Trung Quốc định xây cụm nhà máy ở Jing-Jin-Ji tập trung vào xe điện, robot
Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng cụm nhà máy tiên tiến đẳng cấp thế giới ở khu vực Bắc Kinh- Thiên Tân-Hà Bắc.
Người dân đứng gần hàng rào bên con sông ngăn cách Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc vào năm 2022. ẢNH REUTERS
Reuters ngày 23.5 đưa tin Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng các cụm nhà máy tiên tiến đẳng cấp thế giới ở khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc (Jing-Jin-Ji hay JJJ). Cụm nhà máy này sẽ tập trung vào các sản phẩm như xe điện và robot.
“Đối mặt với những tình huống mới, nhiệm vụ mới và yêu cầu mới, với tư cách là một trung tâm công nghiệp quan trọng ở Trung Quốc, nhiệm vụ thúc đẩy phát triển công nghiệp phối hợp ở Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc thậm chí còn cấp bách hơn”, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc ngày 23.5 cho biết trong tuyên bố.
Theo đó, sự phát triển của cụm nhà máy ở Jing-Jin-Ji sẽ tập trung vào các lĩnh vực như vi mạch tích hợp, an ninh mạng, thiết bị điện và ngành công nghiệp dược phẩm sinh học.
Video đang HOT
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cũng sẽ phát triển các ngành phương tiện sử dụng năng lượng mới, phương tiện kết nối thông minh, y sinh học, năng lượng hydro, robot, cũng như nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, khoa học đời sống và công nghệ hàng không vũ trụ.
Trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ gia tăng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại và đạt được những đột phá về công nghệ để chiến thắng “sáng kiến chiến lược”.
Một thập niên qua, Trung Quốc đã tìm cách hội nhập nền kinh tế của các thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc gần đó. Điều này cũng có thể làm giảm khoảng cách thu nhập trong khu vực và hạn chế ô nhiễm.
Năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch xây dựng Tân khu Hùng An như một phần của chiến dịch hội nhập nền kinh tế của khu vực Jing-Jin-Ji, đồng thời giảm bớt áp lực giao thông và ô nhiễm ở thủ đô Trung Quốc.
Đầu tháng này, ông Tập trong chuyến thăm cấp cao tới Hùng An – cách Bắc Kinh khoảng 100 km về phía tây nam – đã cam kết chuyển thêm nhiều công ty nhà nước và các tổ chức khác từ thủ đô đến đây.
Bắc Kinh đã chuyển một số trường đại học, cơ quan chính phủ và công ty công nghiệp đến Hùng An. Nơi này đã được giao nhiệm vụ đảm nhận một số chức năng “phi thủ đô” của Bắc Kinh.
Trung Quốc dùng robot nhân bản lợn thành công
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết họ đã phát triển quy trình nhân bản lợn hoàn toàn bằng robot, thành tựu có thể giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào lợn giống nhập khẩu.
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển thành công quy trình nhân bản lợn sử dụng robot. Ảnh SHUTTERSTOCK
South China Morning Post ngày 2.6 đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát triển thành công quy trình nhân bản lợn hoàn toàn bằng robot. Vào tháng 3, một con lợn mẹ mang thai hộ đã sinh ra 7 lợn con tại Trường Trí tuệ Nhân tạo thuộc Đại học Nam Khai ở Thiên Tân, Trung Quốc.
"Mỗi bước của quá trình nhân bản đều được tự động hóa và không có sự tham gia của con người", ông Liu Yaowei, thành viên của nhóm phát triển hệ thống, cho biết.
Ông Liu cho biết thêm việc sử dụng robot cũng đã làm tăng tỷ lệ thành công của quá trình nhân bản vì robot ít làm hỏng tế bào hơn trong khi thực hiện quá trình này.
Ông Pan Dengke, cựu nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và là người đã tạo ra con lợn nhân bản đầu tiên của nước này vào năm 2005, nhận định nếu hoạt động hiệu quả, hệ thống tự động này có thể được phát triển thành một bộ nhân bản mà bất kỳ công ty hoặc tổ chức nghiên cứu nào cũng có thể mua để giải phóng các nhà khoa học khỏi việc nhân bản thủ công tốn nhiều công sức và thời gian.
Vào năm 2017, nhóm nghiên cứu của Đại học Nam Khai đã tạo ra những chú lợn con đầu tiên trên thế giới được nhân bản bằng robot. Dù vậy, ông Liu cho biết một số phần của quy trình - bao gồm cả việc loại bỏ nhân tế bào trứng - vẫn phải do con người thực hiện.
Kể từ đó, nhóm nghiên cứu đã cải thiện các thuật toán điều khiển và giờ đây, họ có thể thực hiện toàn bộ quy trình một cách tự động.
Ông Liu cho biết các chi tiết kỹ thuật sẽ sớm được báo cáo trong một bài đăng được bình duyệt trên tạp chí Engineering.
Trong 5 năm qua, nhóm các nhà khoa học cũng có thể tăng tỷ lệ phát triển phôi nhân bản thành công từ 21% lên 27,5%, ông Liu cho biết. Tỷ lệ này đối với các thao tác thủ công là 10%.
"Hệ thống AI của chúng tôi có thể tính toán sức căng trong tế bào và chỉ đạo robot sử dụng lực tối thiểu để hoàn thành quá trình nhân bản, giúp giảm tổn thương tế gặp phải trong quá trình nhân bản thủ công", nhà khoa học Liu nói.
Ông Liu cũng hy vọng rằng những tiến bộ này có thể giúp thịt lợn chất lượng cao được phổ biến rộng rãi hơn ở Trung Quốc, nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Thành tựu này thậm chí có thể giúp Trung Quốc tự cung tự cấp trước lo ngại về việc có thể bị ảnh hưởng bởi các hạn chế nhập khẩu từ Mỹ và các nước phương Tây khác.
Trung Quốc ban bố cảnh báo màu vàng về bão cát tại nhiều khu vực Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) ngày 22/3 đã ban bố cảnh báo màu vàng về bão cát tại một số khu vực từ 8h ngày 22/3 đến 8h ngày 23/3. Đám mây bụi bao trùm thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22/3/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN Theo thông báo, cát và bụi dày đặc dự kiến sẽ quét qua một...