Trung Quốc đón Tổng thống Iran giữa lùm xùm thỏa thuận hạt nhân
Trung Quốc sẽ tiếp đón Tổng thống Iran Hassan Rouhani vào tháng tới trong bối cảnh các nước lớn đang cố gắng cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ rút lui.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani thăm Trung Quốc trong tháng tới. Ảnh: Reuters
Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran ngày 28.5 cho biết, ông Rouhani sẽ có chuyến thăm làm việc và dự một hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Nga dẫn đầu tại thành phố biển Thanh Đảo.
Iran hiện là nước quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mặc dù từ lâu đã tìm kiếm tư cách nước thành viên đầy đủ.
Trước đó, Nga cho biết, khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Iran được dỡ bỏ, nước này có thể trở thành thành viên của SCO, tổ chức bao gồm 4 nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, Pakistan và Ấn Độ.
Video đang HOT
Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân 2015 được Iran ký với nhóm P5 1 nhằm dỡ bỏ trừng phạt với Tehran. Đổi lại, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân.
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vì cho rằng thỏa thuận này có nhiều thiếu sót nghiêm trọng, các quốc gia Châu Âu nỗ lực thuyết phục Tehran ở lại và đảm bảo rằng Iran có đầy đủ lợi ích kinh tế.
Trung Quốc cũng ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận hạt nhân Iran, và là một trong các bên ký kết thỏa thuận này.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Chuyên gia: Mỹ muốn lật đổ chế độ Iran theo kịch bản Iraq
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8.5 là bước đầu tiên trong kế hoạch của Washington nhằm thay đổi chế độ ở Tehran theo kịch bản Iraq.
Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters
"Nếu nghe kỹ những gì ông Donald Trump nói, thì thực sự là Mỹ không chỉ đơn phương rút khỏi thỏa thuận quốc tế đa phương, xóa bỏ nó, mà thực tế còn đe dọa thay đổi chế độ ở Iran" - chuyên gia về Trung Đông Sami Ramadani nói với RT.
"Giọng điệu phát biểu của ông Donald Trump, lời lẽ mà ông ta dùng gợi nhớ đến bài phát biểu của cựu Tổng thống George Bush (Bush con) trước lúc Mỹ dẫn đầu cuộc xâm lược Iraq năm 2003, khi "những lời dối trá được sử dụng để phát động một cuộc chiến diệt chủng chống lại nhân dân Iraq" - ông Ramadani nói.
Chuyên gia lưu ý, không chỉ chính quyền Iraq bị lật đổ bởi sự can dự quân sự của Mỹ, mà toàn bộ đất nước bị phá hủy. Trong khi đó, Mỹ đã cố gắng làm mất ổn định Iran trong hàng thập kỷ.
Washington muốn từ Tehran nhiều hơn những nhượng bộ về thỏa thuận hạt nhân, mà chính quyền Iran không thể chấp nhận - ông Ramadani nhận xét.
"Tôi không nghĩ rằng Iran có khả năng nhượng bộ thêm - họ đã nói chưa bao giờ lên kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tuân thủ thỏa thuận. Điều này đã được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA xác nhận trong nhiều dịp" - ông Ramadani cho hay.
"Điều mà Mỹ muốn là Iran từ bỏ sự độc lập của mình. Đó là điểm mấu chốt... Họ không muốn bất kỳ một quốc gia độc lập mạnh mẽ nào trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Và, bất kể những gì chúng ta biết về hệ thống chính trị của họ, Iran đã chọn con đường độc lập với Mỹ. Họ không muốn trở thành một tay sai chính sách của Mỹ trong khu vực. Và Mỹ nói với họ: Chúng tôi trừng phạt các vị vì điều này" - chuyên gia giải thích.
Hôm 8.5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và sẽ tái áp đặt trừng phạt ở mức cao nhất.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani gọi quyết định của ông Trump là bất hợp pháp, khẳng định Tehran vẫn ở lại thỏa thuận dù Washington rút lui.
KHÁNH MINH
Theo Ladong
Vì sao Trung Quốc không "giải cứu" Iran trước Mỹ? Với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Trung Quốc và EU phải đối mặt với thách thức làm sao để cân bằng giữa các lợi ích đa phương. Sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (hay còn có tên gọi khác là Kế hoạch Hành động chung toàn diện - JCPOA) ngày 8/5 vừa qua và tuyên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Triều Tiên đang đóng tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay

Đông Nam Á tăng cường đối phó lừa đảo qua mạng

Bạo lực cộng đồng gia tăng tại miền Trung Nigeria, trên 100 người thiệt mạng

Vị thế nước Đức cho an ninh châu Âu

Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sở hữu công nghệ có thể 'bẻ cong thời gian và không gian'

Tín hiệu tích cực về đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Bang California kiện Tổng thống Donald Trump

Châu Âu tăng cường kiểm tra đội tàu chở dầu Nga giữa lo ngại về an ninh hàng hải

Bất ngờ từ chiến tranh thương mại: Trung Quốc - EU xích lại gần nhau vì Mỹ?

Người phụ nữ Tây Ban Nha giả câm suốt 16 năm để nhận trợ cấp

Bloomberg: Đồng rúp của Nga tăng mạnh so với đồng USD và thể hiện tốt hơn vàng

Chiến sự Ukraine: Thành phố Dnipro bị loạt UAV tự sát tấn công dữ dội
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc kiểm soát đất hiếm toàn cầu, Nhật Bản 'tỉnh giấc', Mỹ chậm chân
Uncat
19:22:20 17/04/2025
Toà lâu đài dát vàng từ phòng khách đến vệ sinh của "đại gia đồng nát" Nghệ An: Đó là loại vàng gì?
Netizen
19:20:09 17/04/2025
Sao nam Vbiz liên quan vụ quảng cáo sữa giả đăng đàn nghi bị hãm hại
Sao việt
19:19:50 17/04/2025
Những mỹ nhân Hoa ngữ càng lớn tuổi càng đẹp: Từng bị chê nhạt nhòa, nay 40+ lại đẹp đến khó tin
Sao châu á
19:17:02 17/04/2025
Khởi tố 2 "yêng hùng" gây rối, đua xe
Pháp luật
18:36:47 17/04/2025
Nga xây dựng kho vũ khí khổng lồ khiến NATO báo động

Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025
Mẹ mua 5 món đồ giá rẻ, ban đầu tôi bĩu môi chê, bây giờ hối hận đến mức tự "vả mặt"
Sáng tạo
16:23:29 17/04/2025