Trung Quốc đưa tàu lặn “Giao Long” tới khảo sát tại Ấn Độ Dương
Sáng ngày 25/11, tàu nghiên cứu biển Hướng Dương Hồng 09 mang theo thiết bị lặn có người lái “ Giao Long” đã xuất phát từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc để tới khu vực biển tây nam Ấn Độ Dương nhằm thực hiện nhiệm vụ khảo sát khoa học.
Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc.
Theo trang tin Chinanews, Trung Quốc sẽ đưa thiết bị lặn Giao Long đi khảo sát khoa học trong 3 giai đoạn trong năm 2014-2015. Từ tháng 6-8/2014, tàu đã hoàn thành khảo sát giai đoạn 1 tại khu vực biển tây bắc Thái Bình Dương.
Giai đoạn khảo sát khoa học thứ 2 và thứ 3 sẽ diễn ra trong thời gian 4 tháng (11/2014-3/2015). Trong thời gian này, Trung Quốc sử dụng thiết bị lặn Giao Long để lặn thăm dò quặng sulfua polymetallic, nghiên cứu tính đa dạng sinh học và tiềm năng di truyền của sinh vật biển, nghiên cứu khoa học biển nước sâu…
Dự kiến tàu Hướng Dương Hồng 09 ngày 21/1/2015 tới cảng Louis, Mauritius để tiếp tế lương thực. Ngày 24/1/2015, nó sẽ tiếp tục rời cảng Louis để thực hiện giai đoạn khảo sát. Dự kiến tới ngày 19/3/2015, tàu Hướng Dương Hồng 09 sẽ đưa Giao Long quay về Thanh Đảo.
Video đang HOT
Hương Giang
Theo Chinanews
Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long ra Thái Bình Dương
Giao Long, tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc, sẽ lên đường thực hiện chuyến thám hiểm ở tây bắc Thái Bình Dương vào ngày 25/6 tới, báo chí Trung Quốc ngày 21/6 dẫn giới chức hải dương nước này.
Tàu lặn Giao Long.
Xinhua đưa tin, Xiangyanghong 09, tàu mẹ của Giao Long, hôm qua đã rời thành phố cảng Thanh Đảo ở miền đông Trung Quốc để đón tàu lặn tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, theo Nhánh Biển Bắc của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA).
Trong chuyến thám hiểm kéo dài 40 ngày, Giao Long sẽ thực hiện các sứ mệnh nghiên cứu dưới biển và dự kiến sẽ trở về vào tháng 8.
Nhánh Biển Bắc của SOA đã cử 45 nhân viên cho chuyến thám hiểm này. Hầu hết họ đều tham gia các sứ mệnh của Giao Long trước đó.
Dự kiến, vào cuối tháng 11, Giao Long sẽ tới phía tây nam Ấn Độ Dương để tiến hành các nghiên cứu khoa học. Tàu lặn dự kiến sẽ trở về Trung Quốc vào tháng 3 năm sau.
Trung Quốc bắt đầu chế tạo Giao Long từ năm 2002 và hoàn thành tàu lặn 6 năm sau đó với chi phí 74 triệu USD.
Giao Long đã lập kỷ lục lặn xuống độ sâu 7.062 m dưới mực nước biển trong Rãnh Mariana, Thái Bình Dương trong cuộc thử nghiệm hồi tháng 6/2012.
Trung Quốc nói rằng Giao Long được thiết kế để thực hiện các nghiên cứu khoa học biển và tăng cường hiểu biết về đại dương.
Tuy nhiên, các sứ mệnh của Giao Long cũng gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực khi nó có thể được sử dụng để trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, hỗ trợ hoạt động của tàu ngầm và do thám các nước.
Thông tin về chuyến thám hiểm mới của Giao Long được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hành động khiêu khích gần đây nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược hạ đặt trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.
Trong khi đó, mới đây, Philippines đã cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại các bãi đá nhỏ tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để xây đảo nhân tạo mở các đường băng và các căn cứ quân sự khác.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc bắt nghi phạm do thám căn cứ tàu sân bay Chính quyền Trung Quốc ngày 23/11 cho biết, cảnh sát vừa bắt giữ một người đàn ông nước này vì hành vi lén chụp ảnh một căn cứ tàu sân bay và bán cho người nước ngoài. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin, người đàn ông họ Cao ở thành phố Thanh Đảo,...