Trung Quốc đổ tàu, vũ khí cho lực lượng dân quân trên Biển Đông
Trung Quốc đang tăng cường trang bị thêm nhiều tàu cá có vũ khí cho lực lượng dân quân trên biển hoạt động tại Biển Đông, hỗ trợ cho các mục tiêu phi pháp đang bị cộng đồng quốc tế lên án.
Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Nhà nghiên cứu Zhang Hongzhou tại Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore) cho biết, chính quyền Trung Quốc thường xuyên sử dụng lực lượng dân quân trên biển để triển khai nhiều hoạt động ở các vùng biển tranh chấp, từ cứu hộ tàu đắm cho tới đổ bộ lên các đảo tranh chấp. Ông Zhang cũng dẫn nguồn từ một bài viết trên báo Diplomat cho biết Trung Quốc đang cân nhắc việc thành lập “hạm đội” đánh cá đầu tiên của nhà nước, trực thuộc lực lượng dân quân trên biển.
Trang web Want China Times dẫn lời ông Zhang cũng nhận xét rằng một “hạm đội” như thế sẽ giúp Trung Quốc tăng đáng kể khả năng đánh bắt hải sản.
Mới đây, chính quyền tỉnh Hải Nam đã đặt mua 84 tàu đánh cá lớn cho Tam Sa (địa danh Trung Quốc nói về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị nước này chiếm đóng). Theo Want China Times, 10 chiếc đầu tiên sẽ được giao ngay trước thời điểm cuối năm nay.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đạo lực lượng dân quân trên biển hỗ trợ các hoạt động xây dựng trên đảo nhân tạo. Trong ảnh là đường băng phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập của Việt Nam – Ảnh: Reuters
Ý định tăng cường vai trò của lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc được công khai đề cập từ đầu năm 2013, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm một thị trấn sống bằng nghề đánh bắt hải sản ở tỉnh Hải Nam. Ông Tập chỉ đạo rằng, nhiệm vụ của lực lượng dân quân biển không chỉ là dẫn đầu các hoạt động đánh bắt hải sản trong khu vực mà còn thu thập các thông tin biển và hỗ trợ các hoạt động xây dựng trên các đảo và bãi đá ngầm.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Trung Quốc đóng đội tàu cá cho lực lượng dân quân biển trá hình
Trung Quốc đang đóng một hạm đội tàu cá riêng trên Biển Đông cho lực lượng dân quân biển của nước này - hành động có thể làm gia tăng các tranh chấp khu vực - chuyên gia của Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore cho biết tại hội thảo về sức mạnh biển của Trung Quốc ở Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) tuần qua cho biết.
Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc là một trong những cơ quan "đóng thế vai trò" trong cuộc thực thi sức mạnh biển của nước này. Lực lượng này thường sử dụng tàu cá dân sự cho hàng loạt nhiệm vụ, từ giải cứu tàu mắc cạn tới tiến hành các cuộc đổ bộ gây nhiều tranh cãi lên các đảo.
Lâu nay có nhiều tiếng nói ở Trung Quốc kêu gọi đưa lực lượng này tham gia các hoạt động, nhưng đây là lần đầu tiên dân quân biển Trung Quốc có đội tàu cá riêng.
"Có vẻ Trung Quốc đang xây dựng một đội tàu cá thuộc sở hữu nhà nước cho lực lượng dân quân biển trên Biển Đông" - ông Zhang Hongzhou từ trường Rajaratnam cho biết.
Vai trò của lực lượng dân quân biển trong các hoạt động đánh cá không hoàn toàn mới. Từ năm 2013, trong một chuyến thăm đến thị trấn đánh cá Tanmen ở tỉnh Hải Nam, Chủ tịch Tập Cận bình đã phát biểu với các dân quân biển rằng họ cần "không chỉ dẫn đầu các hoạt động đánh cá, mà còn cả việc thu thập thông tin đại dương và hỗ trợ xây dựng các đảo và rạn san hô" vì lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phát biểu của ông Tập đã tạo đà phát triển lực lượng dân quân biển, nhiều thành phố duyên hải đã lập các đơn vị và nhiều tiếng nói kêu gọi ủng hộ nhiều hơn, bổ sung các nguồn lực huấn luyện ngư dân và đóng tàu mới.
Nhưng hành động xây dựng lực lượng tàu cá do nhà nước sở hữu cho lực lượng dân quân biển trên Biển Đông là hiện tượng mới - ông Zhang cho biết. Có đội tàu riêng nghĩa là dân quân biển Trung Quốc sẽ không còn phải dựa vào việc thuê các tàu của ngư dân hoặc công ty đánh bắt cá để thực hiện các nhiệm vụ của họ.
Theo quan điểm của ông Zhang, không nghi ngờ gì về việc tàu cá cho lực lượng dân quân biển sẽ được sử dụng để củng cố vị thế của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Cùng với việc khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở đó, Trường Sa còn là ngư trường có giá trị với Trung Quốc. Một nghiên cứu của chính phủ cho biết có hơn 1,8 triệu tấn tài nguyên thủy sản trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa, với lượng đánh bắt hàng năm từ 500.000 đến 600.000 tấn.
"Các tàu này tất nhiên sẽ được triển khai ở Trường Sa" - ông Zhang nói.
Nhưng ông cảnh báo rằng việc tăng cường sử dụng lực lượng dân quân biển có thể làm gia tăng căng thẳng liên quan đến các tranh chấp trong khu vực và xói mòn lợi ích của Trung Quốc.
Viết cho tờ The Diplomat tháng Năm vừa qua, ông Zhang cho rằng lực lượng dân quân biển có thể sử dụng lòng yêu nước như vỏ bọc nhằm thực hiện các hoạt động bất hợp pháp gồm cả đánh bắt cá, gây hư hại cho rạn san hô, rùa biển và các loại động vật quý hiếm khác, và điều đó sẽ làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc.
Lực lượng này cũng có thể tiến hành các hoạt động táo tợn gần những vùng biển tranh chấp, tiềm tàng nguy cơ gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng.
"Điều này có nguy cơ làm tổn hại tới chính sách đối ngoại của Trung Quốc và xói mòn quan hệ với các nước láng giềng" - Zhang viết.
Chưa rõ Trung Quốc sẽ xử lý các nguy cơ này thế nào bởi các chi tiết cụ thể của đội tàu này vẫn chưa được biết. Tuy nhiên tỉnh Hải Nam đã ra lệnh đóng 84 tàu cá dân quân lớn cho cái gọi là thành phố Tam Sa. 10 tàu sẽ được bàn giao trong năm 2015, trong khi đội tàu hiện nay mới có 4 tàu. Việc phát triển đầy đủ đội tàu này vì thể có thể mất thời gian, có khi đến vài năm - Zhang cho biết.
Theo V.N/ Diplomat/Lao Động
Quân đội Iraq giành lại 7 thị trấn chiến lược từ tay IS Ngày 7/6, quân đội Iraq và lực lượng dân quân đã giành lại quyền kiểm soát 7 thị trấn chiến lược trong và xung quanh khu vực al-Karama thuộc tỉnh miền Tây al-Anbar từ nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS). Lực lượng ủng hộ chính phủ Iraq giành kiểm soát làng Sayed Ghareeb, gần Dujail, cách thủ đô Baghdad 70km. Ảnh:...