Trung Quốc đóng 6 tàu sân: Mưu thâm độc ở Biển Đông?
Trung Quốc đang có kế hoạch sở hữu 6 tàu sân bay (2 chiếc CVN) để phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông và bành trướng thế lực trên biển.
Tàu sân bay Trung Quốc tự đóng mạnh hơn Liêu Ninh
Trong kỳ trước với tiêu đề “Trung Quốc tham vọng đóng 6 tàu sân bay &’nhái’ Liên Xô” chúng ta đã biết rằng Trung Quốc đang có kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ chế tạo ít nhất 6 tàu sân bay, trong đó có 2 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân (CVN).
Bắc Kinh phát triển các tàu sân bay nội địa của mình dựa trên bản vẽ và tài liệu kỹ thuật của tàu sân bay hạt nhân chưa hoàn thiện, thuộc dự án 1143.7, lớp Ulyanovsk của Liên Xô. Chúng đã trở thành xương sống cho lực lượng hải quân Trung Quốc.
Giai đoạn đầu, dự án sẽ đóng 3 tàu sân bay chạy bằng động cơ thông thường (CV) để đánh giá khả năng tự đóng tàu sân bay của Trung Quốc và hoàn thiện các đặc tính kỹ thuật của tàu cũng như các công nghệ bổ trợ. Giai đoạn này sẽ kết thúc muộn nhất vào năm 2020.
Ở giai đoạn đầu, bốn tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường đều được chế tạo theo nguyên mẫu tàu sân bay hạt nhân kiểu cầu bật, thuộc dự án 1143.7, lớp Ulyanovsk của Liên Xô, với tiêm kích hạm là Su-33, nhưng có thể sẽ được trợ phóng bằng máy phóng hơi nước.
Video đang HOT
Giai đoạn 2 được bắt đầu sau khi hoàn tất 3 chiếc CV, nước này sẽ tiếp tục đóng 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2025. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, chắc chắn dự án này không thể hoàn tất đúng hạn, bởi giai đoạn 1 mới thực hiện chưa được một nửa.
Hiện nay, chiếc thứ nhất mang mã số 001A đang được chế tạo ở Nhà máy đóng tàu Đại Liên, trong khi đó, tàu sân bay thứ hai mang mã số 002 với trọng tải tương đương, lên tới 61.351 tấn cũng đang được đóng tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng – Thượng Hải.
Mô hình thiết kế tàu sân bay 001A do cư dân mạng Trung Quốc giả lập
Như vậy, kế hoạch chế tạo chiếc tàu sân bay quốc nội thứ 3 của Trung Quốc sẽ bị chậm lại, còn 2 tàu sân bay hạt nhân chắc chắn cũng không thể hoàn thành đúng thời hạn bởi thiết kế của chúng phức tạp hơn nhiều so với các tàu sân bay thông thường.
Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định, tuy kế hoạch có bị chậm trễ những chắc chắn là Trung Quốc đủ khả năng thực hiện kế hoạch này. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh chuyên dụng để huấn luyện, cả 5 chiếc còn lại đều có khả năng tác chiến rất mạnh, đặc biệt là 2 chiếc CVN.
3 chiếc tàu sân bay thông thường mà nước này tự đóng có thể sẽ được trang bị 2 máy phóng hơi nước, giúp chúng có khả năng mang theo cả các máy bay cảnh báo sớm, tác chiến điện tử, thậm chí là cả máy bay tấn công không người lái (UCAV) trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa của nó.
Sau khi hoàn tất chế tạo 3 tàu sân bay thông thường (CV), trong tương lai Bắc Kinh sẽ khởi đóng ít nhất là 2 tàu sân bay hạt nhân có lượng giãn nước lớn hơn, mang được nhiều máy bay hơn, số lượng máy phóng hơi nước cũng nhiều gấp đôi (4 chiếc) so với tàu sân bay thông thường.
Theo Báo Đất Việt
Nga phát hiện bí mật lớn trên tàu sân bay mới của Trung Quốc
Các ảnh chụp gần đây cho thấy, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ dùng hệ thống máy phóng máy bay, thay cho đường bay cất cánh kiểu nhảy cầu ở các phiên bản cũ.
Thông tin trên vừa được hãng thông tấn RIA đăng tải. Hãng tin Nga cho biết, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông ngày càng gia tăng, Bắc Kinh đã tăng tốc những nỗ lực nhằm hiện đại hoá lực lượng hải quân của họ.
Hình ảnh trên tàu sân bay Liêu Ninh. (Ảnh: CCTV)
Theo đó, ngoài việc lắp mới các chiến đấu cơ, máy bay tuần tra cảnh báo sớm, máy bay và trực thăng diệt tàu ngầm, hải quân Trung Quốc còn lên kế hoạch đóng tàu sân bay thứ ba. Bức ảnh mô hình tàu sân bay thứ ba đã tiết lộ nhiều chi tiết mới khác với hai phiên bản đầu.
Hai phiên bản đầu sử dụng đường băng thiết kế giúp máy bay cất cánh kiểu nhảy cầu, nhưng phiên bản thứ ba không bao gồm cấu trúc này. Điều đó cho thấy, nhiều khả năng Bắc Kinh sử dụng hệ thống phóng máy bay.
Theo tạp chí quốc phòng JHS Jane's, ảnh vệ tinh chụp từ căn cứ không quân Huangdicun cho thấy việc xây dựng 2 hệ thống phóng máy bay. Một hệ thống có thể sử dụng sức hơi, hệ thống còn lại có thể sử dụng điện từ.
Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai được cho là sắp hoàn thành, với thiết kế tinh vi hơn so với tàu sân bay đầu tiên, tàu Liêu Ninh.
Theo Yin Zhuo, quan chức cơ quan tham mưu của hải quân Trung Quốc, chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Bắc Kinh có thể mang theo nhiều vũ khí, máy bay chiến đấu, và nhiên liệu hơn.
Hồi tháng 6, nhiều bức ảnh chụp tàu ngầm tấn công Type 093 chạy bằng hạt nhân của Trung Quốc đã xuất hiện trên internet. Chiếc tàu này có thể trang bị các ống phóng dọc, có thể khai hoả tên lửa hành trình chống hạm YJ-18 và tên lửa hành trình tấn công trên bộ tầm xa DF-10.
Theo Danviet
Báo Mỹ: Trung Quốc mất mặt ngoại giao, phô trương chiến lược chưa từng thấy Một sự phô trương chưa từng thấy về hệ thống chiến lược của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp trên Biển Đông đã phản ánh những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thể hiện quyết tâm sau sự thất bại mất mặt về ngoại giao, Warontherock đánh giá. Trung Quốc "khoe" máy bay H-6K bay trên bãi cạn Scaborough Sau khi Tòa...