Trung Quốc đưa đến quanh giàn khoan tới 6 loại tàu chiến
Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho hay, Trung Quốc đã sử dụng đến 6 dạng tàu chiến như: Khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, tên lửa tấn công nhanh, tuần tiễu săn ngầm, quét mìn, vận tải độ bộ… để tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Toàn cảnh buổi họp báo quốc tế về tình hình biển Đông lần thứ 4
16h38: Ban tổ chức trình chiếu video thứ 2, do Cục Kiểm ngư cung cấp, cho thấy sự hung hăng, tàn bạo của tàu Trung Quốc, khi quyết liệt đâm tàu cá của Việt Nam cho tới chìm hẳn, “một hành động cực kỳ vô nhân đạo, không thể chấp nhận”- ông Hà Lê nói.
Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư
16h35: Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư tiếp tục cung cấp thêm thông tin về lực lượng Kiểm ngư trên thực địa: Đến nay có 19 tàu Kiểm ngư bị tàu Trung Quốc chủ động đâm va làm 12 kiểm ngư viên bị thương. Đặc biệt nghiêm trọng là việc Trung Quốc đã đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam. Tính từ mùng 7-5 tới nay, có 12 tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc cản trở uy hiếp, phá hoại tài sản, cản trở thô bạo tại ngư trường truyền thống của Việt Nam. Tàu Trung Quốc có những hành động như bắn pháo sáng, ném cả búa và vật sắc sang tàu cá Việt Nam…sau đó lấy đi nhiều vật dụng có giá trị của ngư dân cũng như thủy hải sản ngư dân Việt Nam đánh bắt được.
Thậm chí các nhân viên trên tàu ngư chính Trung Quốc còn đánh đập trọng thương 2 ngư dân Việt Nam là Nguyễn Huyền Lê Anh (30 tuổi) và Nguyễn Tấn Hải (24 tuổi) khi họ đang trên tàu cá QNg-90205-TS khai thác hải sản bình thường tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam.
16h30: Ban tổ chức trình chiếu một video ngắn về việc tàu Trung Quốc đâm vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
16h17: Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổng hợp thêm tình hình: 5h ngày 2-5, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Qua hai lần dịch chuyển, đến nay vị trí của giàn khoan này vẫn nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Hàng ngày, Trung Quốc sử dụng từ 30-137 tàu để bảo vệ giàn khoan hạ đặt trái phép, trong đó có 6 dạng tàu chiến như: Khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, tên lửa tấn công nhanh, tuần tiễu săn ngầm, quét mìn, vận tải độ bộ…Riêng ngày 27-5, để bảo vệ giàn khoan di chuyển có 9 chiếc tàu chiến hoạt động. Ngoài ra còn có từ 33-42 tàu gồm: hải cảnh, hải tuần, hải giám, ngư chính; từ 9-11 tàu kéo và dịch vụ; từ 20-22 tàu vận tải; từ 1-3 tàu dầu và từ 15-60 tàu cá.
Ngoài ra Trung Quốc thường xuyên sử dụng máy bay tuần thám, trực thăng; máy bay cánh bằng dạng cảnh báo sớm; máy bay trinh sát bay nhiều vòng trên các tàu Việt Nam ở độ cao từ 100-1000m.
Video đang HOT
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Tàu Trung Quốc chia thành nhiều tầng lớp, bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Khi tàu của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tổ chức tiếp cận giàn khoan, thì lập tức các tàu Trung Quốc không ngần ngại sử dụng “vòi rồng” phun nước uy hiếp, đâm va trực tiếp, bất chấp hậu quả chìm tàu có thể xảy ra. Trung Quốc cũng sử dụng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn chiếu vào tàu Việt Nam, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam như ông Trần Duy Hải đã thông báo.
Tính đến nay tàu Trung Quốc đã đâm va gây hư hỏng cho 24 tàu thực thi pháp luật của Việt Nam (bao gồm 19 tàu Kiểm ngư và 5 tàu Cảnh sát biển), gây thương tích cho 12 kiểm ngư viên. Từ hôm qua đến nay (5-6), các hành động đâm va và phun nước của các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.
