Trung Quốc đối mặt khủng hoảng an ninh lương thực vì châu chấu sa mạc
Hàng triệu con châu chấu sa mạc từ châu Phi có thể tiến đến phía nam Trung Quốc, đặt nước này trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực vào mùa hè này.
Cuộc xâm lược của châu chấu sa mạc – vốn đang đẩy hàng triệu người châu Phi vào một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực – có thể gây ra mối đe dọa tương tự cho các khu vực phía nam của Trung Quốc vào mùa hè này.
Các tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, cũng như khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có thể là điểm đến của châu chấu, theo ông Zhang Zehua, nhà nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, nói với Xinhua.
Những đứa trẻ cố gắng xua đuổi đàn châu chấu sa mạc dày đặc ở huyện Okara, tỉnh Punjab, miền Đông Pakistan hôm 15/2. Một số quốc gia ở Đông Phi, Tây Á và Nam Á đang trong tình trạng bị châu chấu sa mạc tấn công. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Ông Zhang cảnh báo châu chấu sa mạc có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc nếu chúng không được kiểm soát tốt và di chuyển vào nội địa Trung Quốc để sinh sản.
Ông cho biết biên vùng giới giữa khu tự trị Tây Tạng với các nước Pakistan, Ấn Độ và Nepal là khu vực đang bị châu chấu tấn công.
Tuy nhiên, do cao nguyên Tây Tạng có thể thành lá chắn cản trở đàn châu chấu nên cơ hội chúng đổ xô vào khu vực nội địa Trung Quốc ít có khả năng xảy ra, ông Zhang nói thêm.
“Rất khó có khả năng châu chấu sa mạc sẽ xâm nhập trực tiếp vào khu vực nội địa của Trung Quốc. Nhưng nếu bệnh dịch châu chấu sa mạc vẫn phát triển ở nước ngoài, xác suất châu chấu tấn công Trung Quốc vào tháng 6 hoặc tháng 7 sẽ tăng cao”, ông Zhang nói.
Ông cũng tin rằng châu chấu sa mạc sẽ không ngay lập tức đe dọa đến nền sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc nhờ hệ thống phòng ngừa quốc gia.
Vào tháng 1, châu chấu đã đến Djibouti và Eritrea, và hiện chúng đang lan sang Tanzania và Uganda, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.
Châu chấu gây ra đợt mất mùa tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, hủy diệt đồng cỏ và mùa màng chỉ vài giờ sau khi có mặt, theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc.
Theo Liên Hợp Quốc, châu chấu sa mạc là một trong những “loài di cư nguy hiểm nhất thế giới”. Một con châu chấu đơn lẻ có thể bay được 150 km, và một đàn nhỏ có thể lấy đi lượng thức ăn đủ cho 35.000 người trong một ngày.
Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo rằng đàn châu chấu sa mạc đang sinh sản nhanh chóng trong khu vực, khiến chúng có thể tăng gấp 500 lần số lượng hiện tại vào tháng 6 nếu không được kiểm soát.
Nhà nghiên cứu kêu gọi sự hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc gia khác, đặc biệt là Pakistan, Ấn Độ và Nepal để ngăn chặn “thảm họa châu chấu sa mạc” và chia sẻ thông tin mới nhất về sự di cư của bầy đàn.
Hàng triệu con châu chấu tấn công Kenya
Vụ việc xảy ra khoảng 6h00 ngày 27/1 ở Garissa, Kenya. Hàng triệu con châu chấu bay trên một khu vực rộng lớn tàn phá vụ mùa, đâm trúng người dân khi chúng bay qua.
Theo news.zing.vn
Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào?
Đại dịch châu chấu là nỗi kinh hoàng đối với mùa màng và người dân ở khắp nơi trên thế giới
Những đại dịch châu chấu gần đây
Trong lịch sử, có những năm được gọi là "năm châu chấu" - khi các động vật cánh cứng này hoành hành và gây ra những hậu quả lớn. Ở Mỹ, vào năm 1874-1875, bầy động vật biết bay này từng lan rộng từ phía đông dãy núi Rocky đến Iowa và sông Mississippi, và từ Texas qua Great Plains vào các tỉnh thảo nguyên Canada. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở Nebraska, Kansas và Dakotas (gần 200.000 dặm vuông). Các nhà nghiên cứu tin rằng, bầy đó chứa hơn 120 tỷ con và lớn nhất trong lịch sử được ghi lại. Dịch châu chấu phát triển không liên tục, trong thế kỷ trước, chỉ xảy ra vào năm 1926-34, 1940-48, 1949-63, 1967-69 và 1986-89.
