Trung Quốc dồn dập diễn tập gần Đài Loan
Quân đội Trung Quốc tổ chức nhiều đợt diễn tập tại khu vực duyên hải gần Đài Loan, trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển leo thang.
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 20/7 thông báo quân đội nước này sẽ tổ chức cuộc diễn tập bắn đạn thật tại khu vực cửa sông Châu Giang và quần đảo Vạn Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, phía bắc Biển Đông, Cuộc diễn tập cách quần đảo Đông Sa, nơi lực lượng của đảo Đài Loan kiểm soát, khoảng 300 km.
Giới chuyên gia nhận định cuộc diễn tập trên là động thái đáp trả việc một vận tải cơ L100-30, được cho là của công ty bình phong thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), hạ cánh xuống đảo Đài Loan ngày 19/7.
Vị trí quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ngày 20/7 (đánh dấu đỏ). Đồ họa: CSIS .
Một vận tải cơ C-146A của không quân Mỹ cũng hạ cánh xuống đảo Đài Loan ngày 15/7, động thái bị Trung Quốc chỉ trích là hành vi khiêu khích và “gửi tín hiệu sai tới các lực lượng ly khai trên hòn đảo”.
Một ngày sau khi chiếc C-146A hạ cánh xuống đảo Đài Loan, hải quân và lục quân Trung Quốc tổ chức diễn tập đổ bộ chiếm đảo ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến, ven eo biển Đài Loan.
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc ngày 16/7 cũng tổ chức diễn tập ở khu vực biển Hoa Đông ngoài khơi tỉnh Chiết Giang, không xa lối vào phía bắc của eo biển Đài Loan. Truyền thông trên đảo Đài Loan đưa tin cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc liên quan đến vận tải cơ C-146A của không quân Mỹ hạ cánh trên hòn đảo.
Các cuộc diễn tập tại eo biển Bột Hải và khu vực Hoàng Hải cũng được quân đội Trung Quốc tổ chức ngày 18/7-1/8, theo một thông báo hạn chế di chuyển của Cục Hải sự Trung Quốc. Chưa rõ thành phần quân binh chủng và khí tài Trung Quốc tham gia các cuộc diễn tập này.
Hai trực thăng thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông của Trung Quốc diễn tập bay thấp ven biển ngày 9/6. Ảnh: PLA .
Xu Guangyu, cố vấn cấp cao của Hiệp hội Giải trừ và Kiểm soát Vũ khí Trung Quốc, cho rằng các tuyên bố cứng rắn và những đợt diễn tập quân sự dồn dập gần đây của quân đội Trung Quốc là lời đáp trả với “hoạt động khiêu khích quân sự” gia tăng của Mỹ liên quan đến đảo Đài Loan.
“Các động thái của Mỹ tiềm ẩn rủi ro rất cao vì nước này đang đi vào lằn ranh đỏ và Trung Quốc phải hành động”, Xu nói. “Nếu tiếp tục leo thang tình hình, Mỹ có thể phải đối mặt với các biện pháp đáp trả mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc”.
Tuy nhiên, một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết các cuộc diễn tập của quân đội nước này có thể được lên kế hoạch trước, không phải là phản ứng trực tiếp sau những chuyến hạ cánh của vận tải cơ Mỹ xuống đảo Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 15/7 tuyên bố bất cứ máy bay nào hạ cánh trên đảo Đài Loan đều phải được chính quyền Bắc Kinh cho phép.
Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan leo thang trong năm qua, khi quân đội Trung Quốc liên tục điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo. Trung Quốc tuyên bố các hoạt động của họ xung quanh đảo Đài Loan là nhằm bảo vệ chủ quyền và “răn đe các thế lực nước ngoài”.
Phát hiện 9 nhân viên sân bay mắc COVID-19, Trung Quốc hủy 480 chuyến bay
Ít nhất 480 chuyến bay tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc đã bị hủy tính đến sáng 21-7.
Tối 20-7, 9 nhân viên ở sân bay này đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm PCR.
Sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc - Ảnh: TÂN HOA XÃ
Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin tính tới 8h40 sáng nay 21-7 (giờ địa phương), đã có ít nhất 480 chuyến bay bị hủy tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc sau khi 9 nhân viên tại sân bay có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính.
Những người này là nhân viên dọn dẹp và dịch vụ mặt đất của sân bay. Các mẫu thu về đã được xét nghiệm PCR vào tối 20-7 và có 9 mẫu dương tính (tính tới 18h tối 20-7). Công tác xét nghiệm vẫn đang tiếp tục.
Tối 20-7, sân bay quốc tế Lộc Khẩu, Nam Kinh thông báo tất cả hành khách phải có giấy xác nhận xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành từ Nam Kinh. Họ sẽ tăng cường công tác kiểm tra với những người đi vào sân bay.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn dữ liệu từ trang thông tin hàng không Variflight.com cho biết ít nhất 480 chuyến bay bị hủy gồm các chuyến bay ra/vào sân bay quốc tế Lộc Khẩu, Nam Kinh, chiếm khoảng 60% tổng số chuyến bay tại đây.
Có 4 khu vực dân cư và làng nằm ở gần sân bay trên đã bị đưa vào diện có nguy cơ trung bình. Những con đường bị ảnh hưởng nằm gần sân bay đã bị phong tỏa.
Ngày 21-7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết nước này đã ghi nhận 22 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm và ca tử vong chính thức được công bố ở nước này đến nay lần lượt là 92.364 và 4.636 ca.
Theo Hãng tin Reuters, hiện không rõ có ca nhiễm nào ghi nhận ở Nam Kinh được tính vào tổng số ca nhiễm mới công bố ngày 21-7 không.
Thành phố Nam Kinh kêu gọi người dân không rời thành phố nếu không cần thiết. Họ cần có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trong vòng 48 giờ trước khi đi.
Hơn 4 triệu dân mạng Trung Quốc đòi điều tra nguồn gốc COVID-19 ở Mỹ Theo báo Global Times ngày 21-7, tính tới sáng 21-7, hơn 4 triệu cư dân mạng Trung Quốc đã ký vào đơn kiến nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ về nguồn gốc COVID-19. Phòng thí nghiệm Fort Detrick, Mỹ - Ảnh: AFP Global Times cho biết số chữ ký vẫn đang tiếp...