Phía Việt Nam chỉ đưa ra hiện trường một số lượng tàu hạn chế để thực thi pháp luật. Trong quá trình hoạt động, lực lượng tàu của Việt Nam thực hiện tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan bằng hệ thống loa phóng thanh, băng- rôn biểu ngữ, không có biện pháp khác. Mặc dù bị tàu của Trung Quốc tấn công thô bạo, nhưng lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn hết sức kiềm chế, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán tại vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia
16h10: Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia: Thời gian gần đây Trung Quốc đã gia tăng số lượng tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, có lúc lên đến 140 tàu các loại (bao gồm nhiều tàu quân sự), các tàu này có hành vi hết sức hung hăng, đâm va, phun nước…. gây hư hỏng cho tàu Việt Nam, làm bị thương nhiều kiểm ngư viên. Đặc biệt tàu Trung Quốc còn đâm chìm tàu cá Đna 90152 của Việt Nam, sau đó ngăn cản các tàu cá khác Việt Nam đến cứu hộ các ngư dân trong cơn nguy hiểm. Ngay cả tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2016 cũng bị đâm thủng khi đang làm nhiệm vụ trên vùng biển của Việt Nam.
Hành động nêu trên của Trung Quốc làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, tự do và an ninh an toàn hàng hải trong khu vực; gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế; gây bất bình trong dư luận và nhân dân Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối.
Trong các ngày 23-5 và 4-6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên tiếp có công hàm lần thứ 2 và lần thứ 3 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu rút giàn khoan, tuy nhiên đến nay Trung Quốc vẫn lảng tránh và không trả lời công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam
16h05: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình nói về bối cảnh: Đã hơn 1 tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Việt Nam đã nỗ lực trao đổi, đối thoại với Trung Quốc dưới nhiều hình thức và ở các cấp độ khác nhau, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, rút giàn khoan và các tàu hộ tống để hai bên trao đổi ngay các biện pháp ổn định tình hình và kiểm soát các vấn đề trên biển giữa hai nước. Đến nay đã có trên 30 cuộc trao đổi các loại, trên thực địa tàu chấp pháp dân sự của Việt Nam luôn hết sức kiềm chế, kêu gọi Trung Quóc rút giàn khoan và các loại tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam. Cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự kiềm chế và cách xử lý của Việt Nam, phê phán những hành động sai trái của Trung Quốc.
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực và thiện chí của Việt Nam, Trung Quốc không những không dừng lại các hoạt động bất hợp pháp của mình mà còn phản ứng tiêu cực, có lời lẽ vu cáo, xuyên tạc, đổ lỗi cho Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, trên thực địa, Trung Quốc đã có hành động leo thang mới: mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, di chuyển đến vị trí mới, nằm sâu 60 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; gia tăng tàu hộ tống các loại, có lúc lên đến 140 tàu, hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam, trong đó có nhiều tàu quân sự (tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tiến công nhanh, tàu săn ngầm, tàu đổ bộ và nhiều máy bay chiến đấu) đến hoạt động ở khu vực giàn khoan.
Các tàu Trung Quốc đã vây hãm, chủ động tấn công, cố tình đâm va và dùng vòi rồng công suất cao phun vào các tàu dân sự Việt Nam đang thực thi pháp luật trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; làm bị thương thêm một số cán bộ kiểm ngư Việt Nam và gây hư hỏng nhiều tàu, thiết bị của các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam.
Chiều 5-6, lần thứ 4, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế về tình hình biển Đông. Tới dự có đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước, cùng đại diện một số Đại sứ quán tại Việt Nam.
Theo ANTD
Giả thuyết khiến giám đốc cùng 5 nhân viên chết trong bồn mỡ cá
Vị giám đốc có kinh nghiệm trong lĩnh vực tinh luyện dầu cho rằng, 6 nạn nhân chết dưới bồn dầu cá có thể là do trượt chân té rồi níu nhau xuống "đầm lầy mỡ". Trong khi đó, chuyên gia về thủy sản nhìn nhận bồn chứa thường thiếu oxy.
Hai ngày sau vụ tai nạn khiến Giám đốc Nhà máy tinh luyện dầu (mỡ) cá tra của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (IDI, thuộc Tập đoàn Sao Mai An Giang) cùng cấp phó và 4 nhân viên thiệt mạng, công an tỉnh đã được chỉ đạo vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân.
