Trung Quốc đối phó phán quyết trọng tài
Ngày 10-6, Mỹ, Ấn Độ, Nhật tham gia cuộc tập trận ba bên cạnh biển Đông.
Tân Hoa xã ngày 9-6 đưa tin đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ gửi thư cho báo Wall Street Journal phản đối báo đăng bài viết với nội dung kêu gọi hải quân Mỹ tăng cường các chiến dịch thực hiện tự do hàng hải ở biển Đông vì Trung Quốc đã tuyên bố sẽ bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực.
Trong thư, người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc Chu Hải Quyền ngang ngược cho rằng nguồn gốc dẫn đến tranh chấp ở biển Đông xuất phát từ các nước chiếm đất của Trung Quốc (?).
Trước đó, hôm 8-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức công bố văn kiện có tựa đề “Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông qua đàm phán song phương”.
Tuyên bố của Trung Quốc nêu lên bốn luận điểm chính như sau:
Cần có thỏa thuận chung và cam kết giữa Trung Quốc và Philippines về giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua đàm phán.
Trung Quốc và Philippines chưa bao giờ tiến hành đàm phán về các vấn đề trọng tài mà Philippines đã khởi xướng.
Video đang HOT
Philippines đơn phương khởi xướng giải pháp trọng tài là đi ngược với thỏa thuận song phương về giải quyết tranh chấp qua đàm phán và vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Trung Quốc duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp với Philippines về biển Đông thông qua đàm phán.
Các binh sĩ Mỹ và Philippines tập đổ bộ ở Palawan (Philippines) ngày 7-6 trong khuôn khổ cuộc tập trận chung CARAT kéo dài năm ngày từ ngày 6-6. Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Tại Philippines ngày 9-6, Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio nhận định Trung Quốc không dễ dàng tuân theo sức ép quốc tế nếu phán quyết trọng tài ủng hộ Philippines. Ông ghi nhận đây là cuộc đấu tranh kéo dài nhiều thế hệ.
Ông giải thích với báo chí: “Người Trung Quốc từ mẫu giáo đến đại học đều được học biển Đông thuộc về Trung Quốc (?), vì vậy rất khó để chính phủ Trung Quốc nói Trung Quốc không sở hữu biển Đông. Đầu tiên họ phải thuyết phục dân của họ và như vậy phải có thời gian. Đó là lý do vì sao chúng ta đến tòa để tòa công bố phán quyết”.
Tuy vậy, ông cũng trấn an: “ Thế giới sẽ đứng sau chúng ta vì thế giới có lợi ích. Tất cả cường quốc hàng hải đều có lợi ích trong xung đột này. Tôi nghĩ cuối cùng Trung Quốc cũng phải tuân theo. Phải có thời gian, có thể không phải trong thế hệ chúng ta”.
Ông cho rằng Philippines cũng có thể sử dụng phán quyết trọng tài như đòn bẩy để đàm phán tay đôi với Trung Quốc.
Trong thời gian chờ đợi phán quyết trọng tài, ông đề nghị Philippines phải tăng cường năng lực quân sự bằng cách tăng chi tiêu cho thiết bị quân sự, công nghệ và củng cố quan hệ đồng minh với các nước.
Hãng tin GMA News đưa tin hồi tháng 3, Tổng thống Aquino cho biết chính phủ đã chi 58,43 tỉ peso để hiện đại hóa quân đội, vượt mức chi tiêu quốc phòng trước đó 31,75 tỉ peso.
Ấn Độ, Nhật và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận chung hải quân Malabar cạnh biển Đông từ ngày 10 đến 17-6. Mục đích tập trận nhằm tăng cường quá trình tương tác giữa ba lực lượng hải quân và phát triển khả năng hiểu biết các quy trình của hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hải quân Ấn Độ thông báo đưa các tàu INS Satpura, INS Sahyadri, INS Shakti và INS Kirch tham gia tập trận. Trang web của Hạm đội 7 đưa tin hải quân Mỹ đưa tàu sân bay USS John C. Stennis, tàu tuần dương USS Mobile Bay, các tàu khu trục USS Stockdale, USS Chung Hoon, USS William P. Lawrence, một máy bay tuần tra biển P-8A Poseidon và một tàu ngầm tấn công nhanh tham gia tập trận. Nhật điều động tàu chở máy bay trực thăng Hyuga, các máy bay tuần tra biển tầm xa và các tàu chiến. _________________________________ Chúng ta cần một nền quốc phòng độc lập đáng tin cậy. Mọi quốc gia quên duy trì một nền quốc phòng độc lập đáng tin cậy đều đã bị xóa tên khỏi bản đồ. Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines ANTONIO CARPIO
PH.QUỲNH
Theo_PLO
NATO muốn kết nạp thêm thành viên để đối phó với Nga
Ngày 8-6, ông Jens Stoltenberg Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, tổ chức này ủng hộ Gruzia gia nhập vào NATO.
Hội nghị Thượng đỉnh của NATO liên quan đến vấn đề Ukraine ngày 4-9-2014
Ông Jens Stoltenberg cho biết, Gruzia là đối tác hợp tác quan trọng của NATO. Ông rất hoan nghênh nước này tích cực tham gia vào hành động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và đánh giá cao sự cống hiến to lớn của Gruzia trong nhiệm vụ hỗ trợ NATO tại Afghanistan.
Theo số liệu thống kê, Gruzia đã cử 861 quân nhân tham gia vào hành động chung của NATO tại Afghanistan, chỉ đứng sau hai nước thành viên của tổ chức này là Mỹ và Đức.
Năm 2014, trong Hội nghị thượng đỉnh Wales, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã phát đi tín hiệu ủng hộ Gruzia tham gia vào chương trình hợp tác quân sự của mình. Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương cũng đã đề xuất biện pháp tiếp tục hỗ trợ cho Gruzia gia nhập vào NATO.
Gruzia là một quốc gia Âu Á tại vùng Kavkaz phía bờ đông biển Đen, có biên giới phía bắc giáp với Nga, phía nam giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông giáp Azerbaijan.
Đây là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á, có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược mở rộng không gian của NATO. Chính vì thế tổ chức này rất mong muốn kết nạp quốc gia này vào tổ chức của mình, nhất là trong tình hình NATO đang có căng thẳng với Nga do vấn đề Ukraine.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc lớn tiếng nói Philippines phớt lờ đàm phán về Biển Đông Trung Quốc ngày 8/6 nói rằng Philippines đã phớt lờ các đề xuất về cơ chế thảo luận thường xuyên liên quan đến vấn đề hàng hải và nhấn mạnh rằng luôn để ngỏ cho đàm phán song phương về Biển Đông. Theo Reuters, trong một tuyên bố đăng tải bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói...