Trung Quốc đối mặt muôn vàn thách thức trong kế hoạch 5 năm tới
Trung Quốc đang phải đối mặt với vô vàn những thách thức và sự bất ổn kể từ lần gần nhất nước này đề ra kế hoạch 5 năm vào năm 2015.
Trung Quốc đang gặp khó trong việc đề ra phương phướng phát triển trong 5 năm tới.
Khi các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Trung Quốc vạch ra kế hoạch 5 năm vào năm 2015, họ nói rằng môi trường quốc tế lúc đó “chưa bao giờ phức tạp hơn”. Nhưng có lẽ họ đã nói điều này quá sớm, theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP).
Ở thời điểm đó, Trung Quốc coi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama là thách thức lớn.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, Trung Quốc lại đối mặt với thách thức còn lớn hơn nhiều. Đó là một loạt chính sách đối đầu của Mỹ, tham vọng công nghệ của mình bị các lệnh trừng phạt của Mỹ chặn lại, tăng trưởng kinh tế bị chững lại vì đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc lại phải đề ra kế hoạch năm 5 mới (giai đoạn 2021-2025) tại kỳ họp dự kiến diễn ra từ ngày 26-29.10 tới, chỉ một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
“Trung Quốc đang đối mặt với những khó khăn lớn hơn nhiều so với lần gần nhất nước này soạn thảo kế hoạch 5 năm”, Shi Yinhong, chuyên gia về các vấn đề quốc tế tại đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và là cố vấn trong Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nhận định.
Video đang HOT
Với “làn gió ngược” ở khắp các mặt trận kinh tế, ngoại giao, công nghiệp, nhiệm vụ đề ra kế hoạch 5 năm tới đây sẽ là thách thức rất lớn, ông Shi nói.
Quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống mức thấp nhất trong hàng thập kỷ.
“Chúng ta có thể nói đây là giai đoạn bất ổn của môi trường quốc tế Trung Quốc từ năm 1976″, ông Shi nói, nhắc đến thời điểm Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy chủ trương kinh tế thị trường.
“Một mặt Trung Quốc cần phải đề ra kế hoạch hoạch dài hạn như đặt mục tiêu tăng trưởng, nhưng cũng phải tính đến rủi ro nếu đặt mục tiêu một cách quá chi tiết”, ông Shi nói thêm.
Deng Yuwen, cựu Phó Tổng biên tập báo Stuty Times, ấn phẩm thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc, bày tỏ sự lạc quan. Dù đang đối mặt áp lực ngày càng lớn ở cả hai mặt trận ngoại giao và kinh tế, các lãnh đạo Trung Quốc thời gian qua có gợi ý đến một số chiến lược cho những năm tới, ông Deng cho biết.
Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đề cập đến chiến lược “lưu thông kép”. tập trung hơn vào thị trường trong nước. “Chính sách này giúp Trung Quốc xây dựng nền kinh tế nội địa có sức chống chịu trước các rủi ro từ bên ngoài, trong khi tiếp tục gia tăng vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Deng nói.
Zhao Xijun, phó hiệu trưởng trường tài chính tại đại học Thanh Hoa, cho rằng kế hoạch 5 năm tới sẽ dùng chính sách “lưu thông kép” để đối phó các yếu tố bất ổn trên thị trường toàn cầu cũng như thách thức đến từ Mỹ
“Mọi nguồn lực sẽ được đổ cho chiến lược này, vốn xem kinh tế nội địa là ưu tiên. Nguồn lực này chủ yếu sẽ được đầu tư để cho ra được các sản phẩm mà Trung Quốc chưa tự làm ra được, đặc biệt trong các lĩnh vực vẫn phải phụ thuộc và bị Mỹ trừng phạt nặng”.
Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, ông Tập vẫn để ngỏ cánh cửa cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Nhưng thay vì tập trung vào các dự án đầu tư từ Mỹ, Trung Quốc đang mở rộng hợp tác đa phương với Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trung Quốc có khả năng sẽ ký thỏa thuận thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với 10 thành viên ASEAN cộng với Nhật, Hàn Quốc, Úc và New Zealand vào cuối năm nay.
Vì Mỹ, Trung Quốc tính hạ mục tiêu tăng trưởng
Lãnh đạo Trung Quốc có thể thông qua mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm tiếp theo thấp hơn giai đoạn 2016 - 2020 do rạn nứt với Mỹ.
Các nguồn thạo tin hôm 28/9 cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình và những lãnh đạo khác dự kiến thảo luận và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội Trung Quốc cho giai đoạn 2021 - 2025 tại Hội nghị Trung ương có thể diễn ra nửa cuối tháng 10.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng 5 năm là điều rất quan trọng để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt qua "bẫy thu nhập trung bình", nguồn thạo tin tiết lộ.
"Bẫy thu nhập trung bình" là một trạng thái trong phát triển kinh tế khi một quốc gia đạt ngưỡng thu nhập bình quân nhất định và dừng chân mở mức thu nhập đó, không thể vượt qua để trở nên giàu có hơn.
Nguồn thạo tin nói thêm các chính quyền địa phương Trung Quốc cũng tập trung vào những mục tiêu phát triển trong thời điểm rạn nứt Bắc Kinh - Washington ngày càng sâu sắc về một loạt vấn đề.
Các tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 11/8. Ảnh: Reuters.
Các cơ quan tư vấn chính phủ và các nhà kinh tế đã đề ra khuyến nghị cho các mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm "khoảng 5%". Trong khi đó, Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6,5% cho kế hoạch 5 năm lần thứ 13 kết thúc vào năm nay.
Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc hiện chưa bình luận về thông tin.
Một số cố vấn chính phủ đã lập luận rằng Trung Quốc nên bỏ các mục tiêu tăng trưởng kinh tế để khuyến khích đầu tư hiệu quả hơn. Nước này hồi tháng 5 đã bỏ mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm lần đầu tiên trong vòng 18 năm do ảnh hưởng từ Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Bắc Kinh vẫn duy trì "mục tiêu ngầm" khoảng 3%.
Kế hoạch 5 năm của Trung Quốc dự kiến công bố tại cuộc họp quốc hội vào đầu năm 2021. Mục tiêu tăng trưởng cho năm 2021, cũng dự kiến công bố tại phiên họp quốc hội, có thể sẽ được các lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đưa ra tại một hội nghị kinh tế hàng năm vào tháng 12.
Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng tăng để duy trì đà phát triển trong bối cảnh Mỹ liên tục gây sức ép về thương mại, công nghệ và các lĩnh vực khác, đe dọa tới sự chia cắt của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Donald Trump nhiều lần nêu ý tưởng tách kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc, cho rằng Washington sẽ không mất hàng tỷ USD nếu không làm ăn với Bắc Kinh. Tuy nhiên, một số quan chức và nhiều nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ - Trung gắn bó chặt chẽ tới mức không thể tách biệt, song Washington có thể sẽ tiếp tục gây áp lực buộc Bắc Kinh phải cân bằng "sân chơi".
Ông Tập kêu gọi khắc phục điểm yếu 'bóp nghẹt' Trung Quốc Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi cộng đồng khoa học khắc phục những điểm yếu đang "bóp nghẹt" Trung Quốc, nhất là sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. "Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, chúng ta phải tìm ra cách của riêng mình để nâng cấp, đổi mới...