Thế kỷ 21 bắt đầu chưa lâu nhưng cũng ghi nhận một số dịch châu chấu. Tháng 6/2001, Cộng hoà Dagestan (Nga) đã phải điêu đứng trước thảm họa châu chấu khi từng đàn đông tới hàng trăm triệu con tràn qua và tàn phá một vùng nông nghiệp rộng lớn. Chỉ trong vòng 1 tuần, lũ côn trùng này đã phá huỷ hơn 28.300ha đồng cỏ, củ cải đường và ngũ cốc. Hơn 80.000ha đất trồng đã bị châu chấu hoành hành và diện tích nhiễm sâu hại tăng cao. Gần 2 triệu USD đã được chi ra để đối phó với đại dịch này. Cùng thời điểm đó, các khu vực lân cận như Georgia, Azerbaijan và Kazakhstan và Trung Quốc cũng chịu chung thảm họa châu chấu kinh hoàng này.
Châu chấu bâu kín mặt đất ở Kenya, cuối năm 2019; Nguồn: al-ain.com
Năm 2004, dịch châu chấu sa mạc đã tràn vào Tây Phi dẫn đến tình trạng khủng hoảng lương thực tại đây. Những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là Senegal và Mali. Một quan chức Mali cho biết, đã có 42 đàn châu chấu đổ bộ vào đất nước này. Một đàn châu chấu có đến 80 triệu con trong một dặm vuông và di chuyển 80 dặm một ngày có thể tiêu diệt hoàn toàn một mùa vụ chỉ trong vài phút. Mali đã phải phun thuốc diệt côn trùng cho diện tích khoảng 800.000ha hoa màu vụ mùa.
Tháng 4/2010, vô số đàn châu chấu đã tung hoành trên một khu vực ở phía đông Australia, phá hoại hoa màu, nông trại khiến nước này phải lập hẳn một Ủy ban Thảm họa châu chấu. Lũ châu chấu không chỉ kiếm ăn trên đồng cỏ mà còn phá hủy cả những cánh đồng ngũ cốc. Đại dịch châu chấu này đã phá hủy diện tích lên tới gần 500.000 km2, với mật độ khoảng 10 con/m2. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật. Theo FAO, nạn châu chấu lớn giữa năm 2003 và 2005 trên 20 quốc gia ở miền bắc châu Phi đã gây ra thiệt hại hơn 2,5 tỷ USD.
Từ cuối năm 2012 vùng Tây Phi báo động vì sự xuất hiện của hàng đàn châu chấu sa mạc. Bắt đầu sinh sôi nảy nở từ Tchad, Mali, Niger, những đàn châu chấu bay tới những các Bắc Phi. Tháng 3/2013, hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa diện tích lãnh thổ Madagascar ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. Đàn châu chấu này sau đó lan sang nhiều nước khác trong khu vực như Ai Cập, Israel. Madagascar là một nước rất nghèo, 90% trong dân số 22 triệu sống ở mức dưới 2 USD một ngày, tính đến năm 2013.
Tháng 8/2014, người dân Madagascar lại đối mặt với nỗi hoảng sợ khi hàng tỷ con châu chấu giống như đám mây lớn làm bầu trời tối sầm lại. Người ta ước tính rằng đàn châu chấu lớn nhất có thể trải dài hàng km và bao gồm hàng tỷ con, bay tập trung với nhau, phủ kín toàn bộ các con đường, khu dân cư, quảng trường...., tàn phá khoảng 2/3 diện tích Madagascar - tương đương diện tích lãnh thổ Đức hoặc Nhật Bản. Bầy châu chấu khổng lồ đã càn quét hòn đảo ngoài khơi bờ biển Đông Nam của châu Phi này, tàn phá cây trồng và các nguồn cung cấp thực phẩm khác chỉ trong vòng vài giờ.
Năm 2019, đàn châu chấu khổng lồ ước tính gồm hàng trăm nghìn con châu chấu đã ồ ạt đổ về thành phố Las Vegas, bang Nevada của Mỹ khiến cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây bị đảo lộn. Theo thông tin từ truyền thông địa phương và giới chuyên gia, thời tiết ẩm ướt có thể được cho một nguyên nhân dẫn tới cuộc "xâm chiếm" ồ ạt này. Trước đó, vụ châu chấu di cư gần đây nhất tại Las Vegas diễn ra vào khoảng những năm 2012-2013.
