Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối cao nhất kể từ năm 2015
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, tính đến cuối tháng 9/2024, dự trữ ngoại hối của nước này là 3.316,4 tỷ USD, tăng 0,86% (khoảng 28,2 tỷ USD) so với cuối tháng 8/2024.
Đây là mức cao nhất kể từ năm 2015.
Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, trong tháng 9/2024, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ và kỳ vọng của ngân hàng trung ương của những nền kinh tế lớn, dữ liệu kinh tế vĩ mô, khiến chỉ số USD giảm và giá tài sản tài chính toàn cầu nhìn chung tăng. Quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng trong tháng 9/2024 là do tác động tổng hợp của các yếu tố như tỷ giá hối đoái và thay đổi giá tài sản.
Video đang HOT
Nhìn chung, nền kinh tế Trung Quốc ổn định, các điều kiện thuận lợi như khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ và tiềm năng lớn không thay đổi, sẽ tiếp tục hỗ trợ quy mô dự trữ ngoại hối ổn định.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Dân Sinh Trung Quốc, Ôn Bân, cho biết tháng 9/2024, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020, với mức cắt giảm 0,5 điểm phần trăm, vượt quá dự đoán của thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ nguyên chính sách lãi suất, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và các nước phát triển lớn khác được thu hẹp, khiến chỉ số đồng USD suy yếu và giá tài sản toàn cầu tăng cao.
Theo ông Ôn Bân, tình hình xuất khẩu của Trung Quốc ổn định, thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng tốt, quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các đối tác thương mại ngày càng tiến triển. Đồng thời, cùng với việc đưa ra gói chính sách kích thích về tiền tệ, bất động sản và thị trường vốn, niềm tin của thị trường đã được thúc đẩy đáng kể và các nhà đầu tư quốc tế đã tăng cường đầu tư tại Trung Quốc. Điều này cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho ổn định quy mô dự trữ ngoại hối.
Giá vàng chịu tác động khi Trung Quốc tăng dự trữ
Tháng 8 vừa qua ghi dấu mốc Trung Quốc tăng dự trữ vàng trong tháng thứ 10 liên tiếp khi tổng dự trữ ngoại hối của nước này giảm.
Một cửa hàng bán vàng tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AP
Theo dữ liệu từ Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE), trong tháng 8, ngân hàng trung ương nước này đã bổ sung khoảng 930.000 ounce vàng vào kho dự trữ, nâng lượng nắm giữ lên 69,62 triệu ounce (2.165 tấn).
Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) là đơn vị mua vàng lớn nhất trong tháng 7, bổ sung thêm 23 tấn vàng vào kho dự trữ. Trung Quốc là nước mua vàng lớn nhất từ đầu năm đến nay và đã tăng dự trữ chính thức thêm 188 tấn. Theo dữ liệu mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới tổng hợp, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu báo cáo đã mua ròng 55 tấn vàng trong tháng 7.
Vậy điều gì quyết định giá vàng? Trong phần lớn thập kỷ qua, câu trả lời là giá tiền. Tỷ giá càng giảm thì giá vàng càng leo thang và ngược lại. Hãng Bloomberg (Mỹ) ngày 25/9 đánh giá vàng là thứ "chống USD" vì vậy điều đương nhiên sẽ là giá vàng tăng trong bối cảnh thế giới có lãi suất thực thấp và đồng bạc xanh rẻ. Khi lãi suất tăng, vàng trở nên kém hấp dẫn hơn rồi sụt giá.
Tuy nhiên, năm nay lại khá khác biệt. Lãi suất điều chỉnh theo lạm phát tăng vọt trong năm nay lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhưng giá vàng thỏi hầu như không chịu ảnh hưởng. Lãi suất thực tăng vọt vào hôm 21/9 lên mức cao nhất kể từ năm 2009. Trong khi cùng ngày, giá vàng giao ngay chỉ giảm nhẹ 0,5%. Lần gần đây nhất khi lãi suất thực cao như thế này, giá vàng chỉ bằng một nửa.
Mối quan hệ giữa vàng và lãi suất thực không còn khăng khít có thể là dấu hiệu phản ánh thay đổi diễn biến của giá kim loại quý này, khiến các nhà đầu tư phải vật lộn để tính toán "giá trị hợp lý" của nó.
Các nhà phân tích cho rằng diễn biến này bắt nguồn từ sự kết hợp giữa việc ngân hàng trung ương mua nhiều vàng - dẫn đầu là Trung Quốc - và các nhà đầu tư vẫn đang đặt cược rằng suy thoái kinh tế của Mỹ sẽ có lợi cho vàng. Ông Marcus Garvey tại ngân hàng Macquarie (Australia) dự đoán rằng giá vàng có thể tăng lên mức 2.100 USD/ounce vào năm 2014 khi nền kinh tế Mỹ giảm tốc.
Bên cạnh đó, Bloomberg cho rằng hoạt động mua vàng đạt kỷ lục của các ngân hàng trung ương đã giúp kim loại này chống chọi được với chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu. Theo khảo sát dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương năm 2023 được Hội đồng Vàng Thế giới công bố gần đây, 24% ngân hàng trung ương có kế hoạch bổ sung thêm vàng vào dự trữ trong 12 tháng tới. 71% ngân hàng trung ương được khảo sát tin rằng mức dự trữ toàn cầu nói chung sẽ tăng trong 12 tháng tới.
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ 5 liên tiếp Số liệu chính thức được công bố ngày 7/10 cho thấy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC tức ngân hàng trung ương), trong tháng 9/2024 đã ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp, chủ yếu là do giá kim loại quý này tăng vọt. Ảnh minh họa: CCO Lượng vàng mà Trung Quốc nắm giữ đứng ở mức 72,8...