới, khi hai nước dường như đang phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 có thể phóng từ tàu sân bay.
Một mô hình máy bay chiến đấu được tin là J-31 của Trung Quốc.
Chuyên gia quân sự Mỹ David Axe cho biết Trung Quốc đã đưa một mô hình của nguyên mẫu máy bay tàng hình thế hệ 5 J-31 lên tàu sân bay duy nhất của nước này, Liêu Ninh. Trung Quốc thường xuyên thử nghiệm các thiết bị mới trong kho vũ khí quân sự của nước này bằng việc chế tạo các nguyên mẫu trước tiên, mặc dù J-31 đã trải qua các chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 6.
Nếu Trung Quốc thực sự đang lến kế hoạch triển khai J-31 cho tàu sân bay Liêu Ninh, chiến đấu cơ này có thể là đối thủ trực tiếp của chiến đấu cơ tàng hình F-53C cho Mỹ chế tạo.
F-35C, dự kiến được triển khai cho hạm đội tàu sân bay cyar Mỹ vào năm 2018, sẽ trở thành chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên có thể được triển khai từ biển.
Các tham vọng của Trung Quốc đối với các khả năng quân sự tiên tiến như vậy diễn ra vào thời điểm Washington đang cố gắng xoay trục các nỗ lực ngoại giao và quân sự sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc tin rằng nước này sẽ mất lợi thế so với sức mạnh của Mỹ tại châu Á và Bắc Kinh đang tìm cách đối trọng với bất kỳ sự gia tăng về ảnh hưởng nào của Mỹ ở sân sau.
Khả năng nhằm phóng máy bay chiến đấu thế hệ 5 từ vùng biển rộng sẽ là một lợi thế lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc và có thể thay đổi mạnh mẽ cán cân quyền lực tại Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh căng thẳng đã gia tăng giữa Bắc Kinh và các láng giềng châu Á tại Biển Đông và Hoa Đông, một máy bay chiến đầu thế hệ 5 phóng từ tàu sân bay sẽ cho phép Trung Quốc có khả năng tấn công phủ đầu lớn hơn trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Ngoài J-31, Trung Quốc hiện cũng đang chế tạo 2 tàu sân bay khác. Một trong số 2 tàu này có thể là tàu sân bay hạt nhân và lớn tương đương một siêu tàu sân bay của Mỹ.
Video đang HOT
J-31 và J-20
Bên cạnh J-31, Trung Quốc cũng đang phát triển một máy bay tàng hình thế hệ 5 thứ hai có tên gọi J-20.
Máy bay chiến đấu J-20 do Trung Quốc phát triển.
J-20 hiện chỉ ở giai đoạn nguyên mẫu và còn lâu mới có thể hoàn thiện như F-35. Nhưng máy bay này vẫn có thể là kẻ thay đổi cuộc chơi tại châu Á, vì nó có thể vươn tới các mục tiêu bên trong các nước láng giềng như Nhật Bản và Philippines.
Trong khi J-20 cơ bản được xem là một phiên bản sao chép của các máy bay F-22 và F-35 thì J-31 nhỏ hơn và thanh mảnh hơn. Vladimir Barkovsky, giám đốc Cục thiết kế máy bay MiG của Nga, gọi J-32 là một “thiết kế bản địa tốt”.
J-31 có kích thước tương đương F-35. Tuy nhiên, máy bay của Trung Quốc có động cơ nhỏ hơn và thân phẳng hơn. Thiết kế này đồng nghĩa với việc J-31 có khoang vũ khí nhỏ hơn F-35 nhưng tiết kiệm nhiên liệu hơn và có tốc độ cao hơn.
Có khả năng Trung Quốc sẽ phát triển J-31 để hoạt động song song với J-20. Điều này tương tự với viễn cảnh Mỹ sử dụng song song F-22 và F-35 nhằm bổ sung cho nhau thay vì thay thế chiếc này bằng chiếc khác.
Trung Quốc có thể cũng phát triển J-31 chỉ phục vụ thị trường xuất khẩu như một đối thủ của F-35. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ là một nhà cung cấp vũ khí trong tương lai cho các quốc gia mà Mỹ không muốn bán.
Một quốc gia có thể sẽ mua máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc là Pakistan. Hai nước này trước đó đã hợp tác phát triển một máy bay chiến đấu tiên tiến và Pakistan nhập 54% vũ khí từ Trung Quốc.
Việc Trung Quốc bán máy bay chiến đấu thế hệ 5 cho Pakistan có thể làm gia tăng căng thẳng giữa nước này với Ấn Độ – đối thủ địa chính trị lớn hơn của Pakistan và hiện đang hợp tác phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ 5 với Nga.
An Bình
Theo BI
Trung, Mỹ và cuộc đua chiến đấu cơ tàng hình trên tàu sân bay
Trung Quốc và Mỹ đang bên bờ vực một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả hai đều tìm cách phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có thể hoạt động trên các tàu sân bay.
David Axe, một phóng viên chuyên về quốc phòng người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đầu tư phát triển máy bay tàng hình J-31 hoạt động trên tàu sân bay duy nhất hiện nay của nước này. Bắc Kinh thường xuyên thử nghiệm các loại vũ khí mới nhằm bổ sung vào kho vũ khí của mình bằng cách xây dựng các loại mô hình nguyên mẫu đầu tiên.
Tiêm kích hạm tàng hình F-35C của Mỹ
Nếu Trung Quốc thực sự có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu tàng hình F-35C vốn được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ và đang gặp một số vấn đề. Máy bay F-35C, dự kiến được triển khai cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ vào năm 2018, sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên có thể được triển khai từ biển.
Khát vọng của Trung Quốc đối với những khả năng quân sự tiên tiến như trên xuất hiện vào một thời điểm mà Mỹ đang nỗ lực "xoay trục" trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng họ có thể tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực này ở châu Á, do đó Bắc Kinh đang tìm cách đối trọng với bất kỳ sự gia tăng ảnh hưởng nào của Washington ở khu vực sân sau của mình.
Khả năng hoạt động của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên vùng biển mở sẽ là một lợi thế rất lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, và đó là một khả năng mà có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương. Nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gia tăng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được phóng từ tàu sân bay có thể cung cấp cho Trung Quốc lợi thế tấn công trước trong trường hợp có chiến tranh.
Cùng với J-31, Trung Quốc hiện đang trong quá trình lắp đặt thêm các tàu sân bay. Một trong số chúng có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và lớn bằng siêu tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc cũng đang phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 khác được gọi là J-20. Trong khi J-20 chủ yếu được coi như là một bản sao của máy bay Mỹ, J-31 lại có kiểu dáng nhỏ hơn, đẹp hơn. Vladimir Barkovsky, Trưởng phòng thiết kế máy bay MiG của Nga, đã gọi J-31 là một "thiết kế bản địa tốt".
Một mô hình thu nhỏ của chiếc máy bay, được cho là máy bay chiến đấu tàng hình J-31, trưng bày tại khu vực dành cho quân sự tại Triển lãm Hàng không và Không gian vũ trụ Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải (Zhuhai), phía nam nước này ngày 12/11/2012.
J-31 có kích thước tương tự như F-35. Tuy nhiên, loại máy bay này của Trung Quốc có động cơ nhỏ hơn và thân máy bay bằng phẳng hơn, tập trung vào chiến đấu không đối không. Thiết kế này cũng có nghĩa là J-31 sẽ có một khoang vũ khí nhỏ hơn so với F-35, nhưng nó sẽ cải thiện được vấn đề nhiên liệu và tốc độ cao hơn do giảm được lực ma sát.
Có thể là Trung Quốc đang phát triển J-31 để cuối cùng sẽ bay cùng với J-20. Điều này sẽ tương tự như việc Mỹ sử dụng F-22 và F-35. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể phát triển J-31 chỉ để xuất khẩu và trở thành một đối thủ cạnh tranh với F-35. Nếu trường hợp này là đúng, Trung Quốc coi mình như là một nhà cung cấp vũ khí cho các quốc gia trên thế giới trong tương lai, những nước mà Mỹ còn cân nhắc trong vấn đề chuyển giao F-35C.
Một ứng cử viên có khả năng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc là Pakistan. Hai quốc gia này trước đây đã cùng nhau phát triển một máy bay chiến đấu tiên tiến và 54% số vũ khí hiện nay của Pakistan là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nhưng việc Trung Quốc bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Pakistan có thể khiến cho căng thẳng trong khu vực tăng lên vì Ấn Độ - đối thủ địa chính trị lớn của Pakistan hiện đang phối hợp phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Nga.
Theo Tin Tức
Radar Trung Quốc có thể vô hiệu hóa máy bay tàng hình Mỹ Sự phát triển trong công nghệ chống tàng hình của Trung Quốc có thể sớm làm vô hiệu hóa khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu F-22 (Mỹ) và máy bay không người lái tàng hình Neuron (châu Âu), Huanqiu, trang web của tờ Thời báo Hoàn Cầu, khẳng định. Radar thụ động DWL002 của Trung Quốc. Được trưng bài tại...