Trung Quốc đưa tàu du lịch 10.000 tấn đến Hoàng Sa
Chính quyền Trung Quốc vào cuối tuần qua ngang nhiên đưa tàu du lịch mới có lượng giãn nước 10.000 tấn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tần suất khoảng 4 – 5 lần mỗi tháng.
Tàu du lịch 10.000 tấn mà Trung Quốc vừa đưa tới Hoàng Sa. Ảnh: Hinews.cn
Theo Tân Hoa Xã, hành trình phi pháp đầu tiên của tàu “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã diễn ra ngày 13/3. Cục bảo vệ bờ biển và cảng khẩu Tam Á cho biết, con tàu này sẽ thay thế chức năng khai thác du lịch của tàu “Gia Hương Công Chúa”. Lộ trình tuyến đường đi không thay đổi. Trong năm 2015, du lịch tuyến Tam Á – Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) đã diễn ra 48 chuyến, chuyên chở 8.430 lượt khách.
Tàu “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” là tàu hiện đại hơn về cơ sở vật chất so với “Gia Hương Công Chúa”, có thể chở nhiều khách hơn, khoảng 300 người, và lượng giãn nước 10.000 tấn. Trung Quốc sẽ sử dụng tàu mới này để đưa khách du lịch trái phép đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 4 – 5 lần mỗi tháng.
Trung Quốc đã tiến hành chuyến du lịch đầu tiên đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam kể từ tháng 4/2013. Ngay sau đó, ngày 12/4/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc.
Video đang HOT
Ngoài việc khai thác du lịch trái phép, báo chí Trung Quốc ngày 11/3 đưa tin các chuyến bay dân sự sẽ cất và hạ cánh xuống đường băng trên cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính Trung Quốc thành lập bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Từ đầu năm 2016 đến nay, Trung Quốc liên tiếp có những hành vi gây lo ngại nghiêm trọng tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 16/2, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Đến ngày 22/2, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết Trung Quốc đã xây dựng các tháp radar trên 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ngày 23/2, các nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm.
Trong những tuyên bố phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại buổi họp báo ngày 25/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam, thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông mà còn đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực và an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời khẳng định mọi hành động của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều là vô giá trị.
Minh Anh
Theo Zing News
Trung Quốc đưa trái phép tàu du lịch 10.000 tấn tới Hoàng Sa
Trung Quốc hôm qua đưa một chiếc tàu mới nặng 10.000 tấn vào vận hành tuyến du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu du lịch "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" mà Trung Quốc đưa trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: hinews.cn
Con tàu mang tên "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" khởi hành từ Tam Á để đưa khách du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, theo Sohu.com.
Người phụ trách cơ quan phòng hải Tam Á cho hay con tàu trên sau này sẽ thay thế tàu "Công chúa Gia Hương" thực hiện tuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa với tần suất khoảng 4 -5 lần/tháng. Tàu "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" sẽ đi trên tuyến từ Tam Á tới đảo Ốc Hoa thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa.
So với tàu "Công chúa Gia Hương", tàu "Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ" sở hữu các trang thiết bị hoàn thiện hơn, chở được nhiều du khách hơn, với khoảng 300 người. Tàu có lượng giãn nước gần 10.000 tấn.
Trung Quốc hồi tháng 4/2013 tiến hành chuyến du lịch trái phép đầu tiên tới quần đảo Hoàng Sa. Bắc Kinh từ đó tới nay hàng tháng đều tổ chức khoảng 5 chuyến tương tự.
Các quan chức Mỹ và Đài Loan tháng trước xác nhận Trung Quốc đã triển khai tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm theo đuổi chiến lược quân sự hóa Biển Đông.
Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối nước này đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm, cho rằng đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Quốc Trung
Theo VNE
Trung Quốc tuyên bố mở các chuyến bay dân sự đến đảo Phú Lâm Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi hành động gây hấn khi thông báo kế hoạch mở các chuyến bay thương mại đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm - Ảnh: Stratfor Các...