Trung Quốc đổi tên Viện Khổng Tử
Bắc Kinh từ bỏ thương hiệu Viện Khổng Tử sau khi vấp phải làn sóng phản đối, đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ.
Chỉ thị mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trụ sở của Viện Khổng Tử, còn gọi là Hán Biện, đã đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ của bộ này. Chỉ thị lan truyền trên mạng xã hội hôm 4/7 và được xác nhận bởi một nguồn tin trong ngành giáo dục Trung Quốc, người được thông báo về việc đổi tên viện. Trụ sở viện và các văn phòng đại diện tại châu Á chưa phản hồi thông tin.
Hàng loạt Viện Khổng Tử đã được thành lập trên khắp thế giới trong hơn một thập niên qua để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thông qua các lớp học và sách giáo khoa do viện này cấp. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2004. Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn các cơ sở nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc các tổ chức ở nước ngoài.
Video đang HOT
Học viên tham gia lớp học viết thư pháp tại một Viện Khổng Tử. Ảnh: Xinhua.
Nhiều quốc gia cho rằng mạng lưới các viện Khổng Tử là “công cụ quan trọng để Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm của mình”. Một loạt các trường đại học Mỹ đã đóng cửa Viện Khổng Tử trong những năm gần đây, trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền giáo dục Mỹ. Các nước Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Điển cũng đóng cửa Viện Khổng Tử tại các nước này.
Việc đổi tên Viện Khổng Tử đã được xác nhận vào 24/6, khi Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ tổ chức Hội nghị Ngôn ngữ Quốc gia Trung Quốc trực tuyến.
Phát biểu với hơn 4.000 giáo viên dạy tiếng Trung tại Mỹ, phó giám đốc trụ sở Viện Khổng Tử Ma Jianfei cho hay tổ chức này vẫn “hy vọng sẽ mở rộng hợp tác với các tổ chức liên quan ở Mỹ và cùng nhau xây dựng một mô hình mới tập trung, hiệu quả hơn cho việc trao đổi ngôn ngữ Trung – Mỹ, nỗ lực góp phần thúc đẩy trao đổi văn hóa Trung Mỹ và hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước”.
Romania sẽ nhận 33 tỷ euro từ kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 của EC
Romania là quốc gia thứ 6 nhận được số tiền cho phục hồi hậu Covid-19, sau Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Pháp và Hy Lạp.
Tối 27/5, truyền thông Romania cho biết nước này sẽ nhận được 33 tỷ eurotrong Kế hoạch phục hồi 750 tỷ euro được đề xuất của Ủy ban châu Âu để chống lại đại dịch Covid-19.
Đại diện của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) cho biết phần lớn trong số 33 tỷ euro mà Romania nhận được là những khoản tiền không hoàn lại hoặc cho vay theo các điều khoản có lợi cho Romania để phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Romania là quốc gia thứ 6 nhận được số tiền này sau Italy, Tây Ban Nha, Ba Lan, Pháp và Hy Lạp.
Ủy ban châu Âu cho biết 750 tỷ euro bao gồm 500 tỷ euro tiền trợ cấp và 250 tỷ euro cho các quốc gia thành viên vay. Để có nguồn này, châu Âu sẽ đi vay từ các thị trường tài chính và dự định sẽ hoàn trả từ năm 2028 đến 2058.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố kế hoạch phục hồi chính là biến những thách thức to lớn mà khối này đang phải đối mặt thành cơ hội, không chỉ là các hoạt động hỗ trợ phục hồi hậu Covid-19 mà còn là việc đầu tư vào tương lai như thỏa thuận xanh châu Âu và các biện pháp số hóa để thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế và khả năng phục hồi trong toàn khối.
Trong khi các quốc gia như Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đã ca ngợi đề xuất của Chủ tịch EC thì vẫn có 4 quốc gia thành viên EU phản đối kế hoạch này.
Cụ thể, Áo, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch cho rằng nên chuyển trợ cấp thành hình thức cho vay. Theo dự kiến, đại diện các nước thành viên dự kiến họp trực tuyến vào ngày 18/6 tới để được sự đồng thuận về các điều khoản chi tiết của gói phục hồi.
Đức đặt mục tiêu EU thông qua gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro Đức đặt mục tiêu sẽ thông qua được gói phục hồi kinh tế 750 tỷ euro tại Thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong hai tuần nữa. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron chiều 29/6 tại lâu đài Museberg, ngoại ô thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, hai nước Đức và Pháp...