Trung Quốc đột nhiên mua lượng khổng lồ một loài thủy sản của Việt Nam
Tính đến hết tháng 3/2022, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng tới 77% . Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, Mỹ, Trung Quốc mua nhiều nhất
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2022 ước đạt 920 triệu USD, vẫn duy trì tăng trưởng 25% nhờ sức mua tăng từ thị trường Mỹ, Trung Quốc.
Trong khi đó, chiến sự Nga – Ukraine làm gián đoạn xuất khẩu thuỷ sản sang Nga và Ukraine từ cuối tháng 2 và làm tăng chi phí vận tải, nguyên vật liệu sản xuất chế biến, xuất khẩu thuỷ sản.
Tính đến hết tháng 3/2022, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Điều đáng mừng là, xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường chính trong tháng 3/2022 vẫn duy trì tăng trưởng cao.
Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng 42%, sang EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ tương đương so với tháng 3/2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng tới 77% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO (VASEP), kết quả xuất khẩu thủy sản khả quan chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh, tăng 80% đạt 261 triệu USD trong tháng 3 với các tín hiệu tích cực về nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, EU.
Luỹ kế tới hết tháng 3/2022, xuất khẩu cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021.
Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, đến nay chiếm 27% giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
Video đang HOT
Tính đến hết tháng 3/2022, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng tới 77%. Ảnh: I.T
Trong khi đó, tôm vẫn giữ tỷ trọng cao nhất với 37% mang về hơn 345 triệu USD trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng xuất khẩu tôm trong quý I đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với quý I/2021. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá xuất khẩu trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu tôm vượt xa năm trước.
Chiến sự Nga – Ukraine có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thủy sản?
Theo đánh giá của VASEP, chiến sự Nga – Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khai thác thuỷ sản vì giá xăng dầu tăng quá cao, nhiều ngư dân cho tàu nằm bờ, thậm chí bán tàu bỏ nghề. Ngành chế biến hải sản vốn đã khó khăn về nguyên liệu lại càng thiếu hụt.
Vì vậy, xuất khẩu hải sản trong tháng 3 chỉ giữ được mức tăng khiêm tốn dưới 3%, đạt 312 triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu cá ngừ và mực bạch tuộc vẫn duy trì được tăng trưởng 20% nhưng xuất khẩu các loài cá biển khác giảm 14%.
Tổng xuất khẩu hải sản trong quý I ước đạt 878 triệu USD, tăng 20%, nhờ tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm.
Trong đó, xuất khẩu cá ngừ đạt 234 triệu USD, tăng 55%; mực bạch tuộc tăng 35% đạt 156 triệu USD. Xuất khẩu thuỷ sản có vỏ và cua ghẹ đạt lần lượt 30 triệu USD và 54 triệu USD, tăng 23% và 70% so với quý I/2021.
Chiến sự Nga – Ukraine khiến cho xuất khẩu thuỷ sản sang Nga giảm 86% trong tháng 3 chỉ còn 2,7 triệu USD và xuất khẩu sang Ukraine bị dừng hoàn toàn trong tháng 3. Hai tháng đầu năm xuất khẩu thuỷ sản sang Ukraine vẫn đạt 4,5 triệu USD.
Tuy Nga chỉ chiếm chưa tới 2% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và Ukraine chiếm 0,3%, nghĩa là sụt giảm về doanh thu ở 2 thị trường này không đáng kể, nhưng hệ luỵ của cuộc chiến đối với ngành thuỷ sản không hề nhỏ vì giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến cả sản xuất, xuất khẩu.
VASEP dự báo, xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 4 sẽ tiếp tục bị tác động bởi chiến sự Nga – Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam lại tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.
Do vậy, dự báo xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25% đạt 934 triệu USD.
Theo đó, xuất khẩu các loại cá biển có thể giảm 15%, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn tăng 80% và tôm sẽ tăng 20%, cá ngừ tăng 18%, mực, bạch tuộc tăng 25%.
Đến một loài cá nổi tiếng thế giới cũng quay cuồng trong vòng xoáy chiến sự Nga - Ukraine
Ngành thuỷ sản thế giới đang quay cuồng trong vòng xoáy của chiến sự Nga - Ukraine. Đâu là cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam?
Chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành cá thịt trắng thế giới
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Nga là nước có thế mạnh về thuỷ sản khai thác và là nguồn cung cấp cá thịt trắng đứng đầu thế giới nên ngành cá thịt trắng thế giới chắc chắn sẽ bị tác động bởi chiến sự Nga - Ukraine.
Các loài cá xuất khẩu chủ lực của Nga gồm cá minh thái và cá tuyết. Cá của Nga được tiêu thụ nhiều ở EU, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, phần lớn cá Nga còn được chuyển sang Trung Quốc để gia công chế biến xuất khẩu đi các thị trường trên.
Ngay khi chiến sự Nga - Ukraine, nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, các nước EU, Anh...đều có những động thái chống lại Nga. Những phản ứng này đang và sẽ tác động mạnh đến cung - cầu, giao thương thuỷ sản thế giới.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, việc giao dịch của các nhà xuất nhập khẩu thuỷ sản với Nga bị gián đoạn sau khi EU công bố tên của các ngân hàng sẽ bị loại khỏi hệ thống nhắn tin của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (viết tắt là SWIFT).
Trong khi đó, Tây Ban Nha đã đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với Nga là: cấm xuất nhập khẩu và cấm tàu thuyền của họ cập cảng Tây Ban Nha và các cảng của các thành viên EU khác.
Theo nhận định của VASEP, chiến sự Nga - Ukraine mang lại thách thức nhiều hơn cơ hội cho thủy sản Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ kí sắc lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản của Nga và xóa bỏ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) đối với Nga. Mặc dù việc bãi bỏ quy chế Tối huệ quốc đối với Nga dường như không nghiêm trọng bằng lệnh cấm nhập khẩu thủy sản, việc này có thể có những tác động dài hạn.
Chính phủ Anh mới đây đã ban hành lệnh cấm giao thương với Nga, đồng thời áp mức thuế nhập khẩu mới lên hàng trăm mặt hàng chủ chốt của Nga, tăng 35% so với mức thuế cũ. Các loại cá thịt trắng của Nga cũng là một trong những sản phẩm chịu thuế tăng.
Một số chuỗi nhà hàng thủy sản lớn của Mỹ đã ngừng mua thủy sản từ Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Các siêu thị bán lẻ lớn của Vương quốc Anh cũng đang loại bỏ một số sản phẩm cá của Nga khỏi kệ bán hàng. Một số dòng cá nguyên con đang bị loại bỏ bao gồm cá minh thái đông lạnh, cá hồi hồng đông lạnh và sản phẩm thăn cá tuyết tươi.
Chiến sự Nga - Ukraine mang lại thách thức nhiều hơn cơ hội cho thủy sản Việt Nam
Theo nhận định của VASEP, chiến sự Nga - Ukraine mang lại thách thức nhiều hơn cơ hội cho thủy sản Việt Nam dù Nga chỉ chiếm 2% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với những mặt hàng chủ lực là tôm chân trắng, cá tra, surimi, cá ngừ, cá chỉ vàng, cá cơm...
Dù vậy, dư địa với thị trường Nga còn nhiều và cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường này sẽ khả thi nếu không xảy ra chiến sự khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga đứng ngồi không yên. Đã có nhiều lô hàng sang Nga buộc phải quay đầu.
Giao thương bị đình trệ hoặc phải tạm dừng vì rủi ro ngân hàng thanh toán. Việc tìm kiếm các ngân hàng thay thế không đơn giản và không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Bên cạnh đó, cước phí vận tải vốn đã cao ngất ngưởng vì Covid-19 nay thêm áp lực chiến sự Ukraine lại càng lên cao hơn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chật vật vì không đặt được containers xuất hàng, và dù có đặt được cũng vẫn luôn lo sợ bị huỷ booking.
Riêng trong tháng 2, trong khi xuất khẩu sang các thị trường đều tăng mạnh 2 đến 3 con số thì doanh số sang Nga bị giảm gần 3% dù xung đột xảy ra vào những ngày cuối tháng. Điều đó cho thấy tác động tức thì đối với xuất khẩu thuỷ sản sang Nga.
Tuy nhiên, trước những lệnh trừng phạt với thuỷ sản Nga, theo VASEP, các doanh nghiệp Việt Nam cũng le lói một chút cơ hội giành thị phần của Nga tại các nước nhập khẩu cá thịt trắng như Mỹ, EU...dù cá tra không hoàn toàn thay thế cho cá minh thái, cá tuyết...
Thêm một doanh nghiệp cá tra không bị áp thuế bán phá giá sang Mỹ Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa đưa ra thông báo về kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) với cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2019 - 31/7/2020....