Nỗi kinh hoàng người dân châu Phi đang đối diện
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), dịch châu chấu tại Đông Phi hiện ở tình trạng tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con di chuyển giữa các quốc gia Đông Phi với tốc độ lên đến 130 km/ngày, tàn phá hoa màu tại mỗi nơi chúng dừng chân cũng như đe dọa nghiêm trọng tới an ninh hàng không. Chính phủ Somalia đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do châu chấu tàn phá cây lương thực tại một trong những nước kém phát triển và dễ bị tổn thương nhất thế giới này.
Đàn châu chấu được cho là rất tạp ăn và di chuyển nhanh; Nguồn: fr.sputniknews.com
Đón năm mới, Kenya đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua khi hàng tỉ con xuất phát từ vùng Đông Bắc Phi tấn công, tràn vào nước này từ Somalia và Ethiopia. AFP dẫn ước tính của FAO cho thấy, một bầy châu chấu có thể gần 200 tỷ con ở Kenya, bao phủ diện tích khoảng 2.400 km2. Ít nhất 700ha hoa màu đã bị phá hủy, đe dọa nặng nề an ninh lương thực tại Ethiopia, Somalia và Kenya - 3 nước vốn luôn trong tình trạng mất mùa bởi thiên tai, và đang di chuyển qua sườn núi Kilimanjaro, tiến vào biên giới Tanzania.
Một con châu chấu chỉ dài 4,5-6cm và nặng 2gr nhưng có thể ăn lượng thức ăn bằng trọng lượng của nó mỗi ngày. Bầy châu chấu thay đổi từ dưới một đến vài trăm km2, trong mỗi km2 có thể có từ 40-80 triệu con, di chuyển từ 3 đến 130-150km mỗi ngày.
Theo National Geographic, tại mỗi điểm đáp xuống, một đàn châu chấu cỡ trung bình có thể tàn phá 192 triệu kg - tương đương lượng hoa màu toàn bộ dân số Kenya tiêu thụ; bầy châu chấu có kích thước bằng Paris có thể ngốn lượng thực phẩm bằng một nửa dân số Pháp. Với số lượng châu chấu hiện có ở Kenya, một ngày có thể ăn cùng một lượng thức ăn mà người dân ba bang của nước Mỹ như New Jersey, Pennsylvania và New York cộng lại, tức đủ để nuôi 2.500 người trong vòng 1 năm.
Nạn châu chấu đang hoành hành tại nhiều nước châu Phi; Nguồn: al-ain.com
Châu chấu bao phủ mặt đất và ăn mọi thứ chúng có thể tìm thấy, trước hết là thảm thực vật, cây cỏ, hoa lá... Những con châu chấu còn được cho là ăn cả những chiếc mền vải trải ra để che phủ vườn rau, vỏ xe ngựa và thậm chí cả quần áo trên lưng người dân. Chúng cũng ăn dây nịt da trên ngựa, tay cầm bằng gỗ, cột hàng rào và bất cứ thứ gì làm bằng giấy. Dữ liệu gần đây của Nhóm công tác dinh dưỡng và an ninh lương thực cho thấy hơn 19 triệu người đã bị đói (cấp tính) ở Đông Phi.
Châu chấu sa mạc có thể sống tới năm tháng, tùy thuộc vào thời tiết và điều kiện địa phương. Theo FAO, trứng có thể nở trong khoảng hai tuần, châu chấu trưởng thành trung bình 2-4 tháng. Nếu không kịp thời kiểm soát, FAO ước tính, số lượng châu chấu có thể tăng gấp 500 lần vào tháng 6, và lan sang Uganda, Nam Sudan, gieo rắc thảm họa lương thực cho một trong những khu vực nghèo nhất thế giới này. Với sự sinh sôi nhanh chóng của châu chấu sẽ xảy ra tình trạng "xung đột" nguồn thức ăn với các loài gia súc trên đồng cỏ. Thêm nữa, sự bùng phát mạnh mẽ sẽ kéo theo việc gián đoạn các hoạt động trồng trọt trong nhiều tuần tới. Theo FAO, tình hình ở vùng Sừng châu Phi đang cực kỳ đáng báo động./.
CTV Lê Ngọc/VOV.VN (tổng hợp)
Theo vov.vn
Chàng trai tập thể hình bỏ thịt ăn côn trùng MỸ - Sam Broadben 18 tuổi ở Lewiston, Maine, không ăn thịt bò hay gà nữa mà chuyển sang ăn côn trùng như dế, châu chấu, kiến, bọ cạp... Broadbent bắt đầu chuyển qua chế độ ăn côn trùng để bổ sung nguồn protein cho cơ thể khi tập gym vào tháng 10/2018. Trước kia, anh ăn thịt hai lần một ngày như...