Tháp tinh luyện dầu 33 m cùng hệ thống bồn của Nhà máy dầu cá IDI. Ảnh: Duy Khang.
Với hơn chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tinh luyện dầu từ mỡ động vật, ông Nguyễn Thành Hiệp, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Liên Hiệp Thành ở Sóc Trăng đưa ra giả thuyết, kỹ sư Lâm Thanh Phong có thể bị trượt chân té khi với tay lấy mẫu vì chiếc thang trơn trượt do dính dầu chứ chưa hẳn là do thiếu dưỡng khí. Vị giám đốc này nhận định, có thể những nạn nhân sau đó vì níu đồng nghiệp để kéo lên, nên cùng nhau té xuống bởi tay ai cũng dính đầy dầu mỡ, khó có thể bám chặt thang.
"Rơi vào giếng dầu hoàn toàn khác với té xuống giếng nước. Dưới đáy bồn dầu cá có một lớp dầu đặc chiếm tỷ lệ 30-40% làm cho con người trồi đạp và càng đạp mạnh thì càng lún. Nếu 6 người níu kéo nhau dưới 'vũng lầy' và dầu ngập khỏi đầu thì tai họa khôn lường", ông Hiệp nhận định
Trong khi đó, tiến sĩ Bùi Quang Tề, chuyên gia thủy sản từng làm việc ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nói: "Vụ việc tang thương này không phải do chất độc từ cá tra. Các nghiên cứu và thực tế kiểm nghiệm cho thấy cá tra an toàn và nó được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới".
Theo ông Tề, bồn chứa dầu giống như bồn chứa xăng, có lượng oxy rất thấp bởi chúng thường đậy kín liên tục, do đó con người tự ý đi vào trong sẽ rất nguy hiểm. "Về nguyên tắc, khi đi vào khu vực có khoảng không gian hạn chế như bồn chứa, người ta phải đo nồng độ các khí. Trong trường hợp thiếu oxy cần chờ một khoảng thời gian để lượng oxy tăng lên thì mới vào được", ông Tề nói.
"Khi vào trong bồn chứa, nếu thiếu oxy, cơ thể sẽ cảm thấy choáng váng, thậm chí bị ngất và khi không may rơi xuống bồn dầu thì người đó khó mà sống sót", ông Tề cho hay.
Vị chuyên gia này phỏng đoán, có thể những người làm việc trong nhà máy chủ quan hoặc "họ cuống quá khi thấy các đồng nghiệp gặp nạn và chạy vào ứng cứu mà không chú ý tới an toàn lao động". Bản thân ông Tề cũng cảm thấy khó hiểu là tại sao các công nhân lại mở bồn và đi vào "tự nhiên" như vậy, bởi thông thường các bồn chứa đều có van xả để lấy mẫu vật.
Ông Hồ Mạnh Dũng, Giám đốc Dự án tinh luyện dầu cá IDI, cũng cho rằng, kỹ sư Phong thiệt mạng khi trèo vào bồn dầu, gặp tình huống thiếu dưỡng khí dẫn đến choáng và ngất đi. Khi không thấy đồng nghiệp quay trở lên, anh Trần Tấn Lợi đang đứng trên nóc bồn vội trèo vào kiểm tra, kéo anh Phong lên nhưng bị ngạt té xuống tiếp. Cứ thế, 4 người còn lại là Giám đốc sản xuất Mai Hữu Tôn, cấp phó Triệu Bá Trà và 2 nhân viên Lê Đình Thái, Lê Xuân Thuận chui vào bồn cứu người cũng tử nạn vì thiếu dưỡng khí trước khi rơi xuống môi trường trơn trượt.
Dây chuyền và công nghệ được cho là tiên tiến mà Tập đoàn Sao Mai An Giang đặt hàng từ Vương quốc Bỉ. Ảnh: Duy Khang.
Trong báo cáo gửi Công an tỉnh Đồng Tháp, Công an huyện Lấp Vò nêu chi tiết nguyên nhân khiến 6 người thiệt mạng trong bồn dầu cá giống như trình bày của đại diện IDI.
Ngoài ra, người đứng đầu Dự án tinh luyện dầu IDI cho rằng, tai nạn ngoài mong muốn xảy ra khi nhân viên phòng kiểm nghiệm Lâm Thanh Phong "làm sai quy trình vì chui vào bồn lấy mẫu, thay vì dùng dụng cụ đưa vào múc". Lý do anh Phong làm khác đi so với mọi khi là do mực dầu trong bồn chỉ khoảng 2-2,4 m tính từ đáy (bồn cao 6 m).
"Quá nôn nóng cứu người, những anh em khác đã chủ quan khi chui tiếp vào bồn mà không nghĩ đến chuyện bên trong thiếu ôxy. Tôi khẳng định, ngoài việc thiếu ôxy dẫn đến ngạt thở thì không còn nguyên nhân nào làm 6 nạn nhân tử nạn bởi trong bồn không có khí độc như dư luận đồn đoán", ông Dũng quả quyết.
Cũng theo ông Dũng, nhiệt độ trong bồn buổi sáng xảy ra tai nạn chỉ hơn 30 độ C. Tùy theo thời tiết bên ngoài mà lượng dầu loãng trong bồn chiếm 60-70%, còn lại là dầu đặc nằm dưới đáy. Điều này dễ nhận thấy khi 6 nạn nhân được đưa ra ngoài từ đầu đến chân đều dính đầy mỡ cá dạng đặc. Sau sự cố, tại miệng xả dưới chân bồn được mở để giải phóng hàng chục m3 dầu tinh luyện, dầu cá đặc lại một lớp dày.
Hơn 2 năm trước, IDI nhận định Việt Nam có một lượng dầu cá tra dồi dào mà không một quốc gia nào khác có được. Với sản lượng nuôi mỗi năm hơn 1 triệu tấn thì hàng năm lượng mỡ thô thu được ít nhất là 140.000 tấn. Từ đó, IDI đặt hàng một tập đoàn của Bỉ nghiên cứu chế tạo, chuyển giao công nghệ tinh luyện mỡ cá tra hiện đại, cho ra những sản phẩm tốt nhất để chiên xào, ăn sống trong bữa ăn hàng ngày hay làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong dầu cá thành phẩm chứa nhiều các axít béo không no rất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là EPA, DHA (lớn hơn 0,4%) trong dầu cá được xem là thành phần quan trọng đối với não người mà dầu thực vật không có. Ngoài ra, dầu cá tra còn chứa nhiều vitamin A, D, E và các khoáng chất khác.
Giữa tháng 9/2011, tại cụm công nghiệp Vàm Cống ở xã Bình Thành, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), Tập đoàn Sao Mai An Giang cho xây bệ tháp tinh luyện dầu cao 33 m và bồn chứa. Dự án có vốn đầu tư 15 triệu USD này là chiến lược của tập đoàn đa ngành nghề nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm của cá da trơn. Chỉ mới đưa vào hoạt động được hơn một tháng, cung ứng được 97 tấn dầu lỏng, dầu đặc ra thị trường thì xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Mở cá dạng đặc đóng một lớp dày. Theo ông Hiệp, có khả năng các nạn nhân đã lún vào "vũng lầy" này sau khi rơi xuống bồn dầu. Ảnh: Duy Khang
Ngoài 6 người thiệt mạng, anh Đặng Văn An, người trèo vào bồn sau cùng nhưng khi bước xuống vài bậc thang đã quay trở lên vì bị khó thở rồi ngất xỉu, hiện đã dần hồi phục, được theo dõi tại khoa nội Bệnh viện đa khoa huyện Lấp Vò.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết Chủ tịch Lê Minh Hoan đã chỉ đạo công an tỉnh này điều tra làm rõ để có kết luận chính xác nguyên nhân xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần rà soát lại công tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp để có hướng dẫn, tập huấn đầy đủ.
Duy Khang - Hương Thu
Theo VNE
"Ma men dẫn lối", dượng đâm chết cháu Chỉ vì một chút mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, sẵn có hơi men, Lê Văn Hương đã dùng dao chọc tiết lợn truy sát người anh cọc chèo và đâm cháu gọi mình bằng dượng nhiều nhát dẫn đến tử vong. Ông Dương chỉ cho PV hiện trường nơi anh Nam bị chính người dượng của mình đâm tử vong. Trong những...