Trung Quốc dọa đáp trả cuộc điều tra thương mại của Mỹ
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 15/8 tuyên bố nước này sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để đáp trả các động thái cản trở thương mại song phương của Mỹ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức khởi động cuộc điều tra nhằm vào các hoạt động sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
“Nếu phía Mỹ lờ đi các sự thật, và không tôn trọng các nguyên tắc thương mại đa phương trong khi hành động, khiến lợi ích thương mại của cả hai nước đều bị tổn hại, Trung Quốc chắc chắn sẽ không chỉ khoanh tay đứng nhìn. Thay vào đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ thực thi tất cả các biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong thông báo phát đi hôm nay 15/8.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/8 ký biên bản ghi nhớ, trong đó chỉ thị cho Đại diện Thương mại Robert Lighthizer điều tra các hoạt động của Trung Quốc để rà soát xem có bất kỳ hoạt động nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không.
Video đang HOT
Đây là động thái đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào quan hệ thương mại với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ song phương giữa hai nước đang gặp nhiều căng thẳng xung quanh vấn đề Triều Tiên.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng Mỹ nên “trân trọng” sự hợp tác và quan hệ thương mại giữa hai nước, đồng thời cảnh báo bất kỳ hành động nào của Mỹ nhằm làm tổn hại mối quan hệ này cũng sẽ gây bất lợi cho cả hai bên. Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng cảnh báo động thái của Mỹ có thể sẽ “đầu độc” quan hệ song phương.
Theo biên bản ghi nhớ do Tổng thống Trump ký, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer sẽ có một năm để xem xét liệu có nên mở cuộc điều tra chính thức về các chính sách của Trung Quốc liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ hay không. Các quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Trump ước tính các hoạt động ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc có quy mô lên tới 600 tỷ USD.
Việc Mỹ tiến hành hoạt động thương mại Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump gần đây liên tục hối thúc Bắc Kinh hành động mạnh tay hơn nữa trong việc ngăn chặn chương trình vũ khí của Triều Tiên. Một số ý kiến cho rằng đây có thể là cách để Tổng thống Trump gây sức ép với Trung Quốc.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Trung Quốc ngừng nhập khẩu khoáng sản, hải sản từ Triều Tiên
Trung Quốc ngày 14/8 tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu than, quặng sắt và hải sản từ Triều Tiên nhằm thực hiện nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng.
Một công nhân khảo sát than nhập từ Triều Tiên sang Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
SCMP đưa tin, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 14/8 thông báo sẽ ngừng nhập than, quặng sắt và hải sản từ Triều Tiên bắt đầu từ ngày 15/8.
Động thái này nhằm tuân thủ lệnh trừng phạt với Triều Tiên mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hôm 6/8. Nghị quyết trừng phạt có thời hạn mở, theo đó, lệnh trừng phạt Triều Tiên còn hiệu lực khi Triều Tiên còn tiếp tục thử tên lửa.
Lệnh trừng phạt nhằm phản đối hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa liên tiếp của Triều Tiên trong tháng 7 với tầm bắn được cho là có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ. Đây được coi là lệnh trừng phạt cứng rắn nhất từ trước tới nay để phản đối một vụ thử tên lửa đạn đạo. Lệnh trừng phạt được cho là có thể khiến Triều Tiên thiệt hại 1 tỷ USD.
Trong một diễn đàn hồi tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá nặng nề nhất bởi các lệnh trừng phạt với Triều Tiên do mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Triều Tiên.
Trung Quốc bắt đầu thực thi các lệnh trừng phạt với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên leo thang khi hai bên liên tiếp đe dọa sẽ sử dụng biện pháp quân sự. Triều Tiên tuyên bố nước này sẽ cân nhắc lên kế hoạch tấn công căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ tại Thái Bình Dương tại đảo Guam, thì Mỹ cũng cho biết Bình Nhưỡng sẽ phải hối hận nếu thực thi kế hoạch đó.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Người Trung Quốc đang gấp rút rời Ấn Độ về nước? Nhân viên Trung Quốc làm việc tại các công ty ở Ấn Độ được cho là đang trở về nước, trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn leo thang. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh minh họa. Theo Sina, thông tin lan truyền trên các trang mạng xã hội Trung Quốc ngày...