Trung Quốc đóng mỏ đào Bitcoin ở Tân Cương và Thanh Hải
Tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Tân Cương đã được giới chức Trung Quốc yêu cầu đóng cửa các mỏ đào tiền ảo kể từ ngày 9/6.
Liên tiếp trong một ngày, Trung Quốc có những động thái mạnh mẽ để trấn áp các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Sau thông báo bắt giữ hơn 1.100 người tình nghi dùng tiền ảo để rửa tiền, Trung Quốc tiếp tục yêu cầu các tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Tân Cương tiến hành đóng cửa mỏ đào tiền ảo.
Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Thanh Hải đã ra lệnh đóng cửa mỏ đào Bitcoin vào hôm 9/6 và cấm các công ty có liên quan hoạt động tại tỉnh này. Cùng ngày, lãnh đạo của thành phố Xương Cát thuộc khu tự trị Tân Cương đã yêu cầu đóng cửa các mỏ đào nơi đây, vốn nắm giữ công suất khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới.
Bên trong một mỏ đào tiền ảo ở Tứ Xuyên.
Trong khi đó, tìm kiếm các từ khóa Huobi, Binance và OKEx cũng đã bị chặn trên công cụ tìm kiếm Baidu và trên mạng xã hội Weibo. Đây là ba sàn tiền ảo lớn trên thế giới và được người Trung Quốc sử dụng để giao dịch tiền số.
Đây là lần thứ hai Weibo chặn các nội dung liên quan đến tiền ảo trong vòng ít tháng qua. Hồi tháng 3, tài khoản mạng xã hội của ba sàn nói trên đã bị Weibo khóa lại không rõ lý do. Trước đó, Weibo cũng khóa tài khoản của nhà đồng sáng lập Binance và cá mập nổi tiếng Justin Sun.
Một loạt các động thái trấn áp tiền ảo đến từ Trung Quốc đã khiến Bitcoin giảm mạnh kể từ giữa tháng trước, có lúc tụt hơn 50% so với đỉnh xuống còn 30.000 USD. Lý do được đưa ra là vì các mỏ đào tiền ảo đi ngược lại mục tiêu trung hòa carbon mà Trung Quốc đặt ra đến năm 2060.
Video đang HOT
Theo dữ liệu của ĐH Cambridge, các mỏ đào Bitcoin ngốn khoảng 111,5 Terawatt/giờ trong một năm, tương đương tổng điện năng tiêu thụ của đất nước Hà Lan.
Hôm 7/6, cơ quan quản lý Trung Quốc đã tiến hành cuộc họp nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường giám sát các nền tảng blockchain, dịch vụ VPN (mạng riêng ảo) và các công nghệ xuyên biên giới có yếu tố cờ bạc.
Trung Quốc đang chiếm công suất khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới.
Trung Quốc hiện chiếm khoảng 65% công suất đào Bitcoin trên toàn cầu, theo Đại học Cambridge (Anh). Trong đó, các khu vực Tân Cương, Tứ Xuyên và Nội Mông đang chiếm công suất lớn nhất. Tỉnh Thanh Hải xếp thứ 9, chiếm khoảng 0,26% tổng công suất.
Khu vực Nội Mông đã bắt đầu trấn áp thợ đào từ tháng 2 và đóng cửa 35 công ty khai thác vào cuối tháng 4.
Tứ Xuyên đang là nơi giữ quan điểm trung dung nhất khi nơi đây sử dụng thủy điện thay vì các mỏ than đá và hiện chưa có bất cứ chính sách mới nào được đưa ra.
Bên ngoài Trung Quốc, các thợ đào đang tích cực tìm kiếm nơi ở mới. Tổng thống El Salvador vừa chính thức công nhận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp và thúc đẩy việc đào đồng tiền ảo này bằng năng lượng địa nhiệt từ núi lửa.
Mỏ đào Bitcoin nở rộ tại Argentina
Thợ đào tiền ảo đang tận dụng tối đa lợi thế trong chính sách trợ giá để thu về khoản lời không nhỏ từ Bitcoin.
Nhiều nước đã chứng kiến hoạt động đào tiền ảo nở rộ trong năm nay, nhưng các thợ đào tại Argentina đang hưởng lợi thế nhiều nhất nhờ giá dịch vụ siêu thấp và chính sách kiểm soát dòng vốn của chính phủ. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là ví dụ mới nhất về hoạt động lợi dụng kẽ hở chính sách để làm lợi tại Argentina.
"Ngay cả sau khi điều chỉnh giá Bitcoin, chi phí điện với những người đào tiền ảo tại nhà vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu", Nicolas Bourbon, một thợ đào Bitcoin ở thủ đô Buenos Aires, cho hay.
Tiền ảo từ lâu đã được coi là phương tiện giúp nhiều người dân Argentina ứng phó với khủng hoảng kinh tế, với những đợt tiền tệ mất giá, siêu lạm phát và giờ đây là ba năm suy thoái tiếp nối bởi đại dịch Covid-19.
Dàn máy khai thác Bitcoin trong một cơ sở của Bitfarms tại Canada
Ngoài giá điện rẻ, người Argentina càng có động lực đào tiền ảo khi chính phủ thắt chặt kiểm soát giao dịch ngoại tệ và cấm mua USD. Điều này khiến nhu cầu sở hữu tài sản không gắn với đồng peso tăng vọt, làm mỗi đồng Bitcoin tại thị trường phi chính thức của nước này có giá hơn 62.000 USD so với mức hơn 36.000 USD tại các sàn quốc tế.
Hoạt động đào tiền ảo hưởng lợi không nhỏ từ các khoản hỗ trợ giá điện cho hộ gia đình, chính sách nhằm giành sự ủng hộ của cử tri cho các chính trị gia.
Argentina là nước nhập khẩu khẩu ròng khí đốt, chi phí điện chỉ chiếm 2 đến 3% thu nhập trung bình mỗi tháng của người dân, bằng nửa các nước láng giềng như Brazil, Colombia và Chile.
Lạm phát 50% mỗi năm, hạn chế quy đổi tiền không quá 200 USD/tháng và nhu cầu sở hữu tài sản cũng khiến đồng peso mất giá mạnh trên thị trường chợ đen, với giá trị quy đổi bằng 70% tỷ giá chính thức.
"Tiền ảo được bán với tỷ giá trên thị trường chợ đen, nhưng giá điện lại được trả theo mức được chính phủ trợ cấp. Doanh thu từ đào tiền ảo hiện nay rất cao", Bourbon cho hay.
Nhiều công ty đào tiền ảo quốc tế đã phát hiện cơ hội tại Argentina. Bitfram tháng trước đạt thỏa thuận sử dụng trực tiếp tối đa 210 MW điện với một nhà máy nhiệt địa phương, đánh dấu khởi đầu cho cơ sở đào Bitcoin lớn nhất Nam Mỹ.
"Chúng tôi tìm kiếm những nơi có hệ thống sản xuất điện vượt quá nhu cầu. Hoạt động kinh tế ở Argentina đang suy giảm, nguồn năng lượng không được tận dụng hết. Đây là thỏa thuận mang lại lợi ích cho tất cả các bên", Chủ tịch Bitfarm Geoffrey Morphy cho hay.
Nguồn cấp điện công nghiệp tại Argentina không được trợ giá hoàn toàn. Tuy nhiên, mức giá 0,022 USD/kWh trong thỏa thuận của Bitfarm vẫn thấp hơn nhiều so với mức bán buôn 0,06 USD/kWH với những khách hàng không kết nối vào mạng lưới điện địa phương.
"Với một số nhà sản xuất điện dễ tiếp cận nguồn khí đốt, việc bán năng lượng thừa cho thợ đào Bitcoin là dễ hiểu, đặc biệt là khi họ có thể lách luật kiểm soát trao đổi ngoại tệ bằng cách nhận thanh toán USD ngoài biên giới Argentina hoặc thông qua Bitcoin", nhà phân tích Ezequiel Fernandez thuộc quỹ đầu tư Balanz Capital Valores cho hay.
Bộ Năng lượng và Cơ quan Thuế vụ Argentina từ chối bình luận về thỏa thuận của Bitfarm.
Hoạt động đào Bitcoin tại Argentina gần như chắc chắn vẫn mang lại lợi nhuận lớn trong những tháng tới, bất chấp biến động của đồng tiền này, miễn là chính phủ vẫn duy trì các biện pháp trợ giá. "Thợ đào tiền ảo biết những chính sách đó thật điên rồ, nhưng họ vẫn tận dụng tối đa lợi thế mà chúng mang lại", Bourbon nói.
Truy quét trại trồng cần sa, phát hiện mỏ đào Bitcoin trái phép Trong quá trình truy quét các trang trại cần sa, cảnh sát Anh phát hiện mỏ đào Bitcoin trái phép, dùng điện lậu. Ngày 18/5, cảnh sát Anh được trình báo về một trang trại nghi ngờ trồng cần sa hoạt động trong khu công nghiệp ở Sandwell, ngoại ô của quận West Midlands. Tuy nhiên, khi ập vào, cảnh sát phát hiện...