Trung Quốc đóng cửa Phòng Thương mại Mỹ ở Thành Đô
Giới chức Trung Quốc yêu cầu Phòng Thương mại Mỹ ở thành phố Thành Đô ngừng hoạt động, nhưng chưa rõ lý do cụ thể.
Phòng Thương mại Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hôm 30/8 thông báo với đội ngũ nhân viên rằng theo luật và quy định của Trung Quốc, cơ quan phải ngừng hoạt động, “không còn tiến hành bất kỳ hoạt động nào dưới danh nghĩa Phòng Thương mại Mỹ tại tây nam Trung Quốc”. Thông báo không nêu lý do cụ thể.
Quốc kỳ Trung Quốc và Mỹ tại một cuộc gặp ở trụ sở Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc tại Bắc Kinh hồi tháng 4/2018. Ảnh: Reuters .
Benjamin Wang, chủ tịch phòng thương mại, cho biết họ đang thảo luận với giới chức địa phương về việc đăng ký và hướng đi trong tương lai. Phòng Thương mại Mỹ ở Thành Đô vốn có chức năng thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Mỹ và khu vực.
Video đang HOT
Theo Wang, Bộ Nội vụ Trung Quốc (MCA) dường như đang thực thi quy định các quốc gia chỉ được duy trì một phòng thương mại chính thức ở nước này. Phòng Thương mại ở Thành Đô không liên kết với Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, nhóm hỗ trợ kinh doanh trụ sở ở Bắc Kinh và đặt văn phòng tại vài thành phố khác. MCA chưa bình luận về vấn đề.
Hơn một năm trước, Trung Quốc đã yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, dựa trên cáo buộc một số nhân viên tại đây hành động “không phù hợp với vị trí công việc” và gây tổn hại lợi ích nước sở tại, song không cung cấp thông tin chi tiết.
Đây được cho là động thái trả đũa sau khi chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston, bang Texas, nhằm “bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ” trước hoạt động gián điệp.
Các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc
Theo nguồn tin riêng của tờ Wall Street Journal ngày 6/8, khoảng hơn 30 hiệp hội doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh nhất ở Mỹ đại diện cho nhiều ngành nghề, trong đó có ngành bán lẻ, sản xuất chip điện tử và nông nghiệp đã kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tái khởi động đàm phán thương mại với Trung Quốc và cắt giảm thuế quan nhập khẩu vì lợi ích kinh tế của chính nước Mỹ.
Quốc kỳ Trung Quốc (trái) và quốc kỳ Mỹ tại một hội nghị. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các công ty nhập khẩu của Mỹ hiện phải chịu thuế quan cao đánh vào đồ điện tử, may mặc và nhiều hàng hóa khác của Trung Quốc mà các loại thuế này vẫn có hiệu lực cho tới khi nào phía Trung Quốc hoàn thành các cam kết của họ theo thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 ký với Mỹ năm 2020.
Trong bức thư gửi tới Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ngày 5/8, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Bắc Kinh cơ bản đã thực hiện các cam kết quan trọng trong thỏa thuận, trong đó có việc mở cửa thị trường cho các công ty tài chính của Mỹ và cắt giảm rào cản đối với hàng nông sản của Mỹ xuất tới Trung Quốc.
Bức thư có đoạn nhấn mạnh rằng chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm của Mỹ cần cân nhắc rằng người dân Mỹ đang phải gánh chịu thuế quan của cả Mỹ và Trung Quốc trên chính đất Mỹ và rằng Mỹ nên bãi bỏ các loại thuế quan làm phương hại tới lợi ích của người Mỹ.
Trao đổi với tờ Wall Street Journal, người phát ngôn của bà Tai cho biết hiện đang tiến hành rà soát chiến lược kinh tế với Trung Quốc để có thể đưa ra chính sách tốt nhất cho người dân Mỹ, đặc biệt là nông dân và giới doanh nghiệp. Phía Bộ Tài chính Mỹ hiện chưa hồi âm liên quan tới thư các hiệp hội doanh nghiệp gửi.
Các doanh nghiệp Mỹ hiện khá sốt ruột trước tiến độ rà soát chính sách thương mại và chính sách kinh tế khá chậm của chính quyền.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden gần như không đưa ra tín hiệu gì cho thấy sẽ thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 ký với Trung Quốc hay sẽ mở rộng đàm phán. Phía Trung Quốc thì có hàm ý với giới doanh nghiệp Mỹ rằng họ sẽ không đàm phán gì tiếp cho tới khi Washington chấp nhận thực thi thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.
Một nguồn tin không nêu danh tính từ chính quyền của Tổng thống Biden cho biết việc rà soát chính sách kinh tế với Trung Quốc có lẽ sẽ kéo dài đến mùa thu năm nay. Phía Mỹ cũng chưa quyết định có tiếp tục áp các loại thuế quan đang đánh vào khoảng 50% số hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc hay không.
Ngày 5/8, bà Tai đã gặp riêng đại diện một số doanh nghiệp lớn của Mỹ trong lúc dừng chân ở Seattle và ghi nhận nguyện vọng của họ sớm thấy chính quyền rà soát xong các chính sách thương mại với Trung Quốc để có được bước đi tiếp theo, song cũng không để lộ ý định chính sách của Mỹ với Trung Quốc trong thời gian tới sẽ như thế nào.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Chad Bown thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson, người theo dõi sát sao thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 cho rằng Bắc Kinh khá chậm chạp trong việc thực hiện cam kết mua thêm khoảng 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong thời gian hai năm.
Tuy nhiên, các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng Mỹ nên bắt đầu đàm phán các vấn đề hiện chưa đề cập ở thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Trung Quốc, ví dụ như trợ cấp của nhà nước, mua sắm chính phủ, an ninh mạng và thương mại kỹ thuật số.
Nhiều người tại Lào dương tính sau khi hết thời gian cách ly Gần đây, Lào liên tục ghi nhận các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 là người nhập cảnh đã hoàn thành thời gian cách ly được trở về nhà. Phong tỏa một khu vực do có trường hợp nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN Chính quyền tỉnh Savannakhet cho biết tỉnh này đã ghi nhận 4 lao...