Trung Quốc đưa phi hành gia dân sự lên trạm không gian
Ngày 30.5, Trung Quốc phóng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ sa mạc Gobi, đưa phi thuyền Thần Châu 16 với 3 phi hành gia lên Trạm không gian Thiên Cung do nước này xây dựng, theo Tân Hoa xã.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa một phi hành gia dân sự lên quỹ đạo. Phi thuyền tách ra khỏi tên lửa đẩy 10 phút sau khi phóng và đi vào quỹ đạo đã định. Thần Châu 16 sẽ kết nối với trạm không gian và nhóm phi hành gia mới sẽ ở lại đó trong 5 tháng, thực hiện nhiều thí nghiệm khoa học.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F được phóng ngày 30.5. Ảnh AFP
Nhóm phi hành gia của sứ mệnh Thần Châu 15, đã ở trên Thiên Cung nửa năm, sẽ quay về trái đất trong vài ngày nữa. Thần Châu 16 là sứ mệnh có người đầu tiên từ khi Thiên Cung được hoàn thiện và đi vào giai đoạn “ứng dụng và phát triển” từ năm ngoái. Sứ mệnh Thần Châu 17 dự kiến khởi hành vào tháng 10. Trung Quốc có kế hoạch thực hiện 2 sứ mệnh như vậy mỗi năm.
Trung Quốc phát triển tàu vũ trụ thế hệ mới chở được 7 người
Quan chức Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) hôm qua (17/4) cho biết, nước này sẽ phát triển tên lửa đẩy và tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới với các khoang quay trở về có thể tái sử dụng.
Ông Hách Thuần (Hao Chun), Giám đốc Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết, sau khi hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ trong năm nay, chương trình vũ trụ có người lái của nước này sẽ chuyển sang giai đoạn ứng dụng và phát triển kéo dài hơn 10 năm. Kế hoạch ban đầu trong giai đoạn này là phóng 2 tàu vũ trụ có người lái và 2 tàu chở hàng mỗi năm. Các phi hành gia sẽ ở trên quỹ đạo thời gian dài, thực hiện các thí nghiệm khoa học và công nghệ, cũng như chăm sóc và duy trì trạm vũ trụ.
Để nâng cao hơn nữa năng lực toàn diện và trình độ công nghệ của chương trình, tên lửa đẩy và tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới sẽ được Trung Quốc nghiên cứu và phát triển, trong đó khoang trở về của các con tàu này đều có thể tái sử dụng. Tính năng của tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới cũng được cải thiện đáng kể với việc có thể chở được 7 phi hành gia.
Cũng theo quan chức này, việc phát triển mô đun mở rộng của trạm vũ trụ đang được xem xét để "hỗ trợ hơn nữa các thí nghiệm khoa học trên quỹ đạo và tạo điều kiện tốt hơn cho công việc và cuộc sống của các phi hành gia".
Ông Hách Thuần còn cho biết, trong năm 2023, Trung Quốc sẽ phóng kính thiên văn quan sát không gian quy mô lớn đầu tiên để thực hiện việc quan sát không gian trên diện rộng.
Bên cạnh đó, để hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ trong năm nay, nước này sẽ thực hiện 6 nhiệm vụ bay, trong đó tàu chở hàng Thiên Châu-4 sẽ phóng vào tháng 5, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-14 sẽ phóng vào tháng 6 với phi hành đoàn gồm 3 phi hành gia và ở trên quỹ đạo 6 tháng.
Khoang thí nghiệm Vấn Thiên sẽ phóng vào tháng 7 và khoang thí nghiệm Mông Thiên sẽ phóng vào tháng 10/2022. Sau khi kết cấu cơ bản hình chữ "T" của trạm vũ trụ hình thành, tàu chở hàng Thiên Châu-5 và tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-15 cũng sẽ được phóng lên với 3 phi hành gia làm việc trong 6 tháng./.
Trung Quốc phóng chùm vệ tinh viễn thám Theo Tân Hoa Xã, ngày 30/3, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-2D lên quĩ đạo mang theo 4 vệ tinh viễn thám xếp thành chùm hình bánh xe. Tên lửa đẩy Trường Chinh 6 mang theo vệ tinh SDGSAT-1 rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh minh